Cổ Tay Bị Đau Lâu Ngày Không Khỏi

Cơ bản

Đau cổ tay lâu ngày không khỏi khả năng cao là do bệnh lý xương khớp gây ra. Nếu bạn chủ quan trong việc điều trị sẽ khiến khớp cổ tay bị tổn thương nghiêm trọng và phát sinh biến chứng. Vì vậy, khi thấy bản thân có triệu chứng này bạn cần nhanh chóng thăm khám và điều trị chuyên khoa.

Nguyên nhân

Đau cổ tay là triệu chứng thường gặp ở người già và người lao động phải thường xuyên vận động cổ tay. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức âm ỉ hoặc đau buốt ở vùng cổ tay. Dựa vào nguyên nhân gây đau mà bạn sẽ có thêm một số triệu chứng khác như sưng cổ tay, bầm tím, cứng khớp, khó cầm nắm đồ vật,... Dưới đây là các nguyên nhân gây đau cổ tay lâu ngày không khỏi bạn có thể tham khảo:

  • Chấn thương: Khi bạn thực hiện các hoạt động sống hàng ngày, chấn thương cổ tay là điều khó tránh khỏi. Chấn thương cổ tay thường xảy ra sau khi va chạm mạnh do tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc vui chơi thể thao. Với những trường hợp chấn thương nhẹ thì không quá nguy hiểm và có thể tự lành. Nhưng nếu bạn vận động mạnh hoặc thực các động tác gây áp lực quá lớn lên cổ tay sẽ gây ra tình trạng đau nhức cổ tay kéo dài.
  • Tuổi tác: Đau cổ tay lâu ngày không khỏi cũng có thể là hệ quả của quá trình lão hóa. Tuổi tác càng cao thì quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Lúc này, hệ thống xương khớp bên trong cơ thể sẽ trở nên yếu dần và dễ bị tổn thương hơn bình thường. Vì thế, người lớn tuổi rất dễ bị đau nhức xương khớp kéo dài mặc dù không vận động nhiều, điển hình là đau nhức cổ tay.
  • Tính chất công việc: Đau cổ tay lâu ngày là triệu chứng thường gặp ở những người có tính chất công việc phải thường xuyên tỳ cổ tay xuống mặt bàn, đặc biệt là những người phải làm việc với máy tính nhiều. Ví dụ như nhân viên văn phòng, nhân viên công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa,... Ngoài ra, đau cổ tay kéo dài cũng có thể xảy ra ở những người có tính chất công việc lao động nặng nhọc, phải nâng đỡ vật nặng từ ngày này qua ngày khác.

Câu hỏi thường gặp

Đau cổ tay lâu ngày không khỏi là bệnh gì?

Ngoài các nguyên nhân thường gặp ở trên, tình trạng đau cổ tay kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Ở trường hợp này, triệu chứng đau nhức không thể tự thuyên giảm mà trở nên ngày càng nghiêm trọng theo thời gian. Nếu không điều trị đúng cách sẽ phát sinh biến chứng. Các bệnh lý đó là:

  • Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng này xảy ra khi dây thần kinh ngoại biên đi qua cổ tay và các khớp ngón tay bị tổn thương nghiêm trọng. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là tê bì và khó co duỗi ngón tay. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng sẽ gây đau nhức dữ dội ở cổ tay, ngón tay, khuỷu tay,... Những đối tượng dễ mắc phải hội chứng ống cổ tay là phụ nữ, nhân viên văn phòng và người bị thừa cân béo phì.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý xương khớp có độ nguy hiểm cao và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Bệnh khởi phát khi cơ thể tự tạo ra kháng thể để tấn công phá hủy khớp. Các khớp nhỏ trên cơ thể như cổ tay, ngón chân,... là những khớp dễ bị tổn thương nhất. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là viêm đau và sưng đỏ tại khớp, khó cử động khớp,...
  • Hội chứng De Quervain: Đây là bệnh lý thường gặp với đặc trưng là viêm nhiễm tại bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái. Đau cổ tay kéo dài cũng là một trong những điều trị của bệnh lý này. Nhiều trường hợp còn bị đau nhức lan rộng đến cẳng tay và ngón tay.

