Chàm Hóa

Triệu chứng và nguyên nhân

Chàm hóa là bệnh lý da liễu phổ biến, xuất hiện do vi nấm và gây nên triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sinh hoạt của người mắc. Bài viết dưới đây Vietmec sẽ nêu rõ những triệu chứng, nguyên nhân và cách trị bệnh chàm hóa hiệu quả.

Định nghĩa

Bệnh chàm hóa là gì? Chàm hóa da là một thuật ngữ chỉ chung cho các bệnh da liễu do vi nấm gây ra. Đặc trưng điển hình của bệnh là xuất hiện những tổn thương ở trên lớp biểu bì của da. Những tổn thương này sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Các chuyên gia cho biết, chàm hóa da có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, từ nam đến nữ, người già đến trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, đang cho con bú. Vùng da bị chàm hóa nhiều nhất là khuỷu tay, đầu gối, vùng da mềm, nhạy cảm hoặc có nhiều nếp gấp. Giống như các thể chàm khác, bệnh phát triển tăng nặng hoặc giảm phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý những thay đổi trên da để nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Hình ảnh

Triệu chứng

Chàm hóa da được phân thành rất nhiều thể bệnh khác nhau và mỗi thể sẽ có những dấu hiệu riêng. Thế nhưng bệnh thường có những dấu hiệu điển hình sau:

  • Bề mặt da người bệnh sẽ xuất hiện những mảng mẩn ngứa, có màu đỏ và nốt sần dạng mụn nước, hoặc mưng mủ. Các nốt sần này thường mọc thành cụm, mảng to hoặc nhỏ.
  • Vùng da bị bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Những triệu chứng này kích thích người bệnh gãi hoặc chà xát da.
  • Người bệnh bị chàm hóa sẩn ngứa sẽ xuất hiện những lớp da xù xì và có nhiều vảy sừng dày.
  • Ở những trường hợp bệnh nặng, vùng da bị chàm hóa của người bệnh sẽ sưng đỏ và có dịch nhờn chảy ra, xung quanh lại nhẵn, có dấu hiệu lên da non, hoặc bong tróc từng mảng lớn, nhỏ khác nhau,...

Như vậy có thể thấy, triệu chứng của bệnh chàm hóa khá giống với những thể chàm khác. Chúng thường bùng phát theo từng đợt và đan xen nhau. Bệnh nếu không được điều trị dứt điểm sẽ kéo dài dai dẳng hoặc đợt sau nặng hơn đợt trước, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và ngoại hình người mắc.

Nguyên Nhân

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm hóa da. Thế nhưng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày.

Theo các chuyên gia y tế, cơ chế gây chàm hóa khác phức tạp và một số tác nhân chính hình thành bệnh có thể kể đến như:

  • Di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng da bị chàm hóa. Theo đó nếu người thân trong gia đình đã từng bị bệnh hoặc có tiền sử mắc các chứng da liễu khác thì tỷ lệ con cháu sinh ra bị chàm hóa rất cao.
  • Cơ địa nhạy cảm: Người có cơ địa nhạy cảm, thường xuyên rối loạn chức năng tiêu hóa, rối loạn nội tiết, bài tiết có nguy cơ cao mắc bệnh hơn người bình thường.
  • Chịu sự tác động của dị nguyên: Các dị nguyên có trong môi trường sống như khói, bụi mịn, hóa chất, mỹ phẩm, thực phẩm, phấn hoa, lông chó mèo,... khi tiếp xúc với da có thể sẽ hình thành nên những phản ứng dị ứng. Từ đó gây nên bệnh chàm hóa da.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch có vai trò giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh. Thế nhưng khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm sẽ khiến cho những dị nguyên có cơ hội tấn công, xâm nhập gây nên bệnh.
  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai hoặc phụ nữ mãn kinh nội tiết tố sẽ thay đổi và có nguy cơ hình thành chàm hóa.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh có thể hình thành do chăm sóc da không tốt, vệ sinh không đúng cách hoặc căng thẳng, stress kéo dài,...

