Đau Dọc Sống Lưng

Cơ bản

Đau dọc sống lưng khiến bạn gặp nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và làm giảm năng suất lao động. Vậy đau dọc sống lưng là dấu hiệu của bệnh gì và điều trị như thế nào? Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.

Định nghĩa

Đau dọc sống lưng là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải. Dựa vào nguyên nhân gây đau nhức mà mức độ nghiêm trọng ở mỗi trường hợp sẽ có sự khác nhau. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân cũng như mức độ bệnh trạng. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Nguyên nhân

Dưới đây là các nguyên nhân gây đau dọc sống lưng thường gặp bạn có thể tham khảo:

+ Chấn thương: Chấn thương dẫn đến căng cơ, giãn dây chằng hoặc đứt dây chằng ở vùng lưng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dọc sống lưng thường gặp. Tình trạng này thường xảy ra sau khi vùng lưng bị va đập mạnh hoặc té ngã. Đau dọc sống lưng do chấn thương sẽ không quá nghiêm trọng, bạn chỉ cần áp dụng các biện pháp giảm đau đơn giản để cải thiện. Một số dấu hiệu của chấn thương vùng lưng mà bạn có thể dễ dàng nhận biết là sưng đỏ hoặc bầm tím ở lưng, cứng khớp, khó cử động,…

+ Đau cơ dọc cột sống: Căng tức và đau cơ dọc cột sống cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dọc sống lưng. Tình trạng này thường khởi phát sau khi vùng lưng bị chấn thương, thay đổi tư thế vận động đột ngột, mang vác vật nặng hoặc chơi thể thao gắng sức. Lúc này, bạn sẽ có triệu chứng đau nhói hoặc đau đột ngột chạy dọc theo sống lưng. Nhiều trường hợp còn có thêm triệu chứng sưng viêm hoặc co thắt cơ.

+ Thừa cân: Đau dọc cột sống lưng cũng có thể xảy ra nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân – béo phì. Thừa cân khiến cột sống phải chịu áp lực rất lớn từ trọng lượng cơ thể, lâu dần chúng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Cơn đau do thừa cân thường xảy ra nghiêm trọng ở vùng lưng dưới. Nếu bạn nghĩ ngơi thì tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm và trở nên nặng hơn khi vận động hoặc dùng tay ấn vào cột sống.

+ Nằm ngủ sai tư thế: Nằm ngủ sai tư thế, ngủ trên nệm hoặc gối không đạt yêu cầu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dọc sống lưng mà bạn cần lưu ý. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần điều chỉnh lại tư thế ngủ sao cho phù hợp để tránh gây áp lực lên cột sống. Đồng thời, đổi nệm ngủ mới có chức năng nâng đỡ cơ thể và sử dụng gối kê có độ đàn hồi tốt.

+ Mang thai: Đau dọc sống lưng cũng có thể là dấu hiệu mang thai ở nữ giới. Tình trạng này xảy ra do tác động của rất nhiều nguyên nhân khác nhau như cấu trúc lưng bị thay đổi, tăng cân nhanh chóng, rối loạn nội tiết tố,… Đau lưng khi mang thai thường không nguy hiểm nhưng sẽ kéo dài cho đến hết thời gian thai kỳ. Sau khi sinh, nội tiết tố trong cơ thể trở về trạng thái cân bằng thì cơn đau nhức cũng dần thuyên giảm. Trường hợp đau nhức ở mức nghiêm trọng, chị em có thể áp dụng một sô biện pháp giảm đau đơn giản như xoa bóp, chườm ấm, tập luyện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia,…

Câu hỏi thường gặp

Đau dọc sống lưng là bệnh gì?

