Chữa Trĩ Bằng Tỏi

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là biện pháp dân gian được áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ trong giai đoạn đầu, khi các triệu chứng không nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc điều trị cần được thực hiện đúng cách để tránh các rủi ro và tác dụng phụ có thể xảy ra.

chữa trĩ bằng tỏi
Chữa trĩ bằng tỏi là biện pháp dân gian được áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ nhẹ

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi có hiệu quả không?

Bệnh trĩ còn được gọi là bệnh lòi dom, xảy ra khi các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị sưng lên, dẫn đến đau đớn, khó chịu. Hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ thường không nghiêm trọng và đáp ứng tốt các biện pháp tự chăm sóc, bao gồm điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng tỏi.

Tỏi là một loại gia vị phổ biến và được sử dụng như một loại thuốc Đông y, điều trị các vấn đề về hệ thống tiêu hóa, bao gồm bệnh trĩ. Theo Y học cổ truyền, tỏi có tính ấm, thường được sử dụng để khử hàn, chống viêm, điều hòa huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu. Do đó, tỏi có thể hỗ trợ làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng, cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ cũng như ngăn ngừa búi trĩ sa ra khỏi hậu môn.

Theo các nghiên cứu hiện đại, tỏi có chứa hợp chất allicin, đây là thành phần có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn và nấm. Nhờ vào hoạt chất này, tỏi có thể hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm hậu môn, làm giảm đau rát, sưng phù cũng như hỗ trợ làm lành tổn thương ở các mô.

Ngoài ra, tỏi chứa các chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ thành mạch và các mô ở hậu môn. Điều này có thể ngăn ngừa các biến chứng của bệnh trĩ, cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi có thể mang lại hiệu quả tương đối tốt, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là áp dụng các biện pháp đúng cách để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Chỉ định và chống chỉ định chữa trĩ bằng tỏi

Chữa trĩ bằng tỏi là kinh nghiệm dân gian thường được áp dụng cho bệnh trĩ trong giai đoạn đầu và người bệnh không có biến chứng. Ngoài ra, hiệu quả của phương pháp cũng phụ thuộc vào cơ địa và khả năng đáp ứng của người bệnh. Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không đáp ứng biện pháp chữa trĩ bằng tỏi, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

khi nào chữa trĩ bằng tỏi
Các trường hợp bệnh trĩ nặng không thích hợp áp dụng cách chữa bằng tỏi

Chống chỉ định thực hiện:

  • Người bệnh trĩ hỗn hợp, trĩ vòng, trĩ huyết khối hoặc có dấu hiệu biến chứng;
  • Người bị bệnh tả, có vấn đề về gan, mắt, co thể suy yếu hoặc bị nóng trong người không nên ăn hoặc uống tỏi;
  • Nếu có cơ địa dị ứng hoặc dị ứng tỏi, nên tránh sử dụng biện pháp này;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Bệnh nhân cao huyết áp;
  • Người mới vừa phẫu thuật;
  • Người bệnh sử dụng thuốc chống đông máu hoặc bệnh nhân HIV không áp dụng biện pháp này.

Hướng dẫn các cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Tùy theo loại bệnh trĩ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị, chẳng hạn như:

1. Ăn tỏi sống

Cách chữa trĩ bằng tỏi đơn giản nhất chính là ăn sống tỏi. Khi ăn tỏi, người bệnh hấp thu các hoạt chất có trong tỏi một cách trực tiếp. Điều này có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch và điều trị bệnh trĩ từ bên trong.

chữa bệnh trĩ bằng tỏi như thế nào
Ăn tỏi sống có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Theo khuyến cáo, người bệnh có thể ăn 2 – 3 tép tỏi sống mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội. Trước khi ăn, người bệnh nên rửa sạch tỏi để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nếu không thể ăn sống tỏi, người bệnh có thể thêm tỏi vào công thức nấu ăn, chẳng hạn như pha nước chấm, tẩm ướp thực phẩm. Khi được chế biến, tỏi có thể giảm bớt mùi hăng và giúp thức ăn thơm, ngon hơn.

2. Thoa nước ép tỏi chữa bệnh trĩ

Bên cạnh việc ăn tỏi, người bệnh có thể thoa nước ép tỏi với búi trĩ để cải thiện tình trạng đau nhức, ngứa ngáy và sưng tấy ở hậu môn. Thoa tỏi vào búi trĩ cũng có thể hỗ trợ chống nhiễm trùng và thu nhỏ kích thước búi trĩ.