Bị đau cổ tay kéo dài có nguy hiểm không?

Chuyên gia xương khớp cho biết, cấu trúc xương khớp quanh cổ tay khá phức tạp. Đồng thời, hệ thống dây chằng, gân và mô cơ ở đây lại khá mỏng manh. Chính những điều này đã khiến cho cổ tay rất dễ bị tổn thương khi thực hiện các hoạt động sống hàng ngày. Thường gặp là bong gân, viêm gân, đứt dây chằng,...

Việc thực hiện các động tác mạnh như xoay, vặn, nắm,... khi cổ tay bị tổn thương lâu ngày sẽ khiến tình trạng đau nhức trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Lúc này, bao hoạt dịch sẽ bị tổn thương và phù nề, gây cản trở đến hoạt động của các nhóm gân tại khu vực này. Đồng thời, triệu chứng đau nhức ở cổ tay còn trở nên dữ dội hơn và lan sang các ngón tay.

Vì thế, khi bị đau cổ tay lâu ngày không khỏi bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Tránh để triệu chứng đau nhức gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu bị đau nhức do tổn thương thần kinh hoặc mạch máu, không điều trị đúng cách sẽ khiến tổn thương trở nên ngày càng tồi tệ hơn, thậm chí là gây tàn phế.

Điều trị

Khi triệu chứng đau cổ tay diễn ra kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến gặp bác sĩ xương khớp để làm kiểm tra giúp tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị đúng cách. Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị phù hợp.

Dùng thuốc Tây y

Đau cổ tay kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Thăm khám chuyên khoa giúp xác định chính xác bệnh lý mà bạn đang mắc phải, từ đó có thể đưa ra phương án điều trị cho phù hợp. Với những trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng Tây y giúp kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.

Các loại thuốc thường được kê đơn điều trị đau cổ tay kéo dài là aspirin, naproxen, ibuprofen,... Với trường hợp nặng hơn, cần được tiêm corticosteroid để giảm đau, loại thuốc này có tác dụng trong khoảng từ 3 - 6 tháng. Người bệnh cần dùng thuốc trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu tình trạng đau khớp cổ tay xảy ra kéo dài do các tổn thương nặng nề tại khớp, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến hiện nay là nội soi và thay khớp. Phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng.

Dùng thuốc Đông y

Việc dùng thuốc Tây y để trị bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn và gây hại đến sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc dùng thuốc Đông y để trị bệnh. Thuốc Đông y có tác dụng chậm nhưng an toàn và không gây hại đến sức khỏe ngay cả khi dùng kéo dài. Một số bài thuốc đông y điều trị đau cổ tay lâu ngày được nhiều người áp dụng là:

+ Bài thuốc số 1:

  • Chuẩn bị 23 gram thiên niên kiện, 23 gram rễ bưởi bung, 22 gram đương quy, 22 gram củ đinh lăng, 22 gram độc lực, 22 gram nam tục đoạn, 22 gram rễ cỏ xước, 22 gram rễ cây trinh nữ, 22 gram kê huyết đằng, 10 gram ngũ gia bì, 10 gram cam thảo.
  • Đem toàn bộ số dược liệu trên đi sắc với 500ml nước trên lửa nhỏ. Sắc cho đến khi nước cạn còn 1 chén thì tắt bếp. Chắt lấy lượng nước sắc thu được, chia thành 3 phần sử dụng để uống hết trong ngày.

+ Bài thuốc số 2:

  • Chuẩn bị 50 gram vỏ cây gạo thái mỏng và 30 gram cây đồng tiền. Vỏ cây gạo đem rửa sạch, thái mỏng rồi đem đi giã nát cùng với cây đồng tiền. Sau đó, cho hỗn hợp trên vào chảo sao nóng cùng với 1 /2 thìa muối hột.
  • Cho hỗn hợp trên ra một miếng vải sạch rồi đợi cho nguội bớt. Sau đó, bọc kín túi vải lại rồi tiến hành bằng vào khu vực bị đau nhức. Để yên như vậy trong khoảng 2 tiếng rồi tháo ra. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.

