Đau Bao Tử Nôn Ra Máu

Triệu chứng và nguyên nhân

Đau bao tử nôn ra máu là một trong những biểu hiện của người bị đau dạ dày nặng dẫn tới xuất huyết. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi hay giới tính nào. Khi bị đau bao tử (đau dạ dày), người bệnh thường cảm thấy đau rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng… nặng hơn người bệnh sẽ nôn ra máu. Vậy bản chất của đau dạ dày nôn ra máu là gì? Nguyên nhân và phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Vietmec để có thêm thông tin về căn bệnh này.

Định nghĩa

Đau bao tử nôn ra máu trong y học được gọi là “xuất huyết dạ dày”. Hiện tượng này xảy ra khi trong dạ dày có tình trạng viêm loét nghiêm trọng. Khi những vết viêm loét này không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới chảy máu trong dạ dày (xuất huyết).

Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh sẽ có những biểu hiện như đi ngoài ra máu, nôn ra máu kèm theo đau bụng dữ dội, da dẻ nhợt nhạt, xanh xao…

Hình ảnh

Nguyên Nhân

Nguyên nhân chính dẫn tới đau bao tử nôn ra máu là do hậu quả của các bệnh lý liên quan đến dạ dày – tá tràng. Tình trạng này thường xảy ra trên những bệnh nhân có các bệnh lý nền về dạ dày và một số nguyên nhân khác như:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng xuất huyết dạ dày. Những người bị viêm loét dạ dày với dấu hiệu đau vùng thượng vị thông thường sẽ dễ bị tiến triển mạn tính, gây nên xuất huyết tại vị trí viêm loét.
  • Do ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc có tác dụng điều trị đông máu, chống viêm, giảm đau, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ có tác dụng phụ, gây ra các vết trợt, viêm loét tại niêm mạc dạ dày. Lâu ngày không được phát hiện và điều trị khiến các tổn thương này lan rộng dẫn đến xuất huyết.
  • Bệnh nhân bị ung thư dạ dày: Đây là những đối tượng dễ bị đau bao tử nôn ra máu nhất bởi lớp thành bảo vệ dạ dày của họ đã bị tấn công bởi các tế bào ung thư, dẫn tới tình trạng tổn thương nặng nề.
  • Hội chứng Mallory Weiss: Hội chứng này hiếm gặp và có biểu hiện lâm sàng là bệnh nhân thường xuyên nôn ói, đặc biệt là sau khi sử dụng rượu bia. Khi nôn ói nhiều khiến thành dạ dày cọ xát vào nhau, vô tình dẫn đến trầy xước gây xuất huyết.
  • Vi khuẩn Hp: Một số trường hợp nhiễm vi khuẩn Hp khiến bệnh nhân nôn ói liên tục. Khi bị vi khuẩn này làm tổn thương nghiêm trọng, người bệnh rất có thể sẽ bị nôn ra máu. Triệu chứng này thường xảy ra ở những người thường xuyên uống rượu bia, ăn uống không điều độ, thường xuyên quá no hoặc quá đói. Người hay bị stress và căng thẳng cũng có nguy cơ bị đau bao tử cấp nôn ra máu rất cao.

Biến chứng

Đau bao tử nôn ra máu là một trong những biến chứng nặng của đau dạ dày. Vì vậy, người bệnh không nên coi nhẹ khi thấy bản thân có những biểu hiện của bệnh đau dạ dày. Bởi khi bị viêm loét dạ dày nôn ra máu, bệnh nhân sẽ gặp phải những nguy hiểm sau:

Nguy cơ thiếu máu, mất máu thậm chí tử vong. Ảnh hưởng ban đầu của tình trạng đau dạ dày nôn ra máu là nguy cơ bị thiếu máu trầm trọng, khiến bệnh nhân cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, kiệt sức, da tái nhợt, mạch yếu… Nếu bị nôn ra máu nhiều hơn, kèm theo đại tiện ra máu, người bệnh sẽ có những biểu hiện như chân tay lạnh, tụt huyết áp và rối loạn nhiều chức năng trong cơ thể. Bệnh nhân có thể tử vong khi không được cấp cứu kịp thời.

Bị đau dạ dày nôn ra máu có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Xuất huyết là một trong những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân ung thư dạ dày. Kèm theo đó là các biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn khiến bệnh nhân thiếu máu và sụt cân nghiêm trọng,…Ở những bệnh nhân ung thư dạ dày có kèm xuất huyết, các tế bào ung thư sẽ tiến triển nhanh hơn, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bị dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu không thể coi thường bởi nó đe dọa tới tính mạng người bệnh. Vì vậy, nếu có những triệu chứng của đau bao tử trong đêmkèm nôn ra máu, bạn nên thăm khám sớm để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp, tránh để bệnh biến chứng thành đau bao tử nôn ra máu.

