Đau Bụng Kèm Đau Lưng Buồn Nôn

Cơ bản

Đau bụng kèm đau lưng buồn nôn có thể là dấu hiệu của việc mang thai, phụ nữ trong kỳ “đèn đỏ”, một số bệnh lý ở xương khớp hoặc cũng có thể liên quan đến một số vấn đề ở các cơ quan nội tạng.  Phát hiện sớm các nguyên nhân gây ra các triệu chứng này sẽ giúp bạn sớm có biện pháp điều trị kịp thời, tránh nguy cơ các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.

Định nghĩa

Đau bụng và đau lưng kèm theo buồn nôn có thể là các triệu chứng có mối liên quan mật thiết với nhau, chẳng hạn một người bị đau bụng buồn nôn có thể kéo theo người mệt mỏi và ê ẩm lan ra sau lưng. Tùy nguyên nhân các triệu chứng mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau nhưng nhìn chung đều làm ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe, cuộc sống nên cần có hướng cải thiện từ sớm.

Nguyên nhân

Đau bụng và đau lưng kèm theo buồn nôn có thể là các triệu chứng có mối liên quan mật thiết với nhau, chẳng hạn một người bị đau bụng buồn nôn có thể kéo theo người mệt mỏi và ê ẩm lan ra sau lưng. Tùy nguyên nhân các triệu chứng mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau nhưng nhìn chung đều làm ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe, cuộc sống nên cần có hướng cải thiện từ sớm.

Đau bụng, đau lưng kèm buồn nôn có thể liên quan đến các tác nhân sau đây

Phụ nữ trong kỳ đèn đỏ hoặc đang mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố được cho chính là nguyên nhân khiến các chị em dễ bị đau lưng, đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai. Cụ thể trong kỳ đèn đỏ, tử cung phải co bóp nhiều hơn bình thường nên bạn dễ cảm thấy đau bụng buồn nôn, sự dư thừa của Prostaglandin khiến toàn thân bị mệt mỏi và đau lưng. Đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở nhiều chị em nhưng đa phần chỉ diễn ra trong vài ngày.

Khi mang thai, việc bị đau lưng và buồn nôn là cực kỳ phổ biến bởi việc tử cung phát triển kích thước làm gia tăng áp lực lên cột sống dẫn đến đau lưng. Mặt khác sự gia tăng hormone relaxin khiến xương chậu và dây chằng giãn ra cũng chính là nguyên nhân khiến bụng dưới và thắt lưng bị đau nhức âm ỉ trong khi  hormone progesterone lại khiến các cơ hệ tiêu hóa giãn nở và gây buồn nôn.

Nói chung tình trạng đau bụng kèm đau lưng buồn nôn rất dễ xuất hiện ở chị em phụ nữ, tuy nhiên nếu liên quan đến các yếu tố hormone thường không kéo dài quá lâu và cũng không quá nghiêm trọng nên cũng không cần lo lắng.

Các bệnh về dạ dày - ruột

Rất nhiều bệnh lý về dạ dày - ruột cũng có mối liên quan trực tiếp đến đến các triệu chứng đau bụng kèm đau lưng buồn nôn mà bạn không nên chủ quan. Các nguyên nhân này nếu không sớm có hướng chăm sóc và điều trị kịp thời cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe nên cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Cụ thể, một số bệnh lý về dạ dày và đường ruột có thể gây ra tình trạng này bao gồm

