Chích Ngừa Viêm Gan B Không Có Kháng Thể Là Do Đâu?
Cho tới thời điểm hiện tại, tiêm phòng vacxin vẫn là cách mang lại hiệu quả cao nhất đối với bệnh viêm gan B. Tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp chích ngừa viêm gan B không có kháng thể, dẫn tới nguy cơ lây nhiễm ở mức cao. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì, hãy cùng Vietmec tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Chích ngừa viêm gan B không có kháng thể do đâu?
Kháng thể đối với virus HBV (virus gây viêm gan B) là HBsAb. Loại kháng thể này xuất hiện trong 2 trường hợp: Do tiêm chủng vacxin tạo ra, hoặc do người bệnh trước đó đã bị nhiễm viêm gan B, nhưng hệ thống miễn dịch đủ khả năng đề kháng nhận diện, sản xuất ra các kháng thể nhằm loại trừ và tiêu diệt virus HBV.
Với nhiều loại vacxin nói chung và vacxin viêm gan B nói riêng, nếu thực hiện theo đúng phác đồ tiêm chủng thì cũng chỉ có 95% người được tiêm tạo ra kháng thể ngăn ngừa bệnh. Như vậy, sẽ có khoảng 5% trường hợp còn lại không thể tạo ra được kháng thể dù đã tiêm đủ số mũi. Chính vì thế vẫn có trường hợp dù đã chủng ngừa đủ nhưng vẫn gặp phải tình trạng cơ thể không có kháng thể chống lại virus.
Mặt khác, kháng thể Anti HBs cũng có thể giảm dần theo thời gian, thông thường định lượng của nó có thể duy trì ổn định trong 5 – 10 năm. Sau khoảng thời gian này, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà chúng sẽ dần giảm sút, thậm chí là mất đi, khiến cơ thể không còn kháng thể phòng bệnh.
Trên thực tế, vẫn có những trường hợp dù đã được tiêm tới 6 mũi vacxin nhưng cơ thể vẫn không có kháng thể. Nguyên nhân có thể là do chất lượng vacxin cũng như cơ địa. Đã có những người sử dụng vacxin nhập khẩu chính hãng nhưng cơ thể không đáp ứng, tới khi chuyển sang dùng vacxin viêm gan B của Việt Nam thì mới có hiệu quả.
Xem thêm: Viêm Gan B Có Lây Qua Đường Nước Bọt Không, Giải Đáp Chi Tiết?
Tiêm phòng viêm gan B không có kháng thể nên xử lý như thế nào?
Chích ngừa viêm gan B không có kháng thể nếu không được phát hiện sẽ rất nguy hiểm, bởi chúng ta sẽ chủ quan hơn trong việc phòng bệnh trong khi khả năng lây nhiễm vẫn rất cao. Trong trường hợp này, chúng ta cần có các biện pháp xử lý kịp thời, cụ thể là:
- Khi đã tiêm đủ 3 mũi theo phác đồ nhưng không có kháng thể cần sớm thực hiện tiêm lại 3 mũi vacxin theo như khuyến cáo, sau đó tiêm nhắc lại mỗi 5 năm/lần.
- Nếu tiêm 1 loại vacxin mà không có kháng thể, lần tiếp theo nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đổi sang loại vacxin khác, bởi rất có thể do thể trạng của bạn không đáp ứng được.
- Nên kiểm tra nồng độ kháng thể định kỳ khoảng 5 năm 1 lần để biết cơ thể có đủ khả năng chống lại sự tấn công của virus hay không. Nếu nồng độ kháng thể xuống quá ngưỡng cho phép, cần nhanh chóng tiêm mũi nhắc lại để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
- Song song với việc tiêm vacxin, chúng ta cũng cần chủ động chăm sóc sức khỏe nhằm tăng cường sức đề kháng. Chú trọng bổ sung các dưỡng chất cần thiết, cải thiện khả năng chống độc cho gan, làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan do virus, đồng thời hạn chế tối đa các tổn thương gan.
- Vacxin không thể miễn dịch 100%, do đó chúng ta vẫn nên tự giác phòng tránh lây nhiễm bằng cách: Quan hệ tình dục an toàn, tiêm phòng vacxin ít nhất 3 tháng trước khi mang thai, thận trọng khi sử dụng các vật sắc nhọn, hạn chế tiếp xúc với máu, dịch tiết cơ thể của người khác…
Như vậy, chích ngừa viêm gan B không có kháng thể là trường hợp hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta nên chủ động trong việc đánh giá hiệu quả của vacxin, qua đó sớm có các biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, hãy luôn ý thức trong việc phòng tránh lây nhiễm, nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng một cách tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!