Phương Pháp Chữa Rò Hậu Môn Bằng Đông Y Và Lưu Ý Cần Nhớ

Chữa rò hậu môn bằng Đông y mang lại hiệu quả cao, an toàn và có thể áp dụng lâu dài. Tuy nhiên các bài thuốc được chỉ định dựa theo thể bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

chữa rò hậu môn bằng đông y
Chữa rò hậu môn bằng Đông y an toàn và hiệu quả cao

Bệnh rò hậu môn theo Đông y

Theo Đông y, rò hậu môn còn được gọi là mạch lươn, giang lậu, trĩ lậu (rò hậu môn liên quan đến bệnh trĩ) hoặc trĩ sang. Đây là bệnh lý hậu môn – trực tràng phổ biến thứ hai, chỉ sau bệnh trĩ.

Theo các y văn cổ, mạch lươn xảy ra khi thấp nhiệt kết uất ở giang môn, khiến khí huyết không thông, dẫn đến uất kết sinh ra sưng, mủ. Theo thời gian, các tổn thương có thể lở loét và hình thành các lỗ rò dẫn đến rò hậu môn.

Dựa vào nguyên nhân bệnh sinh, rò hậu môn được phân thành các thể như:

  • Thể thấp nhiệt;
  • Thể âm hư nội nhiệt;
  • Thể trung khí bất túc;
  • Thể khí huyết lưỡng hư.

Tùy theo thể bệnh và các vấn đề liên quan, rò hậu môn có thể dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Đau hậu môn;
  • Hậu môn lở loét, rò rỉ dịch, mủ;
  • Thân nhiệt tăng hoặc sốt nhẹ;
  • Sưng nóng ở xung quanh khu vực hậu môn;
  • Đau đớn khi ngồi hoặc khi đi đại tiện;
  • Có máu, mủ lẫn trong phân;
  • Xuất hiện nhiều đường ngoằn ngoèo ở hậu môn.

Trong hầu hết các trường hợp, rò hậu môn không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh có thể gây khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, tùy thuộc vào thể bệnh, người bệnh có thể trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Phương pháp chữa rò hậu môn bằng Đông y

Các phương pháp chữa rò hậu môn bằng Đông y phụ thuộc vào thể bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, cụ thể như sau:

1. Thể thấp nhiệt ở đại trường

Rò hậu môn thẻ thấp nhiệt ở đại trường là tình trạng lỗ rò đang bị viêm nhiễm hoặc lỗ rò kín miệng nhưng bên trong bị bội nhiễm.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt nhẹ, có lúc sốt lạnh;
  • Miệng khô, rát, thích uống nước lạnh;
  • Táo bón, khó đi đại tiện, đại tiện phân khô cứng;
  • Dòng nước tiểu ngắn, đi tiểu thường xuyên;
  • Hậu môn sưng đỏ, nóng rát, đau tức;
  • Khi ấn vào vết rò thấy lõm, có khi  ra mủ loãng màu vàng;
  • Lưỡi đỏ, rêu vàng dày;
  • Mạch đập nhanh.
lương y chữa bệnh mạch lươn
Bài thuốc chữa rò hậu môn thể thấp nhiệt ở đại trường

Phép điều trị: Thanh nhiệt hóa thấp.

Bài thuốc: Long Đởm Tả Can thang gia giảm.

Cần chuẩn bị các vị thuốc như:

  • Hoàng cầm 8 – 16 gram;
  • Sài hồ 4 – 12 gram;
  • Lông đỏm thảo 2 – 8 gram;
  • Mộc thông 4 – 8 gram;
  • Sa tiền 12 – 20 gram;
  • Chi tử 8 – 16 gram;
  • Trạch tả 8 – 16 gram;
  • Cam thảo 4 – 8 gram;
  • Qui đầu 8 – 16 gram;
  • Sinh địa 12 – 20 gram.

Sắc các dược liệu thành thuốc, mỗi ngày dùng uống một thang.

2. Thể khí huyết đều hư

Thể bệnh rò hậu môn này xảy ra ở các trường hợp bệnh kéo dài, dẫn đến suy nhược toàn thân. Dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Da nhợt nhạt, sắc mặt trắng bệch;
  • Người gầy gò;
  • Hoa mắt, thị lực kém;
  • Mệt mỏi;
  • Vị trí rò hậu môn không sưng, có màu đỏ tía;
  • Khi ấn vào có thể xuất hiện mủ loãng và gây đau nhẹ;
  • Lưỡi rêu trắng;
  • Mạch nhu hoãn.

Phép điều trị: Bổ khí huyết.

Bài thuốc: Dùng bài Bát Trân thang.

Chuẩn bị các dược liệu:

  • Cam thảo 6 gram;
  • Đẳng sâm 16 gram;
  • Bạch truật 12 gram;
  • Bạch thược 12 gram;
  • Qui đầu 12 gram;
  • Bạch linh 12 gram;
  • Kê huyết đằng 16 gram;
  • Thục địa 20 gram;
  • Xuyên khung 8 gram;
  • Hạ khô thảo 12 gram;
  • Liên kiều 12 gram.

