Chồng Bị Viêm Gan B Có Lây Sang Vợ Không?

Chồng bị viêm gan B có lây nhiễm sang vợ qua những con đường như:

  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Sử dụng đồ dùng cá nhân của nhau
  • Tiếp xúc với máu của chồng như: Để máu dính vào vết thương hở, dùng chung dao cạo, hôn sâu.

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?

Viêm gan B là một bệnh có khả năng lây truyền nhanh chóng qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Vì thế, chồng bị viêm gan B có lây sang vợ, thậm chí có nguy cơ lây nhiễm cao nếu không có biện pháp phòng tránh cẩn thận. Theo đó, chồng có thể lây viêm gan B sang vợ qua những con đường phổ biến như:

Quan hệ tình dục

Đây là con đường lây nhiễm viêm gan B từ chồng sang vợ phổ biến nhất. Nhiều cặp vợ chồng chủ quan cho rằng chỉ cần tiêm đủ mũi vacxin là có thể quan hệ thoải mái, không cần dùng đến các biện pháp an toàn để phòng bệnh.

Nhưng thực tế, có không ít trường hợp dù đã tiêm vacxin nhưng cơ thể không có hoặc số lượng kháng thể HBsAb rất thấp, dưới mức bảo hộ. Vì thế, nguy cơ vợ bị lây viêm gan B từ chồng khi quan hệ không an toàn là tương đối cao.

Do đó, trong mọi trường hợp, các cặp vợ chồng nên sử dụng bao cao su, tráng quan hệ bằng miệng để giảm nguy cơ lây nhiễm ở mức tối đa. Bên cạnh đó, việc sinh con cũng cần có kế hoạch để chọn thời điểm thả hợp lý, tránh nguy cơ mẹ mắc bệnh và lây nhiễm cho con trong quá trình sinh đẻ.

Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ qua đường tình dục
Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ qua đường tình dục

Dùng chung đồ dùng cá nhân

Các cặp vợ chồng thường có thói quen dùng chung đồ dùng cá nhân của nhau như một cách thể hiện tình cảm. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn không nên. Theo đó, virus viêm gan B tồn tại trong máu và dịch tiết cơ thể. Trong một số trường hợp, chúng có thể dính trên các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, cốc uống nước, khăn mặt, dao cạo, … mà mắt thường không nhìn thấy được. Vậy nên, để tránh lây nhiễm, vợ và chồng nên sử dụng những vật dụng cá nhân riêng.

Tiếp xúc với máu của chồng

Sơ cứu vết thương hở cho chồng là con đường dễ lây nhiễm bệnh viêm gan B mà vợ cần lưu ý. Vì virus viêm gan B tồn tại nhiều trong máu nên chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể vợ nếu vô tình để máu của chồng dính lên vết thương hở, vùng da bị trầy xước của mình.

Mặt khác, việc hôn sâu trong khi chồng đang bị viêm lợi, chảy máu chân răng hoặc có vết thương ở môi cũng sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ở vợ.

Những lưu ý khi chăm sóc chồng hoặc vợ bị viêm gan B

Khi có chồng hoặc vợ bị nhiễm virus viêm gan B, chúng ta cần lưu ý tới một số cách chăm sóc để bệnh nhanh thuyên giảm sau đây:

  • Phát hiện bệnh sớm và chích ngừa vacxin đầy đủ

Ở giai đoạn đầu, khi mới phát hiện ra bị lây nhiễm viêm gan B, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo phác đồ và thực hiện đúng với hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được chủ quan hay tự điều trị tại nhà, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc chữa trị sau này.

Phát hiện bệnh sớm và chích ngừa vacxin đầy đủ
Phát hiện bệnh sớm và chích ngừa vacxin đầy đủ
  • Tạo tâm lý thoải mái 

Khác với virus viêm gan A, virus gây viêm gan B chỉ lây quan 3 con đường chính là máu, quan hệ tình dục và mẹ sang con. Chính vì vậy các thành viên trong gia đình không nên tạo ra khoảng cách với người bệnh, thay vào đó cần quan tâm, tạo tinh thần vui vẻ và động viên thường xuyên. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh buồn chán, gây suy sụp, ảnh hưởng tới tâm lý và quá trình điều trị.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì các thành viên trong gia đình ngoài việc tiêm chủng đầy đủ vacxin phòng bệnh thì cũng không nên dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ dính máu như: Bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ làm móng… Ngoài ra hãy trang bị bao tay y tế để dùng trong các trường hợp phải chăm sóc vết thương hở của người bệnh.

  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn

Quá trình điều trị viêm gan B là một chặng đường dài, mất khá nhiều thời gian, thậm chí là có những người phải sống chung với nó cả đời. Điều này có thể khiến cho người bệnh có tâm lý thất vọng, chán nản, dễ từ bỏ hoặc bỏ dở việc điều trị, không uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Dẫn đến tình trạng bệnh bị tiên lượng xấu đi nhanh chóng. Do đó, chúng ta cần động viên và nhắc nhở người bệnh theo sát phác đồ điều trị.

  • Xây dựng lối sống khoa học

Bên cạnh việc dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, người bệnh cũng cần nâng cao sức khỏe bằng cách luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như: Yoga, đi bộ, chạy bộ, cầu lông… nhằm giúp tăng cường thể lực, cải thiện sức đề kháng và tinh thần, qua đó dần cải thiện tình trạng bệnh.

Xây dựng lối sống khoa học
Xây dựng lối sống khoa học
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, phù hợp với tình hình bệnh của mình. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh. Cần tăng cường các thực phẩm chứa nhiều chất đạm như: Cá, sữa, thịt lợn, trứng, các loại nước ép trái cây giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất.

Trên đây là những con đường lây nhiễm viêm gan B từ chồng sang vợ phổ biến nhất. Cùng với đó là chăm sóc người bệnh tốt nhất. Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân và mọi người trong nhà, bạn nên thường xuyên thăm khám để theo dõi tình trạng sức khỏe và có phương án điều trị thích hợp.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android