Chữa Đau Thần Kinh Tọa Tại Nhà

Bài tập vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa tại nhà

Vật lý trị liệu phát huy tác dụng tốt trong việc giảm áp lực đĩa đệm, tăng độ linh hoạt của cột sống, giãn cơ phần hông-thắt lưng-mông. Từ đó, bài tập giúp giảm đau và cải thiện vận động cho bệnh nhân.

  • Xoay gối (Knee rolls): Nằm thẳng, hai tay có thể duỗi dọc thân hoặc đặt dưới đầu. Co hai chân lên, nhẹ nhàng xoay gối sang trái và phải. Lặp lại khoảng 10 lần.
  • Kéo giãn cơ mông (Piriformis stretch): Nằm thẳng, co một chân lên. Dùng tay kéo nhẹ nhàng chân đã co về phía ngực. Giữ 30 giây, sau đó đổi chân và lặp lại động tác.
  • Tư thế bồ câu tập trước (Figure four pose): Nằm ngửa, hai tay có thể duỗi dọc thân hoặc đặt dưới đầu. Co một chân lên, đặt mắt cá chân đó lên đầu gối chân còn lại, hai tay ôm chân đã co kéo về phía ngực. Giữ khoảng 30 giây, sau đó đổi chân và thực hiện lại động tác.
Bài tập xoay gối (Knee rolls)
Bài tập xoay gối (Knee rolls)

Lưu ý quan trọng:

  • Khởi động nhẹ nhàng trước khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu chữa đau thần kinh tọa tại nhà.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để được xây dựng phác đồ vật lý trị liệu phù hợp nhất.
  • Tập với mức tạ ban đầu nhẹ, tăng dần khi thể lực đã cho phép.
  • Ngừng tập ngay nếu thấy đau nhiều, tê bì hay có dấu hiệu bất thường.
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch, loãng xương,… cần đặc biệt lưu ý.

Điều chỉnh tư thế

Điều chỉnh tư thế tưởng chừng là việc nhỏ, nhưng lại đem đến những lợi ích không ngờ trong việc điều trị đau thần kinh tọa:

  • Giảm áp lực lên phần đĩa đệm và cột sống.
  • Hạn chế chèn ép dây thần kinh tọa.
  • Cải thiện tình trạng viêm nhiễm gây đau nhức.
  • Thư giãn cơ bắp, tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể.

Hướng dẫn điều chỉnh tư thế hiệu quả:

Tư thế khi ngồi

  • Ngồi thẳng lưng, hai chân thả lỏng, bàn chân đặt bằng trên sàn nhà
  • Mông chạm tới phần trong cùng của ghế, giữ vai ngay ngắn
  • Dùng gối mỏng đặt sau lưng để hỗ trợ vùng cột sống thắt lưng
  • Hạn chế ngồi một tư thế quá 30 phút, thay vào đó bạn nên vận động và đi bộ nhẹ nhàng.

Tư thế khi đứng

  • Khi đứng, giữ lưng thẳng, không chùng gối. Hơi hóp bụng để hỗ trợ cột sống.
  • Không nên dồn trọng lượng vào 1 bên chân. Bạn chia đều trọng lượng dồn lên 2 chân để tạo thăng bằng, giảm đau.
  • Tránh đứng một chỗ quá lâu. Nên đi lại, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng.

Tư thế khi nằm

  • Chọn nệm có độ cứng vừa phải nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Tránh nằm nệm quá mềm.
  • Nên nằm nghiêng, co nhẹ hai chân. Bạn có thể để một cái gối mỏng giữa 2 đầu gối khi ngủ.
  • Nếu nằm ngửa, đặt một chiếc gối mỏng dưới đầu gối, giúp duy trì đường cong tự nhiên của cột sống.

Lưu ý quan trọng:

  • Chuyển tư thế chậm rãi, nhẹ nhàng, tránh thay đổi đột ngột.
  • Kết hợp điều chỉnh tư thế với các biện pháp giảm đau khác như tập vật lý trị liệu, sử dụng thuốc,… để có kết quả tốt nhất.
  • Nếu sau khi điều chỉnh tư thế, tình trạng đau không cải thiện hoặc nặng thêm, cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc tân dược (nếu cần)

Điều trị đau thần kinh tọa chủ yếu là để giảm các triệu chứng đau, phòng ngừa tình trạng tổn thương thần kinh xấu hơn. Tùy mức độ đau và nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc khác nhau.