Sắc dược liệu thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.

3. Rò hậu môn thể thấp nhiệt

Thể thấp nhiệt thường gặp ở bệnh nhân rò hậu môn trực tràng do bệnh lao. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt nhẹ;
  • Các triệu chứng kéo dài;
  • Đau nhức bên trong xương;
  • Đổ mồ hôi trộm;
  • Mạch tế sác.

Phép điều trị: Thanh nhiệt dưỡng âm.

Bài thuốc: Dùng bài Thanh Cốt Tán.

Sử dụng các dược liệu:

  • Miết giáp 12 gram;
  • Hoàng liên 8 gram;
  • Thanh hao 16 gram;
  • Địa cốt bì 8 gram;
  • Tri mẫu 8 gram;
  • Tần giao 12 gram;
  • Ngân Sài hồ 8 gram;
  • Cam thảo 4 gram.

Sắc các dược liệu thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.

4. Rò hậu môn thể âm hư nội nhiệt

Ở thể âm hư nội nhiệt, các triệu chứng rò hậu môn bao gồm:

  • Các triệu chứng bệnh kéo dài;
  • Người gầy gò, da khô;
  • Lưỡng quyền đỏ;
  • Thường bị sốt về chiều;
  • Nóng trong người, đại tiện táo bón, tiểu tiện vàng;
  • Lỗ rò hậu môn không nóng không đỏ;
  • Có thể chảy dịch mủ loãng hoặc dính và ướt;
  • Rêu lưỡi vàng khô;
  • Chất lưỡi đỏ;
  • Mạch vô lực hoặc tế sác.
Bài thuốc dân gian chữa rò hậu môn
Bài thuốc Đông y chữa rò hậu môn thể âm hư nội nhiệt

Phép điều trị: Bài nùng sinh cơ, dưỡng âm thanh nhiệt.

Bài thuốc: Thanh Cốt Tán.

Chuẩn bị các dược liệu:

  • Cam thảo 4 gram;
  • Thạch cao 8 gram;
  • Miết giáp 12 gram;
  • Ngân sài hồ 6 gram;
  • Hoàng liên 8 gram;
  • Địa cốt bì 12 gram;
  • Tri mẫu 12 gram;
  • Tần giao 8 gram.

Có thể gia thêm: Đương quy 8 gram, Hoàng kỳ 12 gram, Thương truật 10 gram.

Sắc dược liệu thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.

5. Rò hậu môn thể thấp nhiệt

Rò hậu môn thể thấp nhiệt là bệnh mới vừa mắc hoặc các đợt tái phát cấp tính. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sưng nóng, đỏ, đau đớn tại vị trí lỗ rò;
  • Chảy nước vàng hoặc mủ đặc;
  • Người nóng, sốt;
  • Lưỡi rêu vàng nhớt, chất lưỡi đỏ;
  • Mạch hoạt sác.

Phép điều trị: Giải độc, bài nùng, sinh cơ, thanh nhiệt trừ thấp.

Bài thuốc: Thác lý tiêu độc tán.

Sử dụng các vị thuốc:

  • Sinh hoàng kỳ 12 gram;
  • Tạo giác thích 12 gram;
  • Bạch truật 12 gram;
  • Đương quy 12 gram;
  • Kim ngân hoa 16 gram;
  • Cát cánh 16 gram;
  • Đảng sâm 16 gram;
  • Bạch linh 16 gram;
  • Bạch chỉ 8 gram;
  • Bạch thược 12 gram;
  • Xuyên khung 8 gram.

Sắc các dược liệu thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.

6. Rò hậu môn thể trung khí bất túc

Triệu chứng bao gồm:

  • Người gầy, mệt mỏi, cơ nhão;
  • Lỗ rò hậu môn ướt, thâm tím, thường xuyên chảy dịch nhờn;
  • Không bị sưng, nóng hoặc đỏ;
  • Chán ăn, kén ăn, ăn ít;
  • Lưỡi rêu vàng, chất lưỡi nhạt;
  • Mạch trầm tế.

Phép điều trị: Bổ trung khí, sinh cơ, bài nùng.

Dùng bài thuốc: Bổ trung ích khí gia.

Sử dụng các vị thuốc:

  • Hoàng kỳ 10 gram;
  • Bạch truật 12 gram;
  • Đẳng sâm 12 gram;
  • Trần bì 4 gram;
  • Trích cam thảo 6 gram;
  • Đương quy 12 gram;
  • Gia tạo giác thích 12 gram;
  • Thăng ma 6 gram;
  • Sài hồ 6 gram;
  • Bạch thược 12 gram.

Sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.

7. Rò hậu môn thể khí huyết lưỡng hư

Triệu chứng nhận biết bệnh rò hậu môn thể khí huyết lưỡng hư:

  • Người bệnh gầy gò, xanh xao, da nhợt nhạt, mệt mỏi;
  • Lỗ rò thâm tím;
  • Chảy nhiều mủ loãng;
  • Hậu môn không sưng, nóng hoặc đỏ;
  • Rêu lưỡi vàng, mỏng, chất lưỡi bệu nhạt;
  • Mạch trầm tế.