Ngoài các nguyên nhân cơ học ở trên, tình trạng đau sống lưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Khi mới khởi phát, cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng lưng trên rồi chạy dọc xuống thắt lưng, nhiều trường hợp còn phát triển lan rộng đến mông và hông. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với một số triệu chứng đi kèm khác như cứng khớp, yêu chi, tê mỏi, giảm khả năng vận động,… Các bệnh lý gây đau dọc cột sống thường gặp là:

+ Viêm xương khớp: Đau nhức chạy dọc theo sống lưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xương khớp. Khi bạn dùng tay ấn vào khu vực bị tổn thương thì cơn đau nhức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài lưng thì bệnh lý này còn có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể như mông, chi,…

+ Bệnh lý cột sống: Đau dọc cột sống lưng cũng có thể xảy ra nếu bạn mắc một số bệnh lý tại cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống,… Các bệnh lý này đã khiến cho cột sống bị thay đổi cấu trúc, gây chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh và hình thành nên cơn đau nhức. Trường hợp nghiêm trọng, cơn đau có thể chạy dọc theo dây thần kinh xuống chi gây yếu cơ, giảm khả năng vận động và giảm chức năng vận động của một số cơ quan. Đau dọc sống lưng do bệnh lý cột sống cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.

+ Tổn thương dây thần kinh dọc cột sống: Tình trạng này thường xảy ra sau khi vùng lưng bị chấn thương hoặc mắc một số bệnh lý tại cột sống. Khi dây thần kinh bị chèn ép hoặc tổn thương sẽ hình thành nên các cơn đau nhói khó kiểm soát, nhiều trường hợp sẽ bị đau âm ỉ kéo dài. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng cổ rồi chạy dọc đến thắt lưng, điều này đã khiến bạn gặp khó khăn khi thực hiện một số vận động tại cột sống.

+ Loãng xương: Bệnh khởi phát khi mật độ xương giảm mạnh khiến cấu trúc xương trở nên lỏng lẻo, giòn và dễ gãy. Loãng xương thường khởi phát ở những người có chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi, bị thoái hóa xương khớp do lão hóa, phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh,… Đau dọc sống lưng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý này. Nếu không can thiệp đúng cách, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng nghiêm trọng khác như dị dạng cột sống, giảm chiều cao đột ngột, dễ gãy xương,…

Đau dọc sống lưng có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng đau dọc sống lưng xảy ra do nguyên nhân cơ học thì không quá nguy hiểm, vì vậy người bệnh không cần phải lo lắng. Lúc này, bạn chỉ cần áp dụng các mẹo đơn giản tại nhà để kiểm soát cơn đau như chườm lạnh và nóng, tập luyện, kéo giãn cơ lưng, dùng thuốc không kê đơn,…

Còn với trường hợp đau dọc sống lưng do bệnh lý gây ra, bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị. Lúc này, bạn cần thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt để làm tăng khả năng phục hồi tổn thương. Nếu để bệnh lý diễn ra kéo dài mà không có biện pháp can thiệp đúng cách, tổn thương do bệnh gây ra sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng và phát sinh ra nhiều rủi ro không mong muốn như yếu cơ, gãy xương, liệt chi,…

Điều trị

Khi bị đau dọc sống lưng, bạn nên đến bệnh viện thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua việc kiểm tra triệu chứng lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Ví dụ như chụp x-quang, chụp MRI, chụp CT, xét nghiệm máu, quét xương, kiểm tra dẫn truyền thần kinh,…

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Dưới đây là các cách điều trị đau dọc cột sống lưng khá hiệu quả bạn có thể tham khảo:

Điều trị y tế

Khi cơn đau khởi phát, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện như Acetaminophen, NSAID,… Công dụng chính của các loại thuốc này là đẩy lùi cơn đau nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, không nên dùng quá liều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nếu tình trạng đau nhức diễn ra kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên tiến hành điều trị chuyên sâu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Dựa vào nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương tại cột sống, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị cho phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị đau dọc sống lưng là:

  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc giảm đau thần kinh
  • Thuốc giảm đau gây nghiện Opioids
  • Thuốc tiêm Corticosteroid
  • Thuốc kháng sinh

Dùng thuốc điều trị đau dọc cột sống lưng cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Việc tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc điều trị sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả mang lại. Điều này còn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây y, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kết hợp vật lý trị liệu giúp phục hồi tổn thương tại cột sống, kiểm soát cơn đau nhức và tăng phạm vi vận động. Đồng thời, vật lý trị liệu còn làm chậm quá trình thoái hóa, giúp xương khớp trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn.

