Con Gái Bao Nhiêu Tuổi Thì Hết Tăng Chiều Cao?

  • Đa số các bé gái sẽ đạt được chiều cao tối đa khi các em đến 14 hoặc 15 tuổi.
  • Đối với cả bé gái và bé trai, sự tăng trưởng thường dừng lại khi tuổi dậy thì kết thúc.

Con gái tăng chiều cao đến bao nhiêu tuổi?

Các bé gái có xu hướng tăng trưởng vượt bậc trong độ tuổi từ 10 đến 14, nhanh nhất vào khoảng từ 11 đến 12 tuổi. Hầu hết sẽ đạt được chiều cao trưởng thành khi các em 14 hoặc 15 tuổi1. Tuy nhiên, xu hướng này có thể khác nhau ở từng người.

Đối với cả bé gái và bé trai, sự tăng trưởng thường dừng lại khi tuổi dậy thì kết thúc. Đối với bé gái, bắt đầu dậy thì sớm hơn bé trai, tức là vào khoảng 15 hoặc 16 tuổi. Đối với bé trai, sự phát triển có thể tiếp tục cho đến khoảng 18 tuổi.

Chiều cao trung bình của con gái là bao nhiêu?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), chiều cao trung bình điều chỉnh theo độ tuổi của phụ nữ trưởng thành từ 20 tuổi trở lên là 63,7 inch. 

Tuổi Chiều cao trung bình (inch và cm)
8 50,2 inch (127,5 cm)
9 52,4 inch (133 cm)
10 54,3 inch (138 cm)
11 56,7 inch (144 cm)
12 59,4 inch (151 cm)
13 61,8 inch (157 cm)
14 63,2 inch (160,5 cm)
15 63,8 inch (162 cm)
16 64 inch (162,5 cm)
17 64 inch (163 cm)
18 64 inch (163 cm)

Dấu hiệu cho thấy bé gái đã ngừng phát triển chiều cao?

Hầu hết các bé gái sẽ ngừng phát triển chiều cao sau khoảng hai năm rưỡi từ khi bắt đầu có kinh nguyệt. 2

Nhưng kinh nguyệt không phải là dấu hiệu duy nhất cho thấy sự phát triển về vóc dáng đã dừng lại hoặc sẽ sớm dừng lại. Các dấu hiệu khác cho thấy bé gái đã ngừng phát triển hoặc sẽ sớm ngừng phát triển bao gồm:

  • Lông trên cơ thể, bao gồm cả lông mu và lông nách, đã ngừng phát triển.
  • Chiều cao tăng rất chậm hoặc không tăng trong một năm trở lên.
  • Ngực, hông và bộ phận sinh dục đã phát triển đầy đủ.
  • Ngoại hình nhìn chung, bao gồm cả hình dáng và đường nét khuôn mặt giống người lớn hơn.
Hầu hết các bé gái sẽ đạt được chiều cao trưởng thành khi 14 hoặc 15 tuổi.
Hầu hết các bé gái sẽ đạt được chiều cao trưởng thành khi 14 hoặc 15 tuổi.

Một cách khác để biết liệu một cô gái có khả năng ngừng phát triển chiều cao hay không là sử dụng xét nghiệm y tế. Sau đây là hai phép đo mà bác sĩ có thể sử dụng để theo dõi sự phát triển của trẻ:

  • Tuổi xương ở trẻ em: Xác định tuổi xương ở trẻ em cần chụp ảnh X-quang cổ tay và bàn tay trái rồi so sánh với chỉ số tiêu chuẩn để cho thấy sự phát triển. Xét nghiệm này cũng có thể tiết lộ thông tin về dinh dưỡng, sức khỏe và mức độ trưởng thành của xương.
  • Mức độ hormone: Mức độ hormone tăng trưởng (GH) có thể tiết lộ liệu một đứa trẻ có đang phát triển với tốc độ trung bình như mong đợi hay không khi so sánh với biểu đồ tăng trưởng. Các bác sĩ có thể xem xét mức GH bằng xét nghiệm máu đơn giản.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao?

Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao của bé gái:

  • Dinh dưỡng: Trẻ suy dinh dưỡng thường thấp và nhỏ hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Tuy nhiên, khi áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, các bé có thể bắt kịp trước tuổi trưởng thành.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Ví dụ, nồng độ hormone tăng trưởng hoặc tuyến giáp thấp có thể dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm hơn và chiều cao ở người trưởng thành ngắn hơn.
  • Thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc như corticosteroid có thể làm chậm sự tăng trưởng của bé gái.
  • Bệnh mãn tính: Các bé mắc bệnh mãn tính như xơ nang, bệnh thận và bệnh celiac thường có chiều cao thấp hơn so với tiêu chuẩn. Trẻ em bị ung thư cũng có thể thấp hơn khi trưởng thành.
  • Điều kiện di truyền: Trẻ mắc hội chứng Noonan và hội chứng Turner được cho là sẽ thấp hơn so với các bạn cùng lứa. Những người mắc hội chứng Marfan có xu hướng cao hơn.
Trẻ mắc hội chứng Noonan và hội chứng Turner được cho là sẽ thấp hơn so với các bạn cùng lứa
Trẻ mắc hội chứng Noonan và hội chứng Turner được cho là sẽ thấp hơn so với các bạn cùng lứa

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bé gái có sự phát triển vượt trội hoặc tụt lại so với các bạn cùng lứa tuổi về thể chất thì cha mẹ nên đến gặp các bác sĩ nhi khoa để nhận tư vấn cụ thể.

Những bé gái không có dấu hiệu phát triển vú ở tuổi 13 và hoặc không có kinh nguyệt đầu tiên ở tuổi 15 hoặc 16 được coi là dậy thì muộn. 

Mặt khác, một đứa trẻ có dấu hiệu dậy thì lúc 6 hoặc 7 tuổi có thể đang dậy thì sớm. Sự chậm trễ có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý, mất cân bằng hormone hoặc suy dinh dưỡng. 

Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nữ giới không cố định mà chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Để kéo dài thời gian phát triển chiều cao bạn nên ngủ đúng giờ và đủ giấc, tăng cường bổ sung canxi cho cơ thể, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android