Phép điều trị: Bổ khí ích huyết.

Bài thuốc: Bát trân gia giảm.

Sử dụng các dược liệu:

  • Đương quy 10 gram;
  • Đẳng sâm 12 gram;
  • Cam thảo 6 gram;
  • Bạch linh 12 gram;
  • Bạch truật 12 gram;
  • Thục địa 12 gram;
  • Xuyên khung 12 gram;
  • Bạch thược 12 gram.

Có thể gia thêm Hoàng kỳ, Tạo giác thích, Kim ngân. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc Đông y chữa rò hậu môn tại chỗ

Bên cạnh các bài thuốc uống trong, phương pháp chữa rò hậu môn bằng Đông y cũng áp dụng các bài thuốc điều trị tại chỗ, chẳng hạn như:

Cách thắt lỗ rò:

Theo Y học cổ truyền, thầy thuốc có thể sử dụng sợi cỏ dại luồn qua 2 đường lỗ rò, sau đó dùng thanh nhiệt khứ hủ, sinh cơ. Sau nửa tháng thì sợi cỏ tụt ra là khỏi.

Cách ngâm rửa:

Sử dụng 50 gram lá trầu không và 5 gram phèn phi, đun sôi với 2 lít nước, để nguội, dùng để ngâm và rửa hậu môn mỗi ngày.

Cây thuốc nam chữa rò hậu môn
Người bệnh có thể dùng bài thuốc Đông y để xông hoặc ngâm rửa điều trị rò hậu môn

Cao dầu:

Cao dầu thường dùng các dược vật có dầu nấu thành cao để tạo thành cao mềm. Thoa cao mềm vào hậu môn là thể bôi trơn, làm dịu da, giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn, tránh tình trạng nứt kẽ hậu môn và hỗ trợ điều trị rò hậu môn.

Lưu ý khi sử dụng cao là không thoa lên khu vực lở loét, chảy mủ để tránh gây bội nhiễm.

Thuốc xông:

Các bài thuốc xông lợi dụng ôn nhiệt, bốc hơi của khí thuốc để điều trị các khu vực bị bệnh. Tác dụng của bài thuốc là thúc đẩy lưu thông khí huyết toàn thân, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ chống viêm, kháng nhiễm trùng và thu nhỏ lỗ rò.

Sử dụng Kim ngân hoa 50 gram, Ngải cứu 30 gram, Xuyên tiêu 30 gram, Mang tiêu 30 gram, đun sôi nhỏ lửa với 1 lít nước trong 5 phút. Đến khi nước vừa đủ ấm thì dùng để xông hậu môn.

Lưu ý khi chữa rò hậu môn bằng Đông y

Chữa rò hậu môn bằng Đông y có độ ăn toàn cao và ít gây tác dụng phụ khi so với thuốc Tây y. Tuy nhiên các chuyên gia Y học cổ truyền cho biết, mỗi thảo dược đều có một tác dụng phụ và chống chỉ định khác nhau. Do đó, để sử dụng thuốc Đông y an toàn, hiệu quả, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

Bên cạnh đó, để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Dùng thuốc đúng thể bệnh để tránh gây mất cân bằng trong cơ thể và đảm bảo hiệu quả điều trị;
  • Không sử dụng thuốc quá liều, điều này có thể gây ngộ độc, suy thận, gan và các rủi ro khác;
  • Không dùng thuốc kéo dài để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể;
  • Đảm bảo phối hợp thuốc đúng hướng dẫn, tránh kết hợp các vị thuốc kỵ, điều này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, thậm chí là tử vong;
  • Không tự ý kết hợp thuốc Đông y và thuốc Tây y, điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Phòng ngừa rò hậu môn tái phát

Rò hậu môn có thể tái phát ngay sau khi điều trị. Để phòng ngừa tình trạng này, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

người bị rò hậu môn nên ăn gì
Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ để tránh táo bón và phòng ngừa rò hậu môn
  • Uống nhiều nước và chất lỏng cần thiết để làm mềm phân, chống táo bón và phòng ngừa rò hậu môn;
  • Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để hỗ trợ chống táo bón, bệnh trĩ cũng như rò hậu môn;
  • Đi đại tiện ngay khi cần thiết;
  • Tránh căng thẳng khi đi đại tiện;
  • Làm sạch hậu môn nhẹ nhàng và lau khô với khăn mềm sạch sau mỗi lần đi đại tiện;
  • Tránh gây kích ứng da, chẳng hạn như hạn chế sử dụng xà phòng thơm hoặc chất tẩy rửa mạnh;
  • Điều trị táo bón, tiêu chảy, bệnh Crohn, viêm đại tràng hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa khác.

Chữa rò hậu môn bằng Đông y là phương pháp phổ biến, an toàn và được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và tránh các rủi ro liên quan, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và thay đổi thói quen sống cũng có thể hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các bài thuốc điều trị, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc chuyên môn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android