Còn với những trường hợp đau dọc sống lưng do bệnh lý nhưng thất bại trong điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật trị bệnh. Dựa vào tình trạng bệnh của từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật giải nén dây thần kinh hoặc phẫu thuật thay đĩa đệm để cải thiện.

Giảm đau bằng mẹo dân gian

Ngoài điều trị y tế, bạn cũng có thể sử dụng các loại thảo dược lành tính trong tự nhiên để cải thiện tình trạng đau nhức ở mức độ nhẹ. Đây là phương pháp giảm đau có độ an toàn cao và ít tốn kém, bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, các mẹo giảm đau này mang lại hiệu quả rất chậm và chỉ thích hợp áp dụng với trường hợp nhẹ. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

  • Cách 1: Lá lốt đem rửa sạch sẽ, vớt ra để ráo rồi cho vào chảo sao vàng cùng với một ít muối hạt. Bọc hỗn hợp trên trong một cái khăn sạch rồi dùng để chườm trực tiếp vào vị trí bị đau nhức. Sau khoảng 15 phút thực hiện tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể.
  • Cách 2: Ở cách trị bệnh này bạn cần chuẩn bị một nắm ngải cứu, một nắm lá lốt và một ít giấm ăn. Lá lốt và ngải cứu đem đi rửa sạch rồi để ráo nước. Cho dược liệu và giấm gạo vào nồi rồi bắc lên bếp đun sôi. Đợi cho hỗn hợp bớt nóng thì chắt lấy nước, sử dụng để thoa trực tiếp lên vùng cột sống bị đau nhức.

Phòng ngừa

Để quá trình điều trị đau dọc sống lưng nhanh chóng mang lại hiệu quả, bạn cần phải điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của bản thân sao cho phù hợp. Sau khi bệnh đã được kiểm soát, nếu bạn duy trì các thói quen này còn có tác dụng phòng ngừa tái phát bệnh. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

  • Dành thời gian để vận động mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện độ dẻo dai của xương khớp. Bạn có thể tập thể dục, chạy bộ, tập yoga hoặc chơi thể thao,…
  • Luôn giữ tinh thần ở trạng thái thoải mái và lạc quan, tránh rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài. Bạn có thể giải tỏa stress bằng cách nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ và đủ giấc, nghe nhạc, tâm sự với bạn bè,…
  • Chế độ ăn uống hàng ngày cần phải bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, Ví dụ như canxi, vitamin D, omega-3, chất xơ,… Các loại thực phẩm tốt cho xương khớp có thể kể đến là rau xanh, trái cây tươi, xương ống, cá béo,…
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây hại đến sức khỏe tổng thể nói chung và hệ xương khớp nói riêng như đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu chất béo, chất kích thích, đồ uống có gas,…
  • Cần loại bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt đến cột sống như  làm việc quá sức, ngồi hoặc đứng quá lâu, khuân vác vật nặng, vận động sai tư thế,… Tiến hành giảm cân để tránh gây áp lực lên cột sống nếu đang bị thừa cân – béo phì.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng đau dọc sống lưng bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đau dọc sống lưng khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Nhiều trường hợp, đau dọc sống lưng còn là dấu hiệu của bệnh lý, nếu không điều trị sẽ phát sinh biến chứng không mong muốn.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Người mổ thoát vị đĩa đệm vẫn được hưởng lợi bảo hiểm y tế (BHYT), tuy nhiên mức chi trả này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể:

  • Loại BHYT: BHYT toàn dân mức chi trả dao động 60-80%, BHYT tự nguyện mức chi trả cao hơn, tuỳ gói người dân tham gia.
  • Cơ sở y tế: Đúng tuyến mức chi trả sẽ cao hơn với trái tuyến (cùng tuyến khoảng 60 - 80% chi phí; trái tuyến khoảng 30-40% chi phí).
  • Mức độ bệnh: Bệnh nặng mức bảo hiểm chi trả sẽ cao hơn so với bệnh nhẹ.
  • Các dịch vụ nằm trong gói bảo hiểm chi trả: Chi phí phẫu thuật, chi phí nằm viện, chi phí xét nghiệm…
Xem chi tiết

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android