Đau Lưng Dưới Gần Mông

Cơ bản

Đau lưng dưới gần mông là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Khi tình trạng này diễn ra kéo dài bạn cần thăm khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách. Nếu chủ quan trong việc chữa trị sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm giảm khả năng vận động sau này.

Định nghĩa

Đau lưng dưới gần mông là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt về giới tính cũng như độ tuổi. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến bạn gặp nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp đau lưng dưới gần mông kèm theo triệu chứng bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý, bạn không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị chuyên khoa.

Nguyên nhân

Dưới đây là các nguyên nhân gây đau lưng dưới gần mông thường gặp bạn có thể tham khảo:

+ Căng cơ, bong gân: Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng dưới gần mông thường gặp nhất. Bong gân là hiện tượng dây chằng chéo bị rách hoặc căng quá mức. Khi bị bong gân bạn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy, bầm tím,.. Đây là nguyên nhân gây đau lưng không quá nguy hiểm, có thể cải thiện bằng các mẹo đơn giản. Còn với những trường hợp bong gân ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để chữa lành tổn thương.

+ Đau thần kinh tọa: Đây là hiện tượng đau nhức chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa (từ cột sống đến mông và mặt sau của chân). Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do dây thần kinh tọa bị kích thích hoặc chèn ép quá mức. Cơn đau dây thần kinh tọa khởi phát thường có liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống. Thông thường, bệnh lý này chỉ gây ảnh hưởng đến một bên cơ thể với các triệu chứng như yếu chi dưới, đau nhức hoặc đau nhói, không kiểm soát được ruột và bàng quang,…

+ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Bệnh khởi phát khi phần đĩa đệm bên trong nhân nhầy cột sống bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên dây thần kinh. Lúc này, người bệnh sẽ đối mặt với tình trạng đau thắt lưng, tê mỏi chân hoặc suy nhược cơ thể. Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh phát sinh biến chứng.

Viêm xương khớp: Bệnh lý này khởi phát khi sụn khớp giữa các đầu xương bị bào mòn, phá hủy và dần mất đi chức năng vốn có. Đau nhức vùng lưng ở gần mông cũng là một trong những triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân viêm xương khớp. Hiện nay y khoa vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý này. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc cải thiện cũng như phòng ngừa bệnh.

+ Rối loạn chức năng khớp xương cùng: Khớp xương cùng là điểm kết nối hông với xương hông, chức năng chính của khớp này là hấp thụ chấn động. Khớp xương cùng thường rất ít cử động và được cố định bằng dây chằng bao quanh. Rối loạn chức năng khớp xương cùng xảy ra khi khớp xương này chuyển động quá nhiều hoặc quá ít. Khi mắc phải bệnh lý này, bạn sẽ có triệu chứng đau nhức ở vùng thắt lưng, sau đó cơn đau sẽ lan rộng đến chân. Tình trạng đau nhức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