17 Cách Chữa Vảy Nến Bằng Thuốc Nam

Với ưu điểm an toàn, tiết kiệm, các mẹo chữa vảy nến bằng thuốc Nam trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều người bệnh. Vậy đâu là các bài thuốc tốt, đem lại hiệu quả cao mà người bệnh nên dùng? Để làm rõ thắc mắc này, bạn đọc đừng bỏ lỡ các nội dung được Vietmec chia sẻ trong vài viết dưới đây.

Tìm hiểu danh sách các cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam hiệu quả nhất hiện nay

Top 17 cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam

Vảy nến là tình trạng cơ thể xuất hiện các mảng da bị tổn thương, có vảy sừng, màu đỏ hoặc trắng gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đây là bệnh da liễu mãn tính, khó điều trị dứt điểm, tỷ lệ xuất hiện khá lớn và xảy ra đồng đều ở cả nam và nữ.

Các bài thuốc Nam trị vảy nến được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế qua ngàn đời, đem lại hiệu quả làm dịu triệu chứng và loại bỏ phản ứng viêm nhiễm. Bên cạnh đó, một số bài thuốc còn sở hữu công dụng cấp ẩm, đẩy nhanh quá làm lành tổn thương. Đặc biệt, với nguyên liệu chính là thảo dược thiên nhiên đảm bảo tính an toàn, bài thuốc Nam được đánh giá cao trong điều trị các bệnh lý mãn tính như vảy nến.

Dưới đây là một số cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam cho hiệu quả cao, được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng.

1. Sâm đại hành

Sâm đại hành là một trong những vị thuốc Nam nổi tiếng trị bệnh vảy nến á sừng được lưu truyền trong dân gian. Sâm đại hành có vị ngọt, tính ấm, giúp sát trùng, tiêu viêm, bổ máu…

Cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam với sâm đại hành như sau:

  • Nguyên liệu: 15 – 20g sâm đại hành.
  • Cách thực hiện: Sâm đại hành đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc. Nước thuốc được chia thành nhiều phần dùng trong ngày, chú ý không dùng nước thuốc để qua đêm.

2. Cây lược vàng

Cây lược vàng chứa nhiều hoạt chất quý như PP, Flavonoid, Sulfolipid, Triacyglyceride, vitamin B12… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau hiệu quả. Cách thức ứng dụng cây lược vàng trong điều trị vảy nến như sau:

  • Nguyên liệu: 3 – 5 lá lược vàng tươi và mật ong nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Lá lược vàng sau khi rửa sạch đem cắt nhỏ, giã nát và vắt lấy nước cốt. Bã lá lược vàng đem đắp lên vùng da bị tổn thương. Nước cốt pha cùng với mật ong và uống trước khi ăn.

3. Sử dụng lá khế

Theo y học cổ truyền, lá khế có tính hàn đem lại hiệu quả thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm. Song song với đó, y học hiện đại cũng chứng minh trong lá khế chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên nhờ vậy mang lại hiệu quả trị bệnh cao.

Lá khế giúp sát trùng, tiêu viêm, thanh nhiệt, lợi tiểu
Lá khế giúp sát trùng, tiêu viêm, thanh nhiệt, lợi tiểu

Cách sử dụng lá khế trong điều trị vảy nến như sau:

  •  Nguyên liệu: Lá khế.
  • Cách thực hiện: Lá khế đem rửa sạch, ngâm với nước muối nhằm loại bỏ các tạp chất. Người bệnh cho lá khế vào nồi đun cùng 2 – 3 lít nước, khi nước sôi cho thêm vào một chút muối biển và tiếp tục đun thêm 5 phút. Nước lá khế được dùng để tắm, tần suất thực hiện 3 lần/tuần.

4. Trị bệnh bằng muối biển

Muối biển có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm và làm dịu các cơn ngứa ngáy. Nhờ vậy, loại nguyên liệu quen thuộc và không tốn kém này được sử dụng khá phổ biến trong điều trị và kiểm soát các triệu chứng của vảy nến.

Cách sử dụng muối biển trong điều trị vảy nến đơn giản, an toàn như sau:

  • Nguyên liệu: Một nắm muối biển.
  • Cách thực hiện: Bỏ muối biển vào nước tắm, người bệnh ngâm mình trong dung dịch này khoảng 15 phút. Sau đó, người bệnh tiến hành lau khô cơ thể và thoa kem dưỡng ẩm.