  • Trào ngược dạ dày: các acid dịch vị có thể tấn công làm loét dạ dày gây đau bụng, đồng thời  phá hủy sợi thần kinh và gây đau nhức lưng trên. Thức ăn từ dạ dày bị trào ngược lên tới thực quản chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy buồn nôn, nôn, chua miệng. Tình trạng này cực kỳ dễ xảy ra khi bạn ăn no và nằm ngay vì lúc này dạ dày ngang bằng với thực quản nên thức ăn dễ bị đẩy lên trên hơn.
  • Viêm dạ dày ruột cấp: nguyên nhân gây ra tình trạng này thường có liên quan đến các vi khuẩn, virus tấn công, chẳng hạn như Norovirus, Astrovirus, Rotavirus hay các chủng vi khuẩn Shigella, Campylobacter, Enterotoxin... Người bệnh có thể nhiễm các vi khuẩn, virus này từ thực phẩm gây buồn nôn, nôn ói liên tục kèm theo những cơn đau quặn bụng lan ra sau lưng, toàn thân ê ẩm mệt mỏi. Một số loại vi khuẩn, virus còn có thể ủ bệnh trong nhiều ngày liền làm tổn thương dạ dày và đường ruột nghiêm trọng.
  • Hội chứng ruột kích thích: hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên việc ruột dưới bị co thắt quá mức chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn đau quặn bụng lan ra lưng kèm theo buồn nôn khó chịu.
  • Bệnh Crohn: dấu hiệu bệnh Crohn điển hình chính là tình trạng đau bụng dữ dội kèm theo tiêu chảy, buồn nôn sau khi đi đại tiện, đi ngoài có phân lỏng thậm chí là có kèm máu. Ở những người bị crohn mãn tính có thể biến chứng tới loãng xương khiến lưng bị đau nhức ê ẩm, người lúc nào cũng ở trạng thái mệt mỏi, hoạt động kém.
  • Viêm ruột thừa cấp: sự tấn công của vi khuẩn và virus xâm nhập mỗi khi đường ruột bị tắc nghẽn chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho người bệnh bị đau bụng đến tái xanh mặt mày, đổ mồ hôi lạnh, cơn đau lan ra sau lưng kèm theo buồn nôn có chịu, thậm chí có thể ngất xỉu.

Các bệnh về xương khớp

Các tổn thương về xương khớp đôi khi cũng có thể gây ra các triệu chứng vừa đau nhức ê ẩm ở lưng, vừa bị đau bụng, buồn nôn rất khó chịu. Nguyên nhân liên quan đến các tác nhân này có thể do chấn thương, sinh hoạt và làm việc sai tư thế khiến các tổn thương ngày càng nghiêm trọng hơn và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Cụ thể, một số bệnh lý về xương khớp gây ra tình trạng đau bụng kèm đau lưng buồn nôn như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, loãng xương hay vẹo cột sống... Các bệnh này vừa làm tổn thương cột sống lưng, tác động lên các dây thần kinh, chèn ép lên các cơ quan nội tạng và dẫn đến tình trạng đau lưng ê ẩm, đau bụng kèm theo buồn nôn.

Các bệnh về xương khớp nếu điều trị không đúng cách hoặc quá muộn có thể dẫn tới bại liệt, không hoạt động được như bình thường,  rất nguy hiểm nên cần sớm điều trị.

Đau bụng kèm đau lưng buồn nôn do các bệnh về gan, thận, tụy

Các tổn thương bên trong cơ quan nội tạng khác cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn vừa bị đau lưng, vừa cảm thấy đau bụng buồn nôn. Tuy nhiên các triệu chứng này nếu không sớm thăm khám chuyên môn thì rất dễ nhầm lẫn.

Cụ thể, một số bệnh lý có thể liên quan đến tình trạng này bao gồm

  • Bệnh về gan: các triệu chứng điển hình như gặp các vấn đề gan thường là đau bụng vùng thượng vị, cảm giác bụng trướng căng cứng, buồn nôn, mắt vàng, ói mửa.. Ở những người bị ung thư gan có thể hình thành các khối u di căn đến xương, xâm lấn vào các mô thần kinh khiến người bệnh vừa bị đau lưng, vừa bị đau bụng kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Các bệnh về thận: sỏi thận, nhiễm trùng thận có thể gây ra những cơn đau bụng, đau lưng bên trái hoặc bên phải kèm theo đó là cảm giác buồn nôn, nôn ói, sốt cao, ớn lạnh, đặc biệt là cảm giác tiểu rắt, tiểu khó, đau khi tiểu..
  • Bệnh về tuyến tụy: viêm tụy cũng thường có các triệu chứng như tim đập nhanh, bụng sưng nhưng ấn vào thấy mềm, sốt cao, cơn đau xuất phát từ bụng lan ra sau sưng kèm theo buồn nôn rất khó chịu.

Khi nào đi khám bác sĩ?

Đau bụng kèm đau lưng buồn nôn nên đi khám khi nào để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm?

  • Các triệu chứng kéo dài với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn
  • Các triệu chứng làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và công việc hằng ngày
  • Có dấu hiệu nôn ói, sốt cao kéo dài không dứt
  • Cơn đau lan sang nhiều vị trí khiến toàn thân mệt mỏi
  • Đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai

Nói chung bạn không nên chủ quan với bất cứ biểu hiện bất thường nào của sức khỏe. Nếu thấy các triệu chứng đau bụng kèm đau lưng buồn nôn đã kéo dài nhiều ngày không dứt làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.