Phòng ngừa

Đau dạ dày nôn ra máu là hiện tượng bệnh viêm loét dạ dày đã tiến triển nặng thêm. Vì vậy, để cải thiện triệt để tình trạng này, hạn chế tái phát, bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý:

  • Hạn chế tối đa thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chua, cay nóng…
  • Không sử dụng chất kích thích đặc biệt là đồ uống có cồn như rượu bia…
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, không thức khuya, tránh căng thẳng , mệt mỏi.
  • Nên có thói quen tập luyện thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe của bản thân.
  • Ăn uống khoa học, đúng giờ. Tránh tình trạng ăn quá no hoặc để bụng đói quá lâu.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Với sự tiến bộ của y học hiện nay, việc điều trị đau bao tử nôn ra máu không phải là vấn đề quá khó. Tuy nhiên, để có thể điều trị dứt điểm, đòi hỏi người bệnh phải phối kết hợp với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Người bệnh có thể lựa chọn cho mình 3 phương pháp để điều trị căn bệnh này.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y để điều trị đau bao tử nôn ra máu là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám nội khoa bằng các phương pháp như siêu âm, nội soi và xét nghiệm để xác định nguyên nhân cũng như mức độ bệnh của từng bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

  • Sử dụng các thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton hoặc những thuốc có tác dụng kháng histamin H2 để điều trị xuất huyết dạ dày do viêm loét. Các loại thuốc này tác động trực tiếp lên vết viêm, giúp trung hòa và giảm tiết axit dạ dày, phục hồi chỗ viêm loét.
  • Nếu bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị đau bao tử nôn ra máu do có khối u lành tính, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u để giảm tối đa các biến chứng về sau.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số sản phẩm sau để cải thiện tình trạng sức khỏe dạ dày.

  • Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel): Đây là loại thuốc phát huy hiệu quả khá nhanh chóng. Sản phẩm có dạng hỗn dịch, sử dụng uống trực tiếp. Thành phần chính của thuốc dạ dày chữ P là Aluminum phosphate dạng keo 20%. Hoạt chất này giúp điều hòa lượng axit trong dạ dày và chống viêm loét dạ dày hiệu quả.
  • Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel): Loại thuốc này được khá nhiều người biết đến. Tuy có vị hơi khó uống nhưng lại có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng khó chịu do đau dạ dày gây ra.
  • Thuốc dạ dày Gaviscon: Loại thuốc này được bào chế dưới dạng sữa. Tác dụng chính của thuốc là điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày. Đặc biệt, sản phẩm này còn có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai.
  • Viên nhai hỗ trợ điều trị dạ dày Equate Ultra Strength Antacid 1000mg: Với hương vị trái cây thơm ngon, sản phẩm này được rất nhiều người lựa chọn sử dụng. Công dụng chính của sản phẩm là trung hòa lượng axit trong dạ dày. Từ đó giúp làm giảm hiệu quả các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn..

Nhìn chung các sản phẩm trên đều có tác dụng chính là giảm đau dạ dày, làm lành các tổn thương tại niêm mạc dạ dày, từ đó giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, người bệnh cũng nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Thuốc Tây y có tác dụng ngay nên thường được sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày cấp tính. Do e ngại tác dụng phụ của thuốc Tây nên nhiều người lựa chọn phương pháp dân gian trong điều trị đau dạ dày. Bởi những bài thuốc đều lành tính và an toàn khi sử dụng lâu dài.

Một số bài thuốc dân gian trị đau dạ dày hiệu quả được sử dụng rộng rãi hiện nay có thể kể tới như:

  • Sử dụng nghệ và mật ong: Nghệ có tác dụng liền sẹo. Mật ong giúp kháng viêm tại chỗ. Do vậy, sử dụng nghệ cùng với mật ong có tác dụng tích cực đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày. Bạn có thể hòa tinh bột nghệ cùng 1 thìa mật ong vào nước ấm, uống mỗi sáng trước khi ăn. Hoặc viên tinh bột nghệ cùng với mật ong thành viên hoàn và nhai nuốt hàng sáng để đạt được hiệu quả chữa đau dạ dày tốt nhất.
  • Uống trà cam thảo: Trà cam thảo có tác dụng trung hòa dịch vị trong dạ dày, làm ức chế khả năng hoạt động của vi khuẩn HP – loại vi khuẩn gây viêm loét và trào ngược dạ dày. Mỗi ngày uống 1-2 cốc trà cam thảo sẽ giúp tình trạng đau dạ dày, đầy hơi khó tiêu được cải thiện đáng kể.
  • Sử dụng trà mật ong: Trong trà có chứa chất chống oxy hóa và các gốc tự do giúp nhanh chóng phục hồi vết loét. Đồng thời tạo một lớp màng ngăn chặn hiện tượng trào ngược ở dạ dày, thực quản. Do đó, bạn có thể uống một cốc trà ấm với mật ong để làm dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android