Chồng Bị Viêm Gan B Có Nên Sinh Con Không?

  • Chồng bị nhiễm viêm gan B vẫn có thể sinh con như bình thường. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau
  • Nếu bố hoặc mẹ bị viêm gan B thì khả năng con sinh ra mắc viêm gan B là khá cao.
  • Nếu chồng bị nhiễm viêm gan B, vợ chưa nhiễm gan B thì nên đi tiêm phòng trước khi có con
  • Nếu vợ chồng có con mới phát hiện mắc viêm gan B thì nên phối hợp với bác sĩ gan mật để có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm phù hợp.

Khi chồng bị viêm gan B có nên sinh con không?

Theo đánh giá từ chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm gan B không di truyền trực tiếp từ bố sang cho thai nhi. Khi bố bị nhiễm viêm gan B vẫn có thể sinh con được. Tuy nhiên, thai nhi có khả năng mắc bệnh cao thông qua con đường lây nhiễm chéo.

Có nghĩa là người chồng mắc bệnh sẽ lây nhiễm cho người vợ trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn. Người vợ sau khi nhiễm bệnh nếu mang thai thì khả năng con sinh ra bị nhiễm viêm gan B là rất cao.

Nếu bố hoặc mẹ bị viêm gan B thì khả năng con sinh ra mắc viêm gan B là khá cao.
Nếu bố hoặc mẹ bị viêm gan B thì khả năng con sinh ra mắc viêm gan B là khá cao.

Khi chồng bị viêm gan B phải làm sao để sinh con an toàn?

Vì viêm gan B là bệnh có mức độ nguy hiểm cũng như khả năng lây nhiễm cao nên các cặp vợ chồng cần hết sức cẩn trọng. Nếu người chồng bị bệnh nhưng có mong muốn sinh con thì cả hai cần thăm khám bác sĩ để có kế hoạch điều trị cũng như ngăn ngừa nguy cơ lây cho con.

Trong trường hợp chồng bị mắc viêm gan B, vợ chưa bị nhiễm viêm gan B thì chồng cần đưa vợ đi tiêm phòng trước khi có kế hoạch sinh em bé. 

Nếu vợ bị nhiễm viêm gan B từ chồng cần điều trị trước khi mang thai. Sau khi ngừng thuốc khoảng 6 tháng, mẹ có thể mang thai. Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai nên thường xuyên thăm khám định kỳ để phát hiện những dấu hiệu bất thường kịp thời. Sau khi chào đời, em bé sẽ được tiêm vắc xin trong vòng 24h đầu để đảm bảo không có nguy cơ lây nhiễm virus.

Trong trường hợp sau khi mang thai vợ mới phát hiện mắc viêm gan B thì cần đến các cơ sở y tế và phối hợp cùng bác sĩ để có biện pháp can thiệp và xử lý kịp thời. 

  • Mẹ có thể tiêm phòng viêm gan B nhưng nên tránh 3 tháng đầu để đảm bảo an toàn cho em bé.
  • Theo dõi thường xuyên trong suốt thai kỳ
  • Trong 24h đầu sau sinh, trẻ sẽ được tiêm vắc xin phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm
  • Trẻ từ 1-2 tháng tuổi sẽ tiến hành tiêm phòng mũi thứ hai
  • Trẻ được 6 tháng tuổi sẽ tiếp tục tiêm mũi thứ 3
  • Trong quá trình tiêm phòng, mẹ vẫn có thể cho bé bú bình thường. Trường hợp đầu vú mẹ bị nứt nẻ thì không nên cho con bú để tránh lây nhiễm viêm gan B

Tốt nhất các cặp vợ chồng nên chủ động thăm khám để xác định chính xác mức độ bệnh, nguy cơ lây nhiễm và có những biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android