5. Sử dụng cỏ mần trâu

Cỏ mần trâu có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết nhờ vậy đem lại hiệu quả điều trị các vấn đề về da liễu, đường tiết niệu, sỏi thận… Để trị vảy nến với cỏ mần trâu, người bệnh thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: Cỏ mần trâu.
  • Cách thực hiện: Cỏ mần trâu đem rửa sạch và cho vào cối giã cùng một chút muối hạt. Tiếp theo, đắp cỏ lên vùng da bị bong tróc trong khoảng 20 phút rồi rửa lại da với nước sạch.

6. Cây lu lu đực

Câu lu lu đực sở hữu hàm lượng các hoạt chất chống oxy hóa cao, giúp đem lại công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, diệt nấm trên da. Nếu bạn đọc còn đang thắc mắc: “Cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam nào tốt?” thì có thể tham khảo sử dụng loại thảo dược này.

Cây lu lu đực sở hữu các hoạt chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, diệt nấm, khắc phục các triệu chứng của vảy nến
Cây lu lu đực sở hữu các hoạt chất chống oxy hóa giúp kháng viêm, diệt nấm, khắc phục các triệu chứng của vảy nến

Cách chữa vảy nến bằng cây lu lu đực như sau:

  • Nguyên liệu: Ngọn và lá cây lu lu đực.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem rửa sạch, ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút rồi đem giã nát, ép lấy nước cốt. Người bệnh vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương rồi thoa nước cốt cây lu lu đực lên, sau khoảng 15 – 20 phút thì rửa lại với nước sạch.

7. Nha đam

Nha đam là một trong những vị thuốc Nam trị vảy nến có dược tính cao, giúp thanh nhiệt, thải độc, tiêu viêm và dưỡng ẩm da. Bên cạnh đó, nha đam còn chứa collagen, Elastin, Axit Gamma Linolenic đem lại hiệu quả chống oxy hóa kích thích quá trình phục hồi, tái tạo da và làm lành tổn thương.

Cách sử dụng nha đam trong trị bệnh an toàn, hiệu quả như sau:

  • Nguyên liệu: Nhánh nha đam tươi.
  • Cách thực hiện: Nha đam đem lột vỏ, cạo lấy phần gel rồi thoa đều lên vùng da mắc bênh. Để nha đam khô tự nhiên sau khoảng 10 phút rồi mặc lại trang phục như bình thường.

8. Sài đất

Sài đất có tác dụng giảm viêm, chống sưng, loại bỏ vảy da chết và kiểm soát diện tích tổn thương. Không những vậy, loại thảo dược này còn được chứng minh đem lại hiệu quả làm mát da, giảm tình trạng ngứa ngáy và đẩy nhanh hiệu quả phục hồi da.

Chữa vảy nến bằng thuốc Nam với sài đất là một trong những phương pháp hiệu quả mà người bệnh đáng lưu tâm
Chữa vảy nến bằng thuốc Nam với sài đất là một trong những phương pháp hiệu quả mà người bệnh đáng lưu tâm

Cách thức chữa vảy nến bằng thuốc Nam với sài đất như sau:

  • Nguyên liệu: Sài đất (một nắm).
  • Cách thực hiện: Sài đất đem rửa sạch rồi ngâm cùng nước muối trong khoảng 10 – 15 phút. Tiếp theo, cắt sài đất thành khúc nhỏ, cho vào nồi đun cùng 2 lít nước. Pha nước sài đất với nước lạnh và dùng nước này để tắm.

9. Tinh dầu trà xanh

“Cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam hiệu quả” sử dụng trà xanh là một trong những lựa chọn đáng tham khảo. Bởi lẽ, trong trà xanh chứa nhiều hoạt chất có lợi như  Epigallocatechin Gallate (EGCG), Epicatechin, Flavanol… có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cách sử dụng trà xanh trong điều trị vảy nến đơn giản như sau:

  • Nguyên liệu: Tinh dầu trà xanh.
  • Cách thực hiện: Người bệnh vệ sinh sạch cơ thể rồi dùng tinh dầu trà xanh thoa kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng da bị mắc bệnh. Sau khoảng 5 phút để tinh dầu thấm trên da thì vệ sinh lại da bằng khăn sạch.

