Chốc Mép

Triệu chứng và nguyên nhân

Chốc mép là bệnh da liễu gặp ở nhiều độ tuổi, có thể lây lan. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến người mắc cảm thấy khó chịu, muốn điều trị nhanh chóng. Bài viết sau sẽ cung cấp toàn bộ các thông tin cần thiết về bệnh lý này để độc giả tham khảo.

Định nghĩa

Theo bác sĩ chuyên khoa, chốc mép còn được gọi với tên khác là lở mép, đây là tình trạng da ở mép bị nứt kèm theo đau nhức do viêm. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao và là một bệnh lý da liễu khá phổ biến. Các biểu hiện của có thể hết sau vài ngày, cũng có thể kéo dài rồi trở thành mãn tính.

Đối tượng nào cũng có thể bị lở mép nhưng thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Bệnh lý gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt, dẫn tới các tổn thương trên mặt, làm mất thẩm mỹ. Điều này khiến nhiều người lo lắng, muốn điều trị thật nhanh, dứt điểm.

Khi bị chốc mép, các vết thương có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp từ đồ dùng người bệnh đã chạm vào trước đó. Các vật dụng có thể là quần áo, chăn gối, đồ chơi,...

Hình ảnh

Triệu chứng

Chốc mép ở trẻ em, người lớn nhận biết như thế nào, các dấu hiệu có thể xuất hiện ở người bệnh như sau:

  • Trẻ nhỏ bị bệnh sẽ xuất hiện lớp vảy màu vàng ở vùng quanh mép, ngoài ra lưỡi bé sẽ hơi bóng, kèm theo vùng môi bị khô.
  • Màu da ở xung quanh mép tấy, đỏ, lâu dần sẽ xuất hiện các vết nứt.
  • Mụn nước mọc thành mảng ở ria mép.
  • Vùng khóe miệng bị nóng rát kèm theo cảm giác khó chịu.
  • Người bệnh cảm thấy đau khi cười, khi há miệng hoặc khi ăn đồ ăn cay, nóng.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị thay đổi vị giác và gặp khó khăn trong việc ăn uống. Lâu dần, bệnh nhân sẽ bị sụt cân, môi khô nứt nẻ, khó chịu.

Nguyên Nhân

Nguyên nhân chốc mép là vấn đề nhiều người quan tâm, đặc biệt với những phụ huynh không may có con em mắc bệnh. Bác sĩ chuyên khoa cho biết có nhiều yếu tố gây bệnh, tuy nhiên thường gặp nhất là do nhiễm nấm hoặc virus.

  • Do nhiễm nấm: Loại nấm gây bệnh lý là Candida Albicans, nếu cơ thể bạn đang gặp tình trạng suy giảm miễn dịch do bệnh đái tháo đường hoặc dùng thuốc corticoid kéo dài thì nấm có cơ hội tấn công, phát triển, gây viêm chốc quanh miệng.
  • Do virus: Nghiên cứu đã chỉ ra virus Herpes là nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm chốc xung quanh vùng mép. Loại virus này cũng có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của tổn thương. Cần hết sức cẩn trọng bởi chúng có thể tồn tại ở trong nước mũi, nước bọt hay nước mắt của người đang mắc bệnh.

Ngoài ra, tình trạng chốc lở có thể nặng nề hơn nếu người mắc có thói quen thường xuyên liếm môi để bớt khô, giảm khó chịu. Ngoài 2 yếu tố gây bệnh nói trên, sự thiếu hụt vitamin B và việc vi khuẩn tụ cầu tấn công cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Đường lây truyền

Bác sĩ chuyên khoa cho biết chốc mép là bệnh có khả năng lây nhiễm. Con đường lây truyền là do việc tiếp xúc trực tiếp với phần tế bào tổn thương của người mắc. Bên cạnh đó, việc sử dụng đồ dùng mà bệnh nhân đã chạm vào như gối, chăn, quần áo,... cũng có thể là con đường nhiễm bệnh.

Nhận biết 2 con đường lây nhiễm nói trên để có biện pháp phòng tránh hiệu quả, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Yếu tố nguy cơ

Căn bệnh có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, ai cũng có thể mắc, tuy nhiên nếu nằm trong các trường hợp sau thì nguy cơ mắc sẽ cao hơn:

  • Trẻ nhỏ từ 2 tới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người lớn.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, có hệ miễn dịch suy giảm cũng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.
  • Người sinh sống ở môi trường đông đúc sẽ dễ bị lây bệnh, đặc biệt là tại các khu vực chăm sóc như nhà trẻ,...
  • Người sống trong điều kiện thời tiết nóng ẩm cũng dễ mắc bệnh do vi khuẩn thường sinh sôi, lây lan trong môi trường này.
  • Đối tượng đang có tổn thương quanh mép dễ bị các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn xâm nhập, tấn công và gây bệnh.
  • Người hay chơi các môn thể thao có tiếp xúc da kề da cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Khi nghi ngờ viêm loét miệng làm thế nào để xác định chính xác bản thân có mắc hay không là lo lắng chung của nhiều người. Bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chẩn đoán. Bác sĩ sẽ xem xét phần miệng có các vết sưng, nứt đỏ, phồng rộp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể được hỏi về một số thói quen như liếm hay cắn môi để xác định chính xác tình trạng đang gặp phải. Một vài trường hợp, để chắc chắn bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định lấy mẫu mô ở mũi hoặc miệng nhằm xác định vi khuẩn hay nấm gây ra căn bệnh.

