Cách Chữa Bệnh Thận Yếu

Có nhiều biện pháp chữa bệnh thận yếu tại nhà, chẳng hạn như quản lý huyết áp và lượng đường trong máu hoặc áp dụng các bài thuốc Y học cổ truyền. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, uống nhiều nước và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.

cách chữa bệnh thận yếu
Tìm hiểu một số cách chữa bệnh thận yếu tại nhà

Cách chữa bệnh thận yếu

Một số cách chữa bệnh thận yếu tại nhà chẳng hạn như:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày có thể hỗ trợ cải thiện bệnh thận yếu và ngăn ngừa nguy cơ suy thận. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên duy trì sự cân bằng giữ các chất điện giải, khoáng chất và các chất lỏng trong cơ thể để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh thận.

Không có chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bệnh thận. Tuy nhiên, người bệnh có thể điều chỉnh lượng tiêu thụ một số loại thực phẩm như:

  • Natri: Natri làm tăng huyết áp và dẫn đến huyết áp cao, một nguyên nhân phổ biến khiến thận yếu trở nên nghiêm trọng hơn. Natri thường được sử dụng như một chất bảo quản. Do đó người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm đóng hộp và thường xuyên sử dụng thực phẩm tươi sống trong chế độ ăn uống.
  • Protein: Khi được cơ thể chuyển hóa, protein sẽ tạo ra các chất thải mà thận không thể xử lý tốt. Do đó, giảm lượng protein có thể giúp thận hoạt động tốt nhất và ngăn ngừa nguy cơ suy thận.
  • Rượu: Rượu có thể làm tăng huyết áp, gây mất nước, điều này khiến bệnh thận yếu trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người thận yếu nên tránh sử dụng rượu, bia và các chất có cồn khác.
  • Khoáng chất: Thận yêu không thể xử lý tốt một số khoáng chất nhất định, chẳng hạn như kali, phốt pho, một cách hiệu quả. Quá nhiều phốt pho trong máu có thể làm mất canxi trong xương, khiến xương yếu, giòn và dễ gãy.
  • Calo: Người bệnh thận yếu nên đảm bảo tiêu thụ đầy đủ lượng calo cần thiết mỗi ngày để tránh nguy cơ suy dinh dưỡng.
  • Đường: Đường cung cấp năng lượng ngắn hạn cho cơ thể, tuy nhiên quá nhiều đường có thể dẫn đến tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Quá nhiều đường trong máu là một trong những nguyên nhân khiến bệnh thận yếu trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện chế độ ăn uống giảm đường.
  • Bổ sung khoáng chất: Những người bệnh thận yếu thường không có đủ lượng vitamin và khoáng chất trong máu. Do đó, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung vitamin, sắt hoặc canxi, thông qua chế độ ăn uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Quản lý lượng đường trong máu

Bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu cao là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh thận yếu. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch kiểm soát lượng đường trong máu nếu được chẩn đoán bệnh thận.

Cách trị thận yếu tại nhà
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp nhằm kiểm soát lượng đường trong máu

Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường. Bác sĩ có thể khuyến nghị một số biện pháp, chẳng hạn như:

  • Tập thể dục thường xuyên để duy trì lượng đường trong máu;
  • Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nếu lượng đường trong máu ở mức nguy hiểm;
  • Thực hiện chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh;
  • Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Chọn các loại thực phẩm ít calo, sử dụng ít muối, đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa;
  • Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn, rượu, bia và các chất kích thích.

Kiểm soát huyết áp

Tiểu đường và huyết áp cao là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy giảm chức năng thận. Do đó, người bệnh thường được khuyến cáo quản lý huyết áp thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ suy thận cũng như bệnh tim.

Để duy trì huyết áp ổn định, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý;
  • Tập thể dục thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ 150 phút mỗi tuần hoặc khoảng 30 phút tất cả các ngày trong tuần;
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, rau và ít các sản phẩm từ sữa;
  • Giảm natri trong chế độ ăn uống có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và duy trì huyết áp ổn định;
  • Hạn chế lượng rượu tiêu thụ hoặc tránh uống rượu;
  • Bỏ thuốc lá;
  • Cắt giảm lượng caffeine;
  • Giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc và thường xuyên đọc sách, nghe nhạc hoặc tập yoga;
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên để có kế hoạch điều trị phù hợp và kịp lúc.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội hoặc chạy bộ, có thể giảm căng thẳng, kiểm soát bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Vận động cơ thể cũng như giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý và ngăn ngừa các triệu chứng thận yếu trở nên nghiêm trọng hơn.

