Cách Chữa Viêm Đường Tiết Niệu Tại Nhà

Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà là một biện pháp đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao. Người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược quen thuộc để chữa bệnh như tỏi, ngải cứu, lá trầu không… Tuy nhiên, để áp dụng như thế nào cho đúng, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản, hiệu quả

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày và tâm lý của người bệnh. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề như viêm tắc vòi trứng, viêm tuyến tiền liệt, vô sinh, sinh non… 

Thay vì sử dụng các loại thuốc kháng sinh, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian lành tính, an toàn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng các biện pháp dân gian khi bệnh mới xuất hiện với triệu chứng nhẹ.

Dưới đây là TOP 15 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả nhất hiện nay:

Sử dụng tỏi

Tỏi là một thực phẩm quen thuộc của người Việt làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Không chỉ vậy, tỏi còn là một thảo dược quý có nhiều công dụng chữa bệnh.

Theo nghiên cứu, củ tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên như Glycogen, Allicin… Các hoạt chất này có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm rất hiệu quả. Hơn nữa, hàm lượng vitamin A, C, B, trong tỏi sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng từ sâu bên trong. 

Người bệnh có thể sử dụng tỏi chữa viêm đường tiết niệu
Người bệnh có thể sử dụng tỏi chữa viêm đường tiết niệu

Nguyên liệu: Chuẩn bị 3 – 4 nhánh tỏi.

Cách thực hiện:

  • Bạn lột sạch tỏi, rửa với nước rồi thái thành từng lát mỏng.
  • Bạn để tỏi phơi ngoài không khí trong 15 phút. Các chất kháng sinh trong tỏi sẽ tương tác với oxy và sản sinh ra các thành phần phòng ngừa bệnh ung thư.
  • Người bệnh ăn trực tiếp tỏi sống đã chuẩn bị.

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm tỏi trong các bữa ăn hàng ngày nếu không thể ăn sống. Tuy nhiên, khi chế biến, các hoạt chất trong tỏi sẽ phần nào bị biến đổi và suy giảm. 

Lá huyết dụ

Lá huyết dụ được áp dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y chữa viêm đường tiết niệu. Loại lá này có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, cầm máu và bồi bổ khí huyết cho cơ thể. 

Nguyên liệu: Chuẩn bị 30g lá huyết dụ tươi.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch lá huyết dụ, để ráo rồi cắt thành từng khúc nhỏ.
  • Cho lá vào 500ml nước lọc đun sôi. 
  • Khi nước sôi, bạn chắt nước ra bát, để nguội và uống hàng ngày. 
  • Người bệnh áp dụng bài thuốc đều đặn mỗi ngày đến khi các triệu chứng giảm hẳn. 

Nha đam

Nha đam (hay còn gọi là lô hội) là một thảo dược được áp dụng nhiều trong các bài thuốc trị viêm đường tiết niệu tại nhà. Loại cây này có chứa hàm lượng các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn cao như Axit salixylic, Enzyme Bradykinin và Chromone C-Glucosylv… Bên cạnh đó, nha đam còn có khả năng ức chế sự sản sinh axit và hỗ trợ thanh lọc, giải nhiệt cơ thể.

Nha đam có đặc tính kháng khuẩn, thanh nhiệt và lợi tiểu
Nha đam có đặc tính kháng khuẩn, thanh nhiệt và lợi tiểu

Nguyên liệu: Chuẩn bị vài nhánh nha đam.

Cách thực hiện:

  • Bạn lột sạch vỏ nha đam và loại bỏ lớp nhựa bên ngoài.
  • Bạn cạo lấy phần thịt nha đam và cho vào máy xay lấy nước.
  • Uống nước nha đam 2 lần/ngày để cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu.

Lưu ý: Cách điều trị này không phù hợp cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Những người đang sử dụng thuốc nhuận tràng cũng không nên uống nha đam vì có thể gây tổn thương gan, thận. 

Hoa cúc tím

Hoa cúc tím là một trong những vị thuốc chữa viêm tiết niệu bằng Đông y hiệu quả. Hoa có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn cao. Không chỉ được sử dụng để chữa viêm đường tiết niệu, hoa cúc tím còn được sử dụng rộng rãi cho một số bệnh khác như viêm họng, viêm tai giữa.

Nguyên liệu: 10g hoa cúc tím sấy khô, 1 thìa mật ong.

Cách thực hiện:

  • Bạn cho hoa cúc tím khô vào ấm sứ, thêm 200ml nước sôi và ủ trong 5 phút.
  • Thêm vào đó 1 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều và uống.
  • Bạn có thể gia giảm lượng mật ong tùy theo khẩu vị của mình. 

Lá trà xanh

Lá trà xanh hay còn gọi là chè xanh là một loại thảo dược đặc tính kháng khuẩn tự nhiên rất tốt. Tinh dầu lá trà xanh có chứa hàm lượng tanin, flavonoid, vitamin A, C, B5, B3… rất cao. Các hoạt chất này có tác dụng lợi tiểu và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Ngoài ra, lá trà xanh còn có công dụng điều trị các bệnh như viêm âm đạo, sỏi thận, viêm tuyến tiền liệt…

Lá trà xanh có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt
Lá trà xanh có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt

Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 ít lá trà xanh tươi.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch lá trà xanh, đun sôi rồi lấy nước uống hàng ngày.
  • Duy trì uống nước trà xanh đều đặn đến khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá trà xanh để ngâm rửa cơ quan sinh dục. Cách này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn, vi nấm xâm nhập vào bên trong. 

Tuy nhiên, những người mắc bệnh gan, dạ dày, thiếu máu, bệnh tim, mất ngủ, cao huyết áp và loãng xương không nên uống nước trà xanh để chữa bệnh. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên uống quá nhiều nước trà xanh mỗi ngày để tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Tốt nhất, bạn chỉ nên dùng tối đa 2 tách trà xanh mỗi ngày. 

Nước ép bưởi

Lượng vitamin C trong nước ép bưởi sẽ làm tăng lượng axit trong nước tiểu. Từ đó giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong bàng quang và niệu đạo. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C dồi dào còn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. 

Nguyên liệu: Chuẩn bị ½ trái bưởi tươi, ½ thìa cà phê mật ong.

Cách thực hiện:

  • Bạn tách lấy phần ép bưởi và cho vào máy xay sinh tố.
  • Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ bã và thu được phần nước cốt bưởi.
  • Thêm mật ong, khuấy đều hỗn hợp và thưởng thức.
  • Người bệnh nên sử dụng một cốc nước ép bưởi mỗi ngày. 

Việt quất

Việt quất là một loại quả mọng nước chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều proanthocyanidin – một hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn gây hại bám vào thành niệu quản và bàng quang. Từ lâu, uống nước ép quả việt quất là một mẹo chữa viêm đường tiết niệu nữ phổ biến ở châu Mỹ và châu Âu.

Hoạt chất trong quả việt quất có tác dụng kháng viêm hiệu quả
Hoạt chất trong quả việt quất có tác dụng kháng viêm hiệu quả

Nguyên liệu: 20g quả việt quất tươi, một ít muối trắng.

Cách thực hiện:

  • Bạn sơ chế và rửa sạch quả việt quất. Cho quả vào máy xay nhuyễn với 50ml nước.
  • Thêm vào nước một ít muối trắng, xay thêm 1 phút nữa. 
  • Bạn đổ hỗn hợp qua rây rồi lọc lấy nước cốt.
  • Người bệnh uống trực tiếp nước ép việt quất, uống mỗi ngày 1 ly. 

Giấm táo

Giấm táo được ví như một dung dịch kháng sinh tự nhiên và thường được phái đẹp sử dụng để trị mụn và chăm sóc da. Đây cũng là một bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản và hiệu quả cao. 

Sở dĩ giấm táo có tác dụng chữa viêm tiết niệu là bởi nó có chứa nhiều enzyme, khoáng chất có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn cực kỳ tốt.

Nguyên liệu: 1 muỗng giấm táo, 2 muỗng canh mật ong.

Cách thực hiện:

  • Bạn trộn giấm táo và mật ong lại với nhau.
  • Uống trực tiếp hỗn hợp mỗi ngày để điều trị bệnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng giấm táo pha với nước ấm để lau rửa cơ quan sinh dục. Cách này giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.

Cây bồ công anh

Sử dụng rễ cây bồ công anh là một trong những cách điều trị viêm đường tiết niệu bằng Đông y được lưu truyền rộng rãi. Theo y học cổ truyền, rễ bồ công anh có vị đắng, tính lạnh. Công dụng chính của vị thuốc này là tiêu sưng, trừ độc và loại bỏ viêm nhiễm.

Bạn có thể sử dụng rễ cây bồ công anh chữa viêm đường tiết niệu
Bạn có thể sử dụng rễ cây bồ công anh chữa viêm đường tiết niệu

Nguyên liệu: 20g rễ bồ công anh sấy khô.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch rễ cây bồ công anh với nước để loại bỏ bùn đất, tạp chất.
  • Cho rễ vào nồi cùng với 500ml nước lọc và đun sôi.
  • Bạn chắt lấy phần nước thuốc, đợi nước nguội rồi uống trực tiếp.
  • Bạn có thể uống nước bồ công anh hàng ngày để thay thế cho nước lọc. 

Rau diếp cá

Diếp cá là một loại rau quen thuộc thường dùng để ăn sống. Theo Đông y, diếp cá có tính lạnh, tác dụng vào kinh phế và hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm nhiễm bàng quang, bí tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu…

Nguyên liệu: 1 bó rau diếp cá.

Cách thực hiện:

  • Bạn nhặt bỏ các lá úa, sâu và rửa sạch rau.
  • Bạn có thể ăn rau diếp cá như một loại rau ăn sống hoặc cho vào máy xay lấy nước.
  • Bạn cho hỗn hợp nước rau diếp cá ra cốc và cho thêm một chút đường để dễ uống.
  • Nếu không chịu được mùi tanh của rau diếp cá, bạn có thể phơi khô và sao nóng lá để lấy nước uống hàng ngày. 

Cây mã đề

Mã đề là một vị thuốc dân gian quen thuộc trị bệnh viêm đường tiết niệu cho cả nam và nữ giới. Theo y học cổ truyền, mã đề có tính mát, vị ngọt nên thích hợp dùng để điều trị bệnh tiểu rắt, tiểu buốt, viêm tiết niệu.

Nguyên liệu: Chuẩn bị 20g mã đề tươi, 20g cây đồng tiền, 5g rễ cỏ tranh.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước rồi đem đun với nước sôi.
  • Người bệnh uống phần nước thuốc, bỏ phần bã.
  • Bạn nên áp dụng bài thuốc đều đặn hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Râu ngô

Râu ngô là một trong những vị thuốc chữa bệnh về thận được dân gian lưu truyền rộng rãi. Hơn nữa, râu ngô còn có tác dụng lợi tiểu, điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả bởi nó có chứa hàm lượng vitamin A, C, B2, B1 dồi dào. Bài thuốc từ râu ngô giúp thanh nhiệt, giải độc, thu hẹp ổ viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Râu ngô giúp thu hẹp ổ viêm nhiễm và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công hệ tiết niệu
Râu ngô giúp thu hẹp ổ viêm nhiễm và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công hệ tiết niệu

Nguyên liệu: 1 nắm râu ngô còn tươi (bạn nên lựa chọn râu ngô có màu đỏ nghiêng nâu vì có chứa nhiều dưỡng chất hơn).

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch râu ngô, cho vào nồi đun với nước trong 15 phút.
  • Bạn uống nước râu ngô 2 lần mỗi ngày trước bữa ăn.
  • Bạn có thể kết hợp uống nước râu ngô với mã đề để nâng cao hiệu quả điều trị.

Hạt dành dành

Hạt dành dành là một vị thuốc nam quý hiếm với tên gọi khác là chi tử. Thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc cơ thể và mát gan. Bạn có thể sử dụng hạt dành dành để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ngay tại nhà.

Nguyên liệu: 10g hạt dành dành, 30g đường phèn, 30g đậu xanh và đậu đen, 50g gạo.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên rồi cho vào nồi nấu thành cháo.
  • Nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị của người ăn.
  • Bạn dùng cháo khi còn ấm và ăn trong 3 ngày liên tục để cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu. 

Lá trầu không

Lá trầu không chứa hàm lượng các chất kháng sinh tự nhiên rất cao. Do đó, lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, điều trị viêm nhiễm hiệu quả. Bạn có thể áp dụng bài thuốc từ lá trầu không để chữa bệnh viêm đường tiết niệu tại nhà nhằm tiết kiệm chi phí.

Bạn có thể chữa viêm đường tiết niệu từ lá trầu không
Bạn có thể chữa viêm đường tiết niệu từ lá trầu không

Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không tươi, không sâu.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch lá trầu không với nước, cho vào cối giã nhuyễn.
  • Cho nước sạch vào lá rồi đun sôi.
  • Bạn chắt lấy nước để nguội, bỏ phần lá.
  • Dùng nước lá trầu không để lau rửa bộ phận sinh dục.
  • Người bệnh không nên thụt rửa quá sâu vì có thể gây tổn thương đến các bộ phận bên trong.
  • Thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày trong khoảng 1 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Ngải cứu

Ngải cứu là một vị thuốc dân gian quen thuộc của người Việt. Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, cầm máu hiệu quả. Người mắc bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu có thể áp dụng bài thuốc từ ngải cứu để phục hồi nhanh chóng.

Nguyên liệu: 20g lá ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch lá ngải cứu, cho vào nồi với 400ml nước lọc và đun sôi.
  • Chắt nước thuốc ra bát và uống khi còn ấm.

Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà

Để các bài thuốc dân gian phát huy công dụng tối đa, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch và sơ chế đúng cách để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
  • Người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình lọc và bài tiết nước tiểu.
  • Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin khi bị viêm đường tiết niệu. Thực phẩm này có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và phòng ngừa bệnh tật. Tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lau rửa đúng cách cơ quan sinh dục sau khi đi vệ sinh và quan hệ tình dục.
  • Không mặc đồ lót quá bó sát, đồ lót ẩm ướt.
  • Không lạm dụng các chất tẩy rửa để lau rửa vùng kín vì sẽ gây tổn thương.
  • Không nên quá phụ thuộc vào các bài thuốc dân gian chữa bệnh tại nhà. Đối với trường hợp có triệu chứng không thuyên giảm và diễn biến xấu, bệnh nhân nên chủ động đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn TOP 15 cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà. Hy vọng, bạn sẽ lựa chọn được bài thuốc phù hợp nhất để loại bỏ bệnh nhanh chóng và sớm lấy lại một cuộc sống cân bằng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android