Biến chứng

Một vấn đề khác rất được người bệnh quan tâm chính là viêm da chàm hóa có lây không và có nguy hiểm không? Theo đó, bệnh sẩn ngứa chàm hóa do các vi nấm gây nên. Khi những vi nấm này phát tan ra môi trường sẽ có khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác. Đồng thời, những tổn thương do chàm hóa gây ra có thể lan rộng và ảnh hưởng tiêu cực đến những vùng da xung quanh.

Ngoài việc vi nấm phát tan ra môi trường gây lây lan bệnh. trường hợp bạn dùng chung khăn hay vật dụng cá nhân với người bị chàm hóa cũng có thể mắc bệnh. Như vậy đây là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao.

Về vấn đề viêm da chàm hóa có nguy hiểm không, các chuyên gia cho biết: Bệnh không đe dọa tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ và tự tin và người mắc. Không những vậy, những nốt sần hay bong tróc gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cũng tác động tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày của người mắc. Trường hợp bệnh không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng sau:

  • Bề mặt da sẽ không được mịn màng, mà thay vào đó là thô ráp, sần sùi, kèm theo cảm giác ngứa ngáy liên tục khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.
  • Những nốt sẩn ngứa ngáy, kích thích người bệnh cào, gãi khiến cho vùng da đó bị trầy xước và chảy máu. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ hình thành nên những vết thương hở và có nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
  • Ngứa ngáy, bong da liên tục khiến người bệnh lo lắng, từ đó cơ thể suy nhược và chất lượng sức khỏe cũng vì vậy bị yếu đi.
  • Da bị chàm hóa ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của bệnh, khiến họ tự ti khi giao tiếp.

Những tác động của chàm hóa tuy không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị sớm và dứt điểm. Vì vậy bạn cần đặc biệt lưu ý đến những thay đổi trên cơ thể để nhanh chóng phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Sẩn ngứa chàm hóa nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng. Vì thế áp dụng các phương pháp điều trị để đẩy lùi căn nguyên gây bệnh và phục hồi da là hết sức cần thiết. Dưới đây là những phương pháp chữa da bị chàm hóa hiệu quả, an toàn mà bạn nên biết:

Tây y chữa triệu chứng chàm hóa hiệu quả

Dùng thuốc tân dược là phương pháp chữa bệnh được nhiều người lựa chọn bởi nó cho tác dụng nhanh và tiện lợi khi sử dụng. Tùy theo tình trạng và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ có những chỉ định về loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc trị chàm hóa thường dùng như:

  • Hồ nước: Công dụng của hồ nước chính là làm dịu da, giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy do chàm hóa gây ra. Tuy nhiên hồ nước chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi bệnh mới khởi phát. Hồ nước rất an toàn và lành tính nên có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ bị chàm hóa.
  • Thuốc tím hoặc dung dịch Jarish: Đây là những dung dịch bôi ngoài da rất được tin dùng. Theo đó thuốc tím 0,001% và vioform 1% được sử dụng như sau: Vùng da bị chàm hóa bạn rửa sạch, lau khô. Tiếp đó lấy bông y tế thâm dung dịch và thoa lên vùng da bị tổn thương. Công dụng của thuốc là giảm nhanh triệu chứng ngứa, hạn chế vết thương lan rộng.
  • Các loại thuốc mỡ khác: Tùy theo tình trạng bệnh bạn sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc mỡ khác nhau. Tuy nhiên vẫn có những loại thuốc mỡ phổ biến như: Nhóm thuốc synalar neomycin, celestoderm neomycin dùng cho người bị chàm hóa kèm nhiễm khuẩn. Nhóm thuốc mỡ có chứa corticoid dùng cho người bị chàm khô, chàm hóa nhưng không có khả năng trị nhiễm khuẩn. Loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nếu bạn sử dụng sai cách.
  • Dạng thuốc uống: Ngoài sử dụng thuốc bôi, bạn có thể sử dụng thuốc uống để cải thiện bệnh. Theo đó, loại thuốc uống thường được chỉ định là viên uống tinh chất Aloevera hoặc vitamin e,... Chúng sẽ giúp tăng sức đề kháng cơ thể, từ đó kháng lại những vi khuẩn gây hại, đồng thời tái tạo vùng da tổn thương một cách nhanh chóng. Tuy nhiên để thuốc uống phát huy công dụng tốt nhất bạn cần tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ đưa ra.