Mẹo chữa thận yếu
Thường xuyên tập thể dục có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thận yếu

Bên cạnh đó, hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm tăng sản xuất hormone, khiến người bệnh ngủ hơn và cảm thấy hạnh phúc.

Người bệnh có thể tập thể dục tại nhà hoặc trao đổi với bác sĩ về một số môn thể thao phù hợp để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh thận trở nên nghiêm trọng hơn.

Uống nhiều nước

Uống đủ nước và uống nước thường xuyên có lợi cho thận. Nước có thể hỗ trợ loại bỏ natri và độc tố ra khỏi cơ thể, cũng như hỗ trợ cải thiện chức năng thận.

Về cơ bản, mọi người bệnh nên uống 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng nước chính xác phụ thuốc vào sức khỏe, cân nặng và lối sống của người bệnh. Các yếu tố như khí hậu, tập thể dục, giới tính, sức khỏe tổng thể và tình trạng mang thai, có thể thay đổi lượng nước cần tiêu thụ mỗi ngày.

Những người từng bị bệnh sỏi thận nên uống nhiều nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng hình thành sỏi trong tương lai.

Sử dụng đu đủ xanh

Đu đủ xanh là vị thuốc có tính hàn, được sử dụng để thanh nhiệt, bổ thận, thải độc và thanh lọc cơ thể. Trong Đông y, đu đủ xanh là dược liệu được sử dụng để chữa bệnh thận yếu, ngăn ngừa nguy cơ suy thận và tăng cường sức khỏe tổng thể.

đu đủ chữa thận yếu
Đu đủ xanh có thể cải thiện các triệu chứng thận yếu và ngăn ngừa suy thận

Để chữa thận yếu với đu đủ xanh, người bệnh thực hiện như sau:

  • Sử dụng quả đu đủ xanh có trọng lượng khoảng 500 gram;
  • Gọt vỏ, rửa sạch, thái lát vừa ăn, cho thêm một ít muối, sau đó hấp cách thủy trong 30 phút;
  • Sử dụng khi còn ấm để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.

Uống nước râu ngô

Râu ngô là một vị thuốc Đông y có tác dụng lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt, do đó thường được sử dụng để cải thiện các vấn đề liên quan đến thận yếu, tiểu ra máu hoặc tổn thương thận, bàng quang. Bên cạnh đó, râu ngô cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, có tác dụng tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh thận yếu trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách sử dụng râu ngô chữa bệnh thận như sau:

  • Chọn một vài bắp ngô tươi, nhặt lấy râu, rửa sạch sau đó đun sôi cùng một lượng nước vừa đủ;
  • Dùng uống trong ngày để cải thiện các triệu chứng thận yếu;
  • Mỗi ngày nên uống 2 bát nước râu ngô để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Nước râu ngô chỉ nên sử dụng trong ngày và không để qua đêm, để tránh các tác dụng phụ như khó tiêu, đau bụng hoặc tiêu chảy.

Rau răm chữa thận yếu

Theo Y học cổ truyền, rau răm có tính mát, có thể sử dụng để thanh nhiệt, giải độc và phục hồi chức năng thận ở người bệnh thận yếu. Ngoài ra, rau răm cũng có tác dụng chữa bệnh cảm cúm, chướng bụng, tiêu chảy và tay chân lạnh.

Để chữa bệnh thận yếu với rau răm, người bệnh sử dụng một ít rau răm tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt, dùng uống. Ngoài ra, người bệnh có thể ăn kèm rau răm với các món ăn khác, chẳng hạn như hột vịt hoặc cháo để cải thiện hương vị.

Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều rau răm cùng một lúc. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc.

Kim tiền thảo

Kim tiền thảo là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hỗ trợ lợi tiểu. Cụ thể, kim tiền thảo soyasaponin, có tác dụng phục hồi các tế bào bị tổn thương và tăng cường chức năng thận.

kim tiền thảo chữa bệnh gì
Kim tiền thảo có thể hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở thận

Cách sử dụng kim tiền thảo chữa bệnh thận:

  • Sử dụng khoảng 20 – 30 gram kim tiền thảo, rửa sạch, để ráo nước;
  • Đun 1 lít nước, đến khi nước sôi thì cho kim tiền thảo vào, đun nhỏ lửa trong 1 tiếng;
  • Lọc nước phần nước sắc, chia thành nhiều lần, dùng uống trong ngày.