Cách thoa nước ép tỏi chữa trĩ như sau:

  • Sử dụng 2 tép tỏi tươi, lột bỏ vỏ, giã nát, hòa với 3 thìa nước đun sôi để nguội, khuấy đều;
  • Vệ sinh hậu môn và búi trĩ sạch sẽ, lau khô với khăn mềm;
  • Dùng bông gòn hoặc tăm bông nhúng vào nước ép tỏi sau đó thoa vào búi trĩ liên tục 2 – 3 lần;
  • Để nước ép tỏi khô trong 20 phút để các hoạt chất thẩm thấu vào búi trĩ;
  • Rửa sạch hậu môn với nước ấm;
  • Thực hiện biện pháp 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Uống nước ép tỏi chữa bệnh trĩ

Bên cạnh việc ăn tỏi, người bệnh có thể uống nước ép tỏi để cải thiện các triệu chứng trĩ nội. Bên cạnh đó, việc uống nước ép tỏi có thể điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như viêm họng, rối loạn tiêu hóa và một số bệnh lý khác.

uống nước ép tỏi chữa trĩ
Uống nước ép tỏi có thể chữa trĩ nội mang lại hiệu quả cao

Nước ép tỏi được cho là một chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm búi trĩ. Ngoài ra, uống nước ép tỏi cũng có thể ngăn ngừa một số biến chứng của bệnh trĩ, chẳng hạn như nhiễm trùng hậu môn.

Cách uống nước ép tỏi chữa bệnh trĩ như sau:

  • Sử dụng 3 – 4 tép tỏi, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, ép lấy nước;
  • Lọc lấy phần nước ép, pha với một ly nước ấm, dùng uống một lần sau khi ăn khoảng một tiếng;
  • Áp dụng biện pháp 1 – 2 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.

Lưu ý, không uống nước ép tỏi khi bụng đói. Điều này có thể gây kích ứng hệ thống tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy.

4. Tỏi nướng chữa bệnh trĩ

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi nướng là một phương pháp mang lại hiệu quả cao được nhiều người bệnh áp dụng. Tỏi khi được nướng chín sẽ giảm được vị cay nồng cũng như mùi hăng đặc trưng, do đó tương đối dễ sử dụng.

Cách dùng tỏi nướng điều trị bệnh trĩ như sau:

  • Sử dụng một củ tỏi có tép to, không bị hư hỏng;
  • Làm nóng bếp than, sau đó nướng củ tỏi trên vỉ nướng sao cho các mặt của củ tỏi đều chín vàng;
  • Chờ đến khi củ tỏi nguội thì bóc lớp vỏ và giã nát, bọc trong một miếng vải mỏng, dùng chườm lên hậu môn trong 30 phút;
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước ấm;
  • Thực hiện biện pháp một lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.

5. Rượu tỏi chữa bệnh trĩ

Rượu tỏi được đánh giá là một bài thuốc điều trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng và an toàn cho người sử dụng. Cụ thể, rượu tỏi có đặc tính sát khuẩn mạnh, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, hỗ trợ giảm viêm và thu nhỏ kích thước búi trĩ.

Rượu tỏi chữa bệnh trĩ
Rượu tỏi có thể dùng uống hoặc thoa trực tiếp vào búi trĩ

Cách thực hiện rượu tỏi chữa bệnh trĩ như sau:

  • Sử dụng 500 gram tỏi tươi, rửa sạch, để ráo nước, bóc từng tép tỏi, giã nát hoặc thái thành lát mỏng;
  • Cho tỏi vào bình thủy tinh có miệng rộng, cho thêm 200 ml rượu vào ngâm;
  • Đặt bình rượu tỏi ở nơi thoáng mát, thỉnh thoảng lắc nhẹ bình, ngâm liên tục trong 2 tuần;
  • Mỗi lần dùng uống 2 thìa rượu tỏi và 3 – 4 lần mỗi ngày để cải thiện bệnh trĩ.

Bên cạnh việc dùng uống, người bệnh có thể thoa rượu tỏi vào búi trĩ để khử trùng, giảm đau và hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ. Người bệnh cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ, sau đó dùng bông gòn thấm vào rượu tỏi, sau đó chườm trực tiếp lên búi trĩ trong 30 phút. Nên thực hiện biện pháp vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

6. Kết hợp tỏi với các dược liệu khác

Bên cạnh việc sử dụng độc vị, người bệnh có thể sử dụng tỏi kết hợp với các loại dược liệu khác để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh trĩ.

Bài thuốc thứ nhất: Kết hợp tỏi với Hoàng liên:

Hoàng liên là một vị thuốc Đông y, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ hiệu quả. Ngoài ra, hoàng liên có thể thúc đẩy quá trình chữa lành các mô bị tổn thương và phục hồi hình dạng ban đầy ở hậu môn.

Cách chữa bệnh trĩ với tỏi và Hoàng liên như sau:

  • Sử dụng 2 củ tỏi, nướng đến khi chín vàng thì mang đi giã nhuyễn;
  • Dùng 15 gram Hoàng liên tán thành bột mịn;
  • Cho Hoàng liên và tỏi vào bát lớn, trộn đều, làm thành viên hoàn với kích thước bằng hạt ngô, cho vào lọ thủy tinh và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh;
  • Mỗi ngày sử dụng 5 viên hoàn sau bữa ăn trưa 30 phút;
  • Kiên trì áp dụng bài thuốc cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Bài thuốc thứ hai: Kết hợp tỏi, tiêu và bạch chỉ:

Bạch chỉ là dược liệu có tác dụng tiêu thũng, chống viêm, do đó thường được sử dụng để hỗ trợ giảm đau và thu nhỏ kích thước búi trĩ. Bên cạnh đó, tiêu đen được sử dụng để sát trùng, hỗ trợ làm co búi trĩ và làm bền thành mạch ở trực tràng – hậu môn. Khi sử dụng kết hợp tỏi, tiêu đen và bạch chỉ, bài thuốc có thể hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị bệnh trĩ cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Cách thực hiện bài thuốc nam chữa bệnh trĩ như sau:

  • Dùng 5 tép tỏi tươi, 4 gram bạch chỉ, 1 thìa tiêu đen, mang các dược liệu đi giã nát, sao vàng;
  • Bọc dược liệu trong một miếng vải mỏng sau đó chườm lên hậu môn trong 20 phút để thu nhỏ kích thước búi trĩ;
  • Áp dụng bài thuốc 2 lần mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

7. Thuốc đạn tỏi chữa trĩ

Đôi khi người bệnh có thể sử dụng tỏi như một loại thuốc đặt hậu môn để điều trị bệnh trĩ và ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Tuy nhiên bài thuốc này không được chứng minh về độ ăn toàn cũng như hiệu quả đạt được, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng bài thuốc.

tỏi trị bệnh trĩ
Tỏi có thể đặt vào hậu môn để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ

Cách làm thuốc đạn tỏi chữa bệnh trĩ như sau:

  • Sử dụng một tép tỏi tươi, bóc vỏ, rửa sạch;
  • Nhúng tép tỏi vào một ít dầu dừa để bôi trơn, làm dịu hậu môn và tăng cường hiệu quả kháng khuẩn;
  • Người bệnh nằm nghiêng trên giường, co chân lên cao và đẩy tép tỏi vào lỗ hậu môn, để yên qua đêm;
  • Vào sáng hôm sau, khi người bệnh đi đại tiện, tép tỏi sẽ được đẩy ra khỏi trực tràng;
  • Áp dụng biện pháp 1 – 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Khi chữa trĩ bằng tỏi, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

1. Tác dụng phụ

Tỏi là gia vị quen thuộc, tuy nhiên một số người có thể bị dị ứng với tỏi. Do đó khi sử dụng có thể dẫn đến nổi mề đay, phát ban, ngứa da, sưng môi, đỏ mắt hoặc buồn nôn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng tỏi chữa bệnh trĩ có thể dẫn đến một số tác dụng phụ khác, chẳng hạn như:

  • Hôi miệng;
  • Mùi cơ thể nặng;
  • Đi tiêu phân lỏng hoặc tiêu chảy;
  • Nóng rát ở miệng;
  • Kích ứng dạ dày, thực quản và đường tiêu hóa;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Tiết nhiều mồ hôi;
  • Ợ nóng;
  • Bỏng rát hậu môn;
  • Lên cơn hen ở bệnh nhân hen suyễn.

Các tác dụng phụ thường tăng lên theo số lượng tỏi người bệnh sử dụng. Do đó, điều quan trọng là áp dụng biện pháp theo hướng dẫn và trao đổi với bác sĩ để tránh các rủi ro liên quan.

2. Tương tác

Đôi khi tỏi có thể làm thay đổi hoạt động của một số loại thuốc cũng như gia tăng nguy tác dụng phụ ở một số người bệnh.

tác dụng phụ khi chữa trĩ bằng tỏi
Không sử dụng tỏi kết hợp với thuốc Tây để tránh tình trạng tương tác thuốc

Cụ thể một số loại thuốc có thể tương tác với tỏi bao gồm:

  • Thuốc điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm HIV, chẳng hạn như Rescriptor hoặc Efavirenz;
  • Thuốc kháng tiểu cầu, chẳng hạn như Aspirin hoặc Ibuprofen;
  • Thuốc tránh thai và một số loại thuốc được chuyển hóa ở gan;
  • Isoniazid, Warfarin hoặc Cyclosporine.

Bên cạnh đó, tỏi có thể tương tác với một số loại thực phẩm, chẳng hạn như:

  • Thịt gà;
  • Trứng;
  • Một số loại cá, chẳng hạn như cá diếc và cá trắm.

Do đó, trước khi chữa bệnh trĩ bằng tỏi, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

3. Lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt

Bên cạnh các lưu ý về thuốc và thực phẩm tương tác với tỏi, người bệnh cần chú ý về lối sống và chế độ ăn uống để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Cụ thể, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, chẳng hạn như bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để làm mềm phần, cũng như hỗ trợ điều trị táo bón;
  • Uống nhiều nước và bổ sung nước từ các loại rau củ quả, trái cây để phòng ngừa táo bón;
  • Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu, điều này có thể gây áp lực lên hậu môn và khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Duy trì vận động và tập thể dục thường xuyên để tăng cường nhu động ruột, phòng ngừa bệnh trĩ;
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê và các chất kích thích để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát;
  • Đi đại tiện ngay khi cần thiết và không nhịn nhu cầu đi đại tiện;
  • Tái khám hoặc trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là biện pháp dân gian phù hợp cho các trường hợp bệnh trĩ nhẹ. Do đó, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Trong trường hợp bị dị ứng hoặc xuất hiện tác dụng phụ, người bệnh nên ngừng áp dụng biện pháp và đến bệnh viện để được xử lý phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android