Thuốc giảm đau thông thường

  • Paracetamol là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất, có thể dùng cho các cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Paracetamol có ưu điểm ít tác dụng phụ và giá thành hợp lý.
  • Liều dùng cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ và không vượt quá liều tối đa cho phép.
Paracetamol là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất
Paracetamol là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất

Thuốc NSAID

  • Một số loại thuốc chống viêm thường dùng như Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam,… có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả, nhưng có nhiều tác dụng phụ hơn paracetamol, đặc biệt ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
  • Cần lưu ý chống chỉ định nhóm thuốc này với người loét dạ dày tá tràng, suy thận, suy gan.

Thuốc giãn cơ

  • Đau thần kinh tọa thường kèm theo tình trạng co cứng các cơ vùng thắt lưng. Thuốc giãn cơ giúp giảm đau do co cứng cơ, tác dụng nhanh, thích hợp khi dùng phối hợp với các thuốc giảm đau chống viêm khác.
  • Một số thuốc giãn cơ thường được sử dụng: Myonal, Eperisone, Tolperisone,…

Thuốc nhóm Corticosteroid

  • Đây là nhóm thuốc giảm viêm mạnh, hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, corticoid chỉ dùng trong thời gian ngắn với liều giảm dần, và tuyệt đối không tự ý sử dụng do có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu lạm dụng.

Thuốc khác

  • Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật: Đôi khi cũng được sử dụng trong điều trị đau thần kinh tọa, tuy nhiên cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ.
  • Vitamin nhóm B: Hỗ trợ việc cải thiện các triệu chứng đau do tổn thương dây thần kinh.

Mẹo dân gian trị bệnh tại nhà

  • Chườm nóng: Đổ nước nóng (khoảng 40-50 độ C) vào túi chườm hoặc khăn mềm, chườm nhẹ nhàng lên vùng đau khoảng 20-30 phút. Có thể dùng đèn hồng ngoại để tăng hiệu quả giảm đau.
  • Chườm lạnh: Cho nước đá hoặc túi đá lạnh vào khăn mềm, chườm lên vùng thắt lưng hoặc vùng đau lan tỏa khoảng 15-20 phút. Lặp lại 2-3 lần mỗi ngày khi thấy cơn đau xuất hiện.
  • Xoa bóp với ngải cứu: Ngải cứu có tính ấm, vị cay, giúp giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết. Bạn giã nát lá ngải cứu, sao nóng với một ít muối, sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên vùng bị đau.
  • Bài thuốc kết hợp lá lốt tươi, gừng tươi, muối hạt: Chuẩn bị lá lốt tươi (200g), gừng tươi (1 củ), muối hạt. Tiếp đến bạn rửa sạch lá lốt và gừng, giã nát, trộn cùng muối hạt rồi đổ thêm nước ấm (khoảng 3 – 4 lít) dùng ngâm chân trong khoảng 15 – 20 phút.
Bài thuốc kết hợp lá lốt tươi, gừng tươi, muối hạt giảm đau hiệu quả
Bài thuốc kết hợp lá lốt tươi, gừng tươi, muối hạt giảm đau hiệu quả

Người đau thần kinh tọa khi nào cần đến gặp bác sĩ

Thông thường, sau một vài tuần áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, tình trạng đau dây thần kinh tọa sẽ tự thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, cần đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.

  • Cơn đau dữ dội bất thường: Xuất hiện đột ngột, đặc biệt là ở vùng thắt lưng hoặc chân, mức độ đau khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
  • Yếu cơ hoặc tê chân: Cảm giác tê bì hoặc yếu cơ ở chân bên đau có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh nghiêm trọng.
  • Rối loạn đại tiểu tiện: Đi tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu. Đây là biểu hiện của hội chứng đuôi ngựa
  • Các triệu chứng không cải thiện: Mặc dù đã thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà nhưng không có hiệu quả. Thậm chí sốt cao hoặc các triệu chứng nhiễm trùng khác.

Chữa đau thần kinh tọa tại nhà có thể mang lại hiệu quả nhất định trong một số trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android