Biến chứng

Dù do bất cứ nguyên nhân nào thì tình trạng đau bụng kèm đau lưng buồn nôn cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của người bệnh, kể cả với các nguyên nhân ngắn ngày hay dài ngày. Chẳng hạn nếu do yếu tố hormone ở phụ nữ thì việc các chị em bị đau bụng, đau lưng và buồn nôn sẽ chỉ muốn nằm trên giường suốt cả ngày mà không muốn làm bất cứ việc gì khác.

Nếu liên quan đến các bệnh lý gan, thận hay dạ dày mức độ nghiêm trọng sẽ cao hơn, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu thăm khám và điều trị quá muộn. Chẳng hạn từ trào ngược dạ dày có thể nhanh chóng biến chứng đến viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày và phải thực hiện hóa trị, xạ trị mới có thể cải thiện bệnh.

Phòng ngừa

Do có rất nhiều yếu tố gây ra triệu chứng đau bụng kèm đau lưng buồn nôn khá đa dạng nên nếu chưa thể xác định rõ nguyên nhân thì sẽ rất khó đưa ra hướng điều trị chính xác. Người bệnh cần đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm hình ảnh, siêu âm hay xét nghiệm máu mới có thể cho kết quả cuối cùng. Dựa vào các kết quả này bác sĩ mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Bài viết chỉ giới thiệu một số biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng tạm thời, không hướng đến các biện pháp điều trị chuyên môn nên người bệnh cần chú ý

  • Tạm dừng các công việc và nên nằm nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn sẽ giúp các triệu chứng dần thuyên giảm
  • Chườm ấm cho bụng hoặc lưng có thể mang đến tác dụng thư giãn, giảm đau hiệu quả với mọi trường hợp. Người bệnh cũng có thể trực tiếp ngâm mình với nước ấm để mang đến tác dụng thư giãn toàn thân hơn
  • Để giảm cảm giác buồn nôn, khi nằm hay nâng cao phần đầu và chèn một chiếc gối ở dưới chân để nâng cao dạ dày hơn
  • Uống trà nóng, có thể dùng các loại trà gừng, trà hoa cúc hay trà thảo dược ấm bất kỳ đều có thể cải thiện cảm giác đau bụng, buồn nôn đáng kể. Ngoài ra nếu không có sẵn các loại trà bạn cũng có thể dùng nước lọc nhưng nên ưu tiên dùng nước ấm
  • Nên ăn các món ăn lỏng như cháo, súp thanh đạm sẽ tốt cho cho dạ dày và hệ tiêu hóa lúc này
  • Tránh xa các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn quá khô cứng, đồ uống có cồn, boa rượu hay các nhóm thức ăn, thức uống có thể gây khó tiêu, làm khó chịu cho bụng khác
  • Tránh làm việc hay mang vác quá nặng
  • Nếu biết thiền hay yoga cũng có thể thực hiện các bộ môn này trong khoảng 15 phút cũng có thể mang đến tác dụng khá tốt lúc này
  • Nếu muốn dùng thuốc thì cần có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào vì có thể gây tác dụng phụ ngược lại nếu không đúng bệnh
Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Trẻ sinh ra từ mẹ không bị nhiễm viêm gan B: Tiêm 3 mũi vắc-xin viêm gan B theo lịch trình 0-2-4 tháng.
  • Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm viêm gan B: Tiêm 4 mũi vắc-xin viêm gan B theo lịch trình 0-1-2-12 tháng.

Đối với người lớn:

  • Chưa từng bị nhiễm viêm gan B: Tiêm 3 mũi vắc-xin viêm gan B theo lịch trình 0-1-6 tháng.
  • Đã từng bị nhiễm viêm gan B: Không cần tiêm vắc-xin.
Xem chi tiết

Người bị trào ngược dạ dày cần có thực đơn phù hợp để cải thiện bệnh. Cụ thể:

  • Nên ăn: Chất béo tốt (hạt lanh, dầu oliu), thịt nạc, hải sản, gừng, yến mạch, rau củ quả (súp lơ, khoai tây), trái cây ít chua (chuối, dưa hấu), sữa chua…
  • Nên kiêng: Thực phẩm giàu chất béo no, đồ ăn cay nóng, có vị chua, cà phê, nước ngọt có gas, đồ uống chứa cồn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ, nhai kỹ, không ăn quá no hoặc quá đói.

 

Xem chi tiết

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android