Sử dụng mẹo dân gian

Mẹo dân gian là phương pháp an toàn và lành tính, thích hợp với những trường hợp bệnh mới khởi phát, các triệu chứng còn nhẹ và chưa gây ra biến chứng. Một số cách chữa bệnh chàm hiệu quả ngay tại nhà như:

  • Lá khế: Bạn chuẩn bị một nắm to lá khế sau đó đem rửa sạch. Tiếp theo bạn cho lá khế sạch và nồi và đun sôi cùng nước. Đổ nước lá khế ra chậu to và hòa thêm nước lạnh để đạt được độ ấm thích hợp. Cuối cùng bạn dùng nước này để tắm rửa hằng ngày. Nước lá khế có công dụng kháng khuẩn và giảm kích ứng vô cùng tốt.
  • Lá lốt: Bạn chuẩn bị một nắm lá lốt to, rửa sạch và đun sôi cùng nước. Lấy khăn bông sạch thấm vào nước lá lốt sau đó lau nhẹ lên vùng da bị tổn thương.
  • Mật ong nguyên chất và nghệ: Bạn trộn đều mật ong và nghệ với tỷ lệ thích hợp sau đó bôi lên vùng da bị tổn thương. Nghệ và mật ong sẽ giúp da mềm hóa và làm lành tổn thương.

Các cách này rất lành tính nên nó cần thời gian dài để phát huy công dụng. Vì vậy bạn cần kiên trì thực hiện mỗi ngày nếu muốn bệnh thuyên giảm.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp điều trị như trên, người bị bệnh chàm hóa da cũng cần chú ý đề chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Dưới đây là một số lưu ý để bệnh mau khỏi và tránh tái phát:

  • Vùng da bị bệnh cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Người bệnh tuyệt đối không cào gãi lên vết thương.
  • Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh, không tắm nước nóng.
  • Lựa chọn thật kỹ loại sữa tắm và kem chăm sóc da hằng ngày. Tốt nhất bạn nên chọn loại không có hóa chất. Chúng là tác nhân nguy hiểm gây nên bệnh.
  • Bệnh chàm hóa có nguy cơ lây lan rất cao nên bạn không được dùng chung khăn tắm, chậu hay đồ ngủ chung với người khác.
  • Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp da cấp ẩm, tăng cường miễn dịch giúp bệnh mau khỏi hơn.
  • Người bệnh cần ăn uống điều độ và hợp lý, giàu chất dinh dưỡng. Cụ thể bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi hoặc những thực phẩm có tính mát, chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa,... Khổ qua, rau má, đậu, bí đao, rau bina,... là những thực phẩm bạn nên ăn.
  • Tuyệt đối tránh xa những thực phẩm chứa chất kích thích, có gas như rượu, bia, trà, cà phê, thuốc lá, nước ngọt…. Chúng sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy trên da tăng nặng.
  • Người bị bệnh chàm không nên ăn đồ cay, chiên xào nhiều dầu mỡ, giàu chất béo xấu và đạm,...
  • Thăm khám ngay khi thấy bệnh có dấu hiệu chuyển biến xấu.

Trên đây là những thông tin về chàm hóa - một căn bệnh da liễu phổ biến. Nếu không được điều trị đúng cách bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như ngoại hình, tâm lý của người mắc. Vì thế ngay khi thấy các biểu hiện da bị chàm hóa bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và nghe tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android