Biện pháp điều trị

Khi bị chốc mép bôi thuốc gì là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Căn bệnh thường sẽ tự giới hạn đồng thời khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bệnh nhân cần áp dụng biện pháp sử dụng thuốc để tổn thương mau lành hơn.

Điều trị bằng thuốc Tây

Bị chốc mép bôi gì để tổn thương nhanh lành, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Với các trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng, vết thương đang lây lan, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh.

  • Kháng sinh bôi điều trị tại chỗ: Nếu bạn đang thắc mắc bị chốc mép nên bôi thuốc gì thì thông tin sau sẽ rất hữu ích. Cụ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê toa thuốc mỡ có chứa Mupirocin. Người bệnh nên loại bỏ phần vảy, mảng bám, da chết sau đó mới bôi thuốc để đạt được hiệu quả thẩm thấu cao nhất.
  • Điều trị bằng kháng sinh đường uống: Kháng sinh sử dụng theo đường uống sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định khi tình trạng lở mép lan rộng, dùng thuốc bôi không hiệu quả. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn với liều dùng phù hợp.

Trong quá trình điều trị chốc mép ở trẻ hoặc người lớn, bệnh nhân cần thông báo tới bác sĩ chuyên khoa khi có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc. Mỗi đợt dùng kháng sinh sẽ thường kéo dài khoảng 7 ngày. Người bệnh nên uống đủ liều, không tự ý tăng liều, giảm liều khi chưa tham vấn bác sĩ.

Cách chữa chốc mép dân gian áp dụng

Bên cạnh thuốc Tây, mẹo dân gian cũng là cách chữa bệnh được áp dụng nhiều nhờ đơn giản, an toàn, tiết kiệm chi phí. Bạn có thể sử dụng nha đam, tỏi, mật ong hoặc tinh dầu tràm trà để cải thiện chứng bệnh ngay tại nhà, cụ thể như sau:

  • Mẹo dùng nha đam: Trả lời cho câu hỏi chốc mép dùng thuốc gì, dân gian thường sử dụng bài thuốc từ nha đam tươi. Hiệu quả đã được nhiều bệnh nhân kiểm chứng và đánh giá cao. Bạn chỉ cần sử dụng phần gel da đam sau khi đã bóc bỏ vỏ thoa đều lên trên phần da tổn thương trong 10 phút là hoàn thành mẹo nhỏ này.
  • Tỏi: Bị chốc mép nên làm gì, bài thuốc từ tỏi được nhiều người truyền tai nhau từ lâu. Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần bóc bỏ vỏ, đập dập để lấy nước cốt thoa đều lên vị trí da đang bị kích ứng. Hoạt chất kháng sinh tự nhiên trong tỏi sẽ ngăn chặn vi khuẩn phát triển và tiếp tục tấn công, lây lan sang các vùng da xung quanh.
  • Mật ong: Nghiên cứu đã chỉ ra thành phần của mật ong có khả năng chống lại virus Staphylococcus gây ra bệnh chốc lở. Vì thế sử dụng mật ong thoa đều lên vùng da bị đau, sau 15 phút vệ sinh lại với nước sạch là cách để bạn nhanh chóng khỏi bệnh.
  • Tinh dầu tràm trà: Giải đáp câu hỏi bị chốc mép phải làm sao, chuyên gia cho biết người bệnh có thể dùng kháng sinh hoặc áp dụng các mẹo dân gian, trong đó có bài thuốc từ tinh dầu tràm trà. Bạn chỉ cần pha loãng tinh dầu với nước theo tỷ lệ 1:10, sau đó bôi đều lên da là các vết thương sẽ dần thuyên giảm.
  • Mẹo sử dụng hoa cúc: Thành phần của hoa cúc có chứa chất chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Vì thế sử dụng hoa cúc sẽ giúp bạn tăng khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn Staphylococcus gây bệnh chốc lở.
  • Nghệ: Trộn đều tinh bột nghệ với nước sạch, sau đó dùng hỗn hợp này thoa đều lên trên vùng da bị bệnh là cách hiệu quả để chữa chứng chốc lở.

Các mẹo dân gian chỉ áp dụng với trường hợp bị chốc mép nhẹ, vết thương chưa lan rộng và chưa bội nhiễm. Với các trường hợp nặng, bệnh nhân nên tới cơ sở y tế để được khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Để việc điều trị đạt hiệu quả cao và nhanh chóng nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ, hạn chế tối đa các tổn thương liên quan khác.
  • Để phòng bệnh, bạn cần rửa tay thường xuyên, hạn chế va chạm tới các vùng da bị bệnh.
  • Cắt ngắn móng tay để tránh vô tình gây tổn thương vùng da đang bị bệnh, làm tình trạng nhiễm trùng lan rộng.
  • Không nên sử dụng chung bàn chải, khăn mặt hoặc đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Nên có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng các chất dinh dưỡng để có được sức đề kháng tốt nhất.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước và sau khi ăn.
  • Cẩn trọng khi sử dụng các loại mỹ phẩm như son môi, phấn trang điểm để tránh việc bị dị ứng với các thành phần của sản phẩm.
  • Trong quá trình điều trị bệnh không dùng tay để cào, cạy vảy vùng da bị tổn thương nhằm hạn chế việc lây lan.
  • Không liếm mép, môi, thường xuyên vệ sinh vùng ria mép bằng nước muối pha loãng.

Chốc mép tuy không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng là căn bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ của người mắc. Khi tình trạng tổn thương có xu hướng lan rộng, người bệnh nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android