Rau diếp cá

Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, kháng viêm, tiêu thũng, lợi thấp. Theo các nghiên cứu, diếp cá có chứa nhiều tinh dầu, myrcene, hyperin và quercetin. Các hoạt chất này có thể làm giãn mạch máu và tăng lượng nước tiểu được bài tiết ra khỏi cơ thể. Điều này giúp rau diếp cá được sử dụng để cải thiện các bệnh lý về thận và ngăn ngừa bệnh thận trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách dùng rau diếp cá chữa bệnh thận:

  • Sử dụng 100 gram rau diếp cá, rửa sạch, phơi khô, cho vào ấm cùng 2 lít nước;
  • Đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút, lọc lấy phần nước, dùng uống.

Rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh là dược liệu có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, do đó thường được sử dụng để cải thiện tình trạng tiểu ra máu, suy thận cấp hoặc bí tiểu. Người bệnh thận yếu có thể sử dụng nước rễ cỏ tranh để ngăn ngừa nguy cơ suy thận và hỗ trợ tăng cường chức năng thận.

Người bệnh có thể sử dụng một lượng rễ cỏ tranh vừa đủ, rửa sạch, đun với nước và dùng uống trong ngày. Ngoài ra, cho thể sắc rễ cỏ tranh với 3 lát gừng tươi và 500 ml nước, dùng uống trước bữa ăn để cải thiện các triệu chứng thận yếu.

Nhân trần

Nhân trần là dược liệu có tác dụng bổ thận và tăng cường hoạt động của thận. Nhiều nghiên cứu cho biết, nhân trần có chứa coumarin, capilen, flavonoid, pinen, có tác dụng chống oxy hóa, ức chế các gốc tự do và ngăn ngừa các tổn thương ở thận.

điều trị thận yếu tại nhà
Nhân trần có tác dụng bổ thận và hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ suy thận

Cách chữa bệnh thận với Nhân trần như sau:

  • Sử dụng 30 gram Nhân trần và 30 gram râu ngô;
  • Đun nhỏ lửa các dược liệu với 1 lít nước trong 10 – 15 phút;
  • Lọc lấy phần nước, chia thành nhiều lần, dùng uống trong ngày để cải thiện bệnh thận yếu.

14. Nước cây mực chữa bệnh thận yếu

Cây mực là dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và cải thiện chức năng thận. Ngoài ra, cây mực cũng có thể hỗ trợ bảo vệ thận và hạn chế nguy cơ suy thận.

Cách chữa bệnh thận yếu với cỏ mực như sau:

  • Sử dụng cây mực, cây muối, quýt gai và cây nổ, mỗi loại đều 20 gram;
  • Rửa sạch các loại dược liệu, sắc cùng với 1.2 lít nước đến khi cạn còn 200 ml;
  • Lọc lấy phần nước, chia thành 3 lần dùng uống trong ngày.

Cây cỏ xước

Cỏ xước là một vị thuốc nam được sử dụng để chữa bệnh thận yếu tại nhà mang lại hiệu quả cao. cụ thể, dược liệu có tác dụng tăng cường lưu thông nước tiểu và phục hồi hoạt động của thận.

Để sử dụng, người bệnh đào lấy rễ cỏ xước, mang về rửa sạch, phơi khô, tích trữ để sử dụng dần. Rễ cỏ xước có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác để chữa bệnh thận yếu.

Cách chữa bệnh thận yếu với rễ cỏ xước:

  • Sử dụng 25 gram rễ cỏ xước, huyền sâm, long huyết, rễ bạch mao căn, lá móng tay, mộc thông, mỗi vị đều 15 gram;
  • Rửa sạch các loại dược liệu, cho vào ấm cùng 600 ml nước, sắc nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/2 thì lọc lấy phần nước thuốc, chia thành phần dùng uống vào buổi sáng và tối sau khi ăn 1 tiếng;
  • Sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng thận yếu và tăng cường hoạt động của thận.

