Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Sóng Cao Tần – Điều Cần Biết
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp mới, có ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong điều trị bệnh. Cơ chế điều trị bệnh của phương pháp này là chiếu sóng cao tần có tần số phù hợp vào đĩa đệm tổn thương để kéo nhân nhầy trở về vị trí ban đầu. Sau khi thực hiện, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là gì?
Với sự phát triển của nền y học hiện đại thì đã có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh mới được ra đời. Dùng sóng cao tần trị bệnh là phương pháp mới được áp dụng phổ biến trong những năm gần đây. Sóng cao tần là sóng bước dài, có tác dụng làm nóng vật thể khi tiếp xúc nhưng không để lại hệ lụy.
Qua nhiều năm nghiên cứu và phân tích thì sóng cao tần đã được ứng dụng vào trong y học để điều trị bệnh. Cơ thể hoạt động của sóng cao tần là làm nóng một bộ phận nhỏ trên cơ thể, giúp khắc phục và ổn định tổn thương do bệnh lý gây ra. Từ đó, các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Khi bị thoát vị đĩa đệm, dùng sóng cao tần điều trị bệnh có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả khá tốt. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng sóng cao tần có bước sóng phù hợp để chiếu vào vùng đĩa đệm bị tổn thương giúp đốt cháy một phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm. Từ đó, chèn ép lên rễ thần kinh và các mô mềm xung quanh sẽ được giải phóng, mang lại hiệu quả giảm đau.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị nội khoa, không thể thay thế cho phương pháp phẫu thuật. Vì thế, chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ và không mắc các bệnh lý cột sống đi kèm khác. Nếu thực hiện theo đúng liệu trình và chăm sóc đúng cách, hiệu quả điều trị sẽ lên đến 90%.
Đối tượng nên và không nên điều trị bệnh bằng sóng cao tần
Thăm khám chuyên khoa giúp bạn xác định được chính xác tính trạng bệnh của bản thân để có thể đưa ra phương án điều trị cho phù hợp. Thông thường, việc dùng sóng cao tần chỉ thích hợp áp dụng để điều trị bệnh với những trường hợp sau đây:
- Thoát vị đĩa đệm gây tổn thương ở mức độ nhẹ và mức độ chèn ép lên rễ thần kinh chưa nghiêm trọng. Lúc này, nhân nhầy chưa thoát ra bên ngoài quá nhiều và chưa gây rách bao xơ.
- Bệnh gây ra các triệu chứng đau nhức như đau lưng, đau chi, cứng cổ, đau vai,…
- Sau 6 tháng dùng thuốc nhưng tình trạng bệnh không có chuyển biến tốt.
- Không mắc các bệnh lý liên quan đến cột sống khác.
Dùng sóng cao tần chữa thoát vị đĩa đệm với những trường hợp sau đây mang lại hiệu quả không cao nên không được khuyến khích áp dụng:
- Bệnh thoát vị đĩa đệm đã tiến triển sang giai đoạn nặng (nghĩa là bệnh đã chuyển biến nặng, nhân nhầy thoát ra bên quá nhiều, bao xơ đã bị rách hoặc vỡ)
- Thoát vị đĩa đệm do chấn thương cột sống hoặc xảy ra kèm với chấn thương.
- Mắc một số bệnh lý cột sống khác như hẹp ống sống, dị dạng cột sống, ung thư cột sống,…
Quy trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần
Dùng sóng cao tần điều trị thoát vị đĩa đệm cần được thực hiện đúng quy trình để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả mang lại. Thông thường, quá trình điều trị bệnh sẽ được thực hiện dựa trên quy trình sau đây:
+ Thăm khám lâm sàng: Thăm khám lâm sàng giúp bác sĩ hiểu rõ cấu trúc cột sống cũng như mức độ thoát vị của nhân nhầy. Đồng thời, bác sĩ sẽ yêu cầu đo điện cơ để đánh giá mức độ chèn ép của nhân nhầy lên rễ thần kinh. Sau khi trải qua quá trình thăm khám, bác sĩ mới đưa ra quyết định có nên điều trị bệnh bằng sóng cao tần hay không.