10. Cây muồng trâu

Theo y học cổ truyền, muồng trầu có tác dụng sát khuẩn, giải nhiệt, chống viêm, tiêu độc và lợi tiểu. Song song với đó, các nhà khoa học cũng tìm ra hoạt chất Anthraquinone – có tác dụng giảm ngứa bên trong thảo dược này. Vì vậy, muồng trầu được ứng dụng rất phổ biến trong các phương thức chữa vảy nến dân gian.

Cách ứng dụng muồng trầu trong trị bệnh hiệu quả như sau:

Nguyên liệu: Một nắm lá muồng trâu.

Cách thực hiện: 

  • Lá muồng trâu đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng nhằm loại bỏ vi khuẩn, tạp chất.
  • Xay nguyễn thảo dược với nước ấm, lọc bỏ bã rồi cho nước cốt vào nồi đun sôi đến khi nước sệt lại.
  • Sau khi nước muồng trầu nguội, người bệnh dùng tăm bông thấm nước thuốc rồi thoa đều lên vùng da bị vảy nến.
  • Thực hiện liên tục 3 – 4 lần/ngày, sau khoảng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả cải thiện rõ rệt.

11. Lá lốt

Lá lốt có vị cay, tính ấm, đem lại công dụng sát khuẩn, tiêu viêm và giảm đau hiệu quả. Không những vậy, bên trong thảo dược quen thuộc này còn chứa một hàm lượng lớn các chất giảm ngứa, ức chế quá trình tái tạo vảy da, hỗ trợ cấp ẩm và làm dịu da như Alkaloid, Benzyl Axetat, Beta – Caryophylen, vitamin A, E, C…

Lá lốt sở hữu một loạt các hoạt chất quý báu giúp kiểm soát triệu chứng, đẩy nhanh quá trình làm lành da
Lá lốt sở hữu một loạt các hoạt chất quý báu giúp kiểm soát triệu chứng, đẩy nhanh quá trình làm lành da

Cách sử dụng lá lốt trong điều trị vảy nến như sau:

  • Nguyên liệu: Một nắm lá lốt tươi.
  • Cách thực hiện: Lá lốt tươi đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút rồi đem giã nát hoặc xay nhuyễn. Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương rồi đắp lá lốt lên, dùng băng gạc cố định lại. Sau khoảng 30 phút, người bệnh rửa sạch lại da và thoa kem dưỡng ẩm.

12. Cây vòi voi

Cây vòi voi có vị đắng, tính hàn, tốt cho tỳ thận đồng thời còn hỗ trợ thanh nhiệt, giảm đau, chống viêm. Người ta cũng tìm thấy trong cây vòi voi nhiều hoạt chất có khả năng chống oxy hóa cao nhờ vậy giúp giảm ngứa và kiểm soát tình trạng tổn thương trên da.

Cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam với cây vòi voi như sau:

  • Nguyên liệu: 2 – 3 cây vòi voi.
  • Cách thực hiện: Cây vòi voi đem rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm nước cốt vòi voi và đắp lên vùng da bị mắc bệnh. Sau khoảng 30 phút, người bệnh lấy bông ra và rửa sạch lại da.

13. Củ khúc khắc

Củ khúc khắc hay còn được biết đến với tên gọi khá là thổ phục linh, có vị ngọt, tính bình giúp thanh nhiệt, khử phong thấp. Vì vậy, vị thuốc Nam này thường được sử dụng trong điều trị những vấn đề về đau xương khớp cũng như các bệnh lý ngoài da như vảy nến.

Cách ứng dụng củ khúc khắc trong điều trị vảy nến như sau:

  • Nguyên liệu: 80g củ khúc khắc cùng 100g cải trời.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước đến khi cạn còn khoảng 300 – 400ml. Nước thuốc được chia thành nhiều phần và dùng hết trong ngày.

14. Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, được quy vào kinh phế, tỳ vị. Với công dụng sát khuẩn, kháng viêm, trừ phong… từ đó đem lại hiệu quả trị vảy nến.

Lá trầu không đem lại hiệu quả sát khuẩn, kháng viêm, tiêu phong...
Lá trầu không đem lại hiệu quả sát khuẩn, kháng viêm, tiêu phong…

Hướng dẫn cách sử dụng lá trầu không trong điều trị vảy nến như sau:

  • Nguyên liệu: 10 – 15 lá trầu không bánh tẻ.
  • Cách thực hiện: Lá trầu không đã rửa sạch được cho vào nồi đun cùng 2 lít đến khi nước chuyển màu thì thêm vào một chút muối hạt. Nước lá trầu không đem pha loãng và dùng để tắm hàng ngày.

15. Sử dụng sả

Trong thành phần của sả chứa Alpha Citral và Beta Citral có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nhiễm. Ngoài ra, chúng còn đem lại hiệu quả khắc phục, tiêu diệt các tác nhân gây tình trạng viêm da, vảy nến, mề đay

Cách sử dụng sả trong điều trị vảy nến như sau:

  • Nguyên liệu: 5 – 10 cây sả.
  • Cách thực hiện: Sả đem rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ rồi cho vào nồi đun cùng nước cho tinh dầu trong sả tiết ra. Người bệnh thực hiện xông hơi vùng da bị tổn thương với nước sả, tần suất 3 – 4 lần/tuần sẽ thấy hiệu quả chuyển biến rõ rệt.

16. Chữa vảy nến bằng thuốc nam với củ nghệ vàng

Nghệ vàng có tính ấm, vị cay đem lại công dụng hành khí, phá huyệt, thông kinh, tiêu mủ. Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, hoạt chất curcumin có trong nghệ tươi giúp chống oxy, ngăn chặn tình trạng tăng sinh tế bào quá mức, hỗ trợ thông mật, lợi gan.

Cách sử dụng nghệ tươi trong điều trị vảy nến như sau:

  • Nguyên liệu: Nghệ tươi.
  • Cách thực hiện: Nghệ tươi sau khi rửa sạch được thái thành các lát nhỏ, đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương và giữ nguyên như vậy trong khoảng 15 – 20 phút. Duy trì thực hiện đều đặn 3 lần/ngày sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể.

17. Sử dụng dầu dừa

Y học hiện đại chứng minh rằng, dầu dừa sở hữu một loạt các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau rát, ngứa ngáy hiệu quả như Axit Oleic, Axit Panmitic, Axit Lauric… Ngoài ra, dược liệu dễ kiếm này còn hỗ trợ cung cấp độ ẩm giúp da mềm mượt và nhanh chóng phục hồi.

Dầu dừa giúp khắc phục phản ứng viêm, cấp ẩm giúp da mềm mượt và nhanh chóng phục hồi
Dầu dừa giúp khắc phục phản ứng viêm, cấp ẩm giúp da mềm mượt và nhanh chóng phục hồi

Cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam với dầu dừa như sau:

  • Nguyên liệu: Dầu dừa nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Thoa đều dầu dừa lên vùng da bị tổn thương và kết hợp massage trong khoảng 10 phút rồi giữ dầu dừa trên da đến khi khô hẳn. Sau khoảng 1 – 2 tiếng thì lau sạch lại da bằng một chiếc khăn ẩm.

Một số lưu ý khi chữa vảy nến bằng thuốc Nam

Trong quá trình sử dụng thuốc Nam trị vảy nến, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những nội dung sau:

  • Thuốc Nam sử dụng các thảo dược thiên nhiên có dược lực thấp, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
  • Bài thuốc Nam chỉ phù hợp với tình trạng bệnh ở thể nhẹ, với những bài thuốc bôi cần tránh dùng với các vết thương hở.
  • Trong trường hợp thấy xuất hiện các dấu hiệu lạ, người bệnh cần dừng việc dùng thuốc và đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra, thăm khám.
  • Chú ý hoạt động vệ sinh, chăm sóc da nhất là các vùng da bị tổn thương.
  • Tránh để da tiếp xúc với hóa chất, khói bụi…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Tránh để dung nạp vào cơ thể các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, có khả năng gây kích ứng cao.
  • Không sử dụng các chất kích thích có hại như đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lào…
  • Giữ trạng thái tinh thần cân bằng, tránh để cơ thể làm việc quá sức, ngủ không đủ giấc.

Trên đây là các phương pháp chữa vảy nến bằng thuốc Nam đem lại hiệu quả cao. Tùy vào từng trường hợp, mức độ bệnh mà người mắc có thể linh hoạt trong việc chọn lựa các bài thuốc khác nhau. Nếu áp dụng không thấy có chuyển biến hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra, thăm khám.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android