Cây mã đề

Cây mã đề có hàm lượng vitamin C, vitamin K tương đối cao. Bên cạnh đó, cây mã đề có chứa Rinantin, có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể và hỗ trợ hoạt động của thận. Ngoài ra, mã đề có thể hỗ trợ thông tiện và phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

cách điều trị thận yếu
Cây mã đề có thể thúc đẩy hoạt động của thận và cải thiện tình trạng thận yếu

Cách thực hiện bài thuốc chữa bệnh thận yếu từ cây mã đề:

  • Sử dụng 10 gram mã đề và 2 gram cam thảo, mang đi rửa sạch, cho vào ấm cùng 600 ml nước;
  • Đun sôi nhỏ lửa đến khi còn 200 ml thì lọc lấy nước, chia thành 3 lần, dùng uống trong ngày.

Đậu đen

Chữa bệnh thận yếu bằng đậu đen là bài thuốc dân giản phổ biến, có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt, giảm áp lực cho thận và hỗ trợ phục hồi chức năng thận. Đậu đen cũng chứa nhiều loại acid amin và các dương chất có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, cũng như ngăn ngừa các tổn thương ở thận.

Người bệnh có thể sao đậu đen đến thơm vàng, dùng để pha nước uống mỗi ngày để cải thiện chức năng thận. Ngoài ra, người bệnh có thể ăn chè đậu đen, cũng có thể cải thiện các triệu chứng hiệu quả.

Đậu đen có tính mát, không độc nhưng không phù hợp với người thể hàn, trẻ em và người lớn tuổi. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên uống quá nhiều nước đậu đen, điều này có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Rau ngổ

Theo Đông y, rau ngổ có tính mát thường được sử dụng để lợi tiểu, tiêu viêm, hỗ trợ lọc cầu thận, do đó thường được sử dụng để chữa bệnh thận yếu tại nhà. Bên cạnh đó, rau ngổ cũng chứa các hoạt chất làm co mạch máu, tăng cường lưu thông máu và cải thiện hoạt động của thận.

rau ngỗ chữa thận yếu
Rau ngổ tính mát, có thể hỗ trợ lợi tiểu và lọc cầu thận

Cách sử dụng rau ngổ chữa bệnh thận yếu như sau:

  • Sử dụng 30 gram rau ngổ, rửa sạch, để ráo nước, thái thành đoạn nhỏ;
  • Cho rau ngổ vào máy xay nhuyễn cùng 150 m nước, lọc qua rây chia thành 2 lần, dùng uống trong ngày.

Nhân sâm

Nhân sâm có chữa nhiều thành phần hóa học, chẳng hạn như panaxynol, glucose và fructose, có tác dụng bổ thận, tăng cường khả năng sinh lý và lưu thông máu đến thận. Do đó, trong một số trường hợp, nhân sâm được sử dụng để chữa bệnh thận yếu tại nhà.

Cách sử dụng nhân sâm chữa thận yếu như sau:

  • Dùng 5 gram nhân sâm, thái lát mỏng, hấp cách thủy cùng với đường phèn và hạt sen;
  • Đun sôi đến khi hạt sen chín mềm là được;
  • Lọc lấy phần nước, chia thành 3 lần dùng uống trong ngày.

Có nhiều cách chữa bệnh thận yếu khác nhau, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên tập thể dục hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể trước khi áp dụng các biện pháp.

Lưu ý khi chữa bệnh thận yếu

Nếu được điều trị phù hợp và đúng phương pháp, các triệu chứng thận yếu có thể được cải thiện, cũng như ngăn ngừa nguy cơ suy thận hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các biện pháp chữa thận yếu, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

cách phòng ngừa thận yếu
Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ thận yếu

Để hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề khác, chẳng hạn như:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh và tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất kích thích hoặc sản phẩm chế biến sẵn;
  • Uống đủ nước để hỗ trợ loại bỏ các chất thải trong cơ thể;
  • Ngủ đủ giấc và thực hiện các kỹ thuật thư giãn, giảm stress để nâng cao chất lượng cuộc sống;
  • Đi tiểu ngay khi có nhu cầu và không được nhịn tiểu, điều này có thể gây tổn thương thận, cũng như dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác;
  • Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức đề kháng, cũng như ngăn ngừa các vấn đề ảnh hưởng đến thận.

Bệnh thận yếu cần được điều trị phù hợp để ngăn ngừa nguy cơ suy thận, cũng như hạn chế các rủi ro khác. Điều quan trọng nhất khi thận yếu là kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống phù hợp, thường xuyên tập thể dục và không hút thuốc, là một trong những cách tốt nhất để giúp thận luôn khỏe mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android