+ Chuẩn bị thiết bị: Để quá trình điều trị bệnh có thể diễn ra một cách tốt nhất, chuyên viên y tế sẽ chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ y tế và hệ thống máy móc cần thiết cho quá trình điều trị. Cụ thể là máy chụp x-quang, máy tạo sóng cao tần, kim đốt, bông băng, kéo, thuốc,…
+ Tiến hành điều trị:
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê toàn thân giúp giảm cảm giác đau nhức cũng như khó chịu, từ đó quá trình điều trị sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
- Sử dụng đầu kim rỗng ruột chèn vào khu vực đau thông qua sự trợ giúp của đèn huỳnh quang để đưa sóng cao tần vào vùng đĩa đệm bị tổn thương.
- Bác sĩ sẽ điều chỉnh mức bước sóng cho phù hợp kết hợp đưa nguồn điện 40 – 70 độ C vào đĩa đệm. Từ đó, nhân nhầy sẽ được đẩy trở về vị trí ban đầu và giảm áp lực lên các cơ quan xung quanh
+ Theo dõi sau điều trị: Sau khi kết thúc quá trình điều trị, người bệnh sẽ được yêu cầu ở lại để theo dõi trong khoảng 5 – 6 giờ hoặc nội trú vài ngày. Lúc này, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của người bệnh, nếu có dấu hiệu bất thường sẽ sớm phát hiện và đưa ra biện pháp xử lý đúng cách. Nếu không phát sinh triệu chứng bất thường, người bệnh có thể ra về và tiến hành chăm sóc tại nhà.
Hướng dẫn chăm sóc sau điều trị bệnh bằng sóng cao tần
Sau khi kết thúc liệu trình điều trị và trở về nhà, người bệnh cần nghỉ ngơi và có thể trở lại công việc sau 10 ngày. Trong thời gian này bạn cần chăm sóc sức khỏe đúng cách để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện. Một số điều mà người bệnh cần lưu ý sau điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là:
- Hạn chế đi lại hoặc vận động mạnh trong 10 ngày đầu sau điều trị, thay vào đó hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Khi nghỉ ngơi, người bệnh cần chú ý không ngồi quá lâu.
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tại nhà để ổn định cấu trúc cột sống và cải thiện khả năng vận động.
- Không nên tham gia giao thông trong 1 tháng đầu để tránh gây áp lực lên đĩa đệm. Tình trạng xóc khi điều khiển phương tiện giao thông có thể khiến nhân nhầy lệch khỏi vị trí ban đầu và tái phát bệnh trở lại
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học và phù hợp với tình trạng bệnh. Nói không với các loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tổn thương như thuốc lá, đồ uống có cồn, nước giải khát đóng chai,…
- Sau khi tình trạng bệnh đã ổn định, bạn có thể tham gia một số bộ môn thể thao đơn giản để nâng cao sức khỏe như yoga, thiền định, đi bộ nhẹ nhàng,…
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra mức độ phục hồi. Nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.
Có nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần không?
Ở mỗi phương pháp điều trị bệnh đều có tồn tại ưu và nhược điểm riêng, người bệnh cần nắm rõ để có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân nhất. Một số ưu – nhược điểm khi điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là:
+ Ưu điểm:
- Khả năng điều trị khỏi lên đến 90%
- Ít xâm lấn nên có độ an toàn, không gây đau đớn hay chảy máu, hạn chế được các biến chứng sau thực hiện.
- Thời gian điều trị nhanh, chỉ khoảng 30 phút cho một liệu trình
- Sau khoảng 24 giờ, người bệnh có thể đi lại và sinh hoạt nhẹ nhàng.
+ Nhược điểm:
- Chỉ thích hợp áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ
- Hiệu quả mang lại còn phụ thuộc vào các yếu tố như cơ địa, chế độ chăm sóc,…
- Chỉ thực hiện tại những bệnh viện lớn thuộc tuyến trung ương do yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao và bệnh viện phải có đầy đủ trang thiết bị.
- Chi phí cao (dao động trên dưới 30 triệu đùng), không phải ai cũng có thể thực hiện
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao và ít phát sinh biến chứng nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!