Vận động cổ tay

Tập luyện giúp cải thiện chứng đau nhức xương khớp khá hiệu quả. Khi bị đau nhức ở cổ tay, bạn nên ưu tiên thực hiện các bài tập dành riêng cho vùng cổ tay như căng cổ tay, xoay cổ tay,... Mục đích của việc tập luyện là làm lưu thông khí huyết, thư giãn cổ tay và giúp cổ tay cử động linh hoạt hơn. Bạn có thể tập luyện theo hướng dẫn bên dưới đây:

+ Bài tập căng cổ tay:

  • Duỗi thẳng bàn tay và cánh tay trái, lòng bàn tay úp xuống bên dưới. Dùng bàn tay phải nắm lấy bàn tay trái kéo hướng lên trên đến khi cổ tay trái căng hết cỡ là được, cần giữ yên cổ tay trái khi kéo.
  • Giữ yên tư thế này trong khoảng vài giây rồi trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác này khoảng 10 lần rồi thực hiện tương tự với bên tay còn lại.

+ Bài tập xoay cổ tay

  • Đan xen ngón tay phải và ngón tay trái với nhau rồi nắm chặt lại.
  • Sau đó xoay khớp cổ tay theo chiều thuận khoảng 20 - 30 lần là được.
  • Nên thực hiện động tác này từ 3 - 4 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

+ Bài tập gập ngón tay cái:

  • Xòe bàn tay trái rồi gập ngón tay cái lại sao cho đầu ngón tay cái chạm với gốc ngón tay út, cố gắng giữ cho ngón tay cái kéo căng hết cỡ.
  • Để yên như vậy trong khoảng 3 giây rồi thả lỏng, lặp lại động tác này khoảng 15 lần rồi thực hiện với bên tay còn lại.

Phòng ngừa

Đau cổ tay lâu ngày không khỏi khiến bặn gặp khó khăn khi thực hiện một số cử động tay và gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả và phòng ngừa triệu chứng đau nhức tái phát trở lại thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Sử dụng thêm viên uống bổ sung giúp bảo vệ sụn khớp và làm chậm tốc độ thoái hóa. Dựa vào tình trạng bệnh mà bạn hãy kết hợp bổ sung các loại dưỡng chất khác nhau cho cơ thể. Tốt hơn hết, bạn vẫn đên đến gặp chuyên gia để được hướng dẫn dùng viên uống bổ sung cho phù hợp.
  • Điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực, nên để cổ tay được nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá nhiều. Nếu cổ tay bị căng thẳng quá mức khi làm việc, bạn nên áp dụng một số biện pháp thư giãn tại nhà như chườm ấm, ngâm tay trong nước ấm, massage,...
  • Hình thành thói quen ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh. Nên xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống giàu canxi, giàu chất xơ và ít chất béo. Cần tăng cường tiêu thụ sữa và chế phẩm từ sữa, đậu nành, các loại cá,...
  • Hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ kích thích cơn đau khởi phát như măng tươi, cà pháo, nội tạng động vật, cà tím,... Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia cũng như chất kích thích trong suốt quá trình điều trị.

Đau cổ tay lâu ngày không khỏi là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ở trường hợp này, bạn không được chủ quan trong việc xử lý để tránh phát sinh rủi ro không mong muốn. Tốt nhất, bạn cần thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và tiến hành điều trị y tế khi cần thiết.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Người bị bong gân nếu muốn nhanh chóng phục hồi vết thương nên nắm rõ những thực phẩm nên ăn và kiêng như sau:

  • Nên ăn: Thịt nạc, trứng, cá, sữa và chế phẩm từ sữa, các loại đậu, ngũ cốc, động vật có vỏ, cá hồi, cá thu, các loại quả có múi (bưởi, cam, quýt), quả mọng, gừng, uống nhiều nước… sẽ giúp chống oxy hóa, chống viêm, hỗ trợ làm lành vết thương, giả, sưng tấy hiệu quả.
  • Nên kiêng: Thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường, thịt đỏ, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, rượu, bia, thuốc lá, cà phê vì chúng có thể gây sưng tấy, đau nhức và làm chậm quá trình làm lành vết thương.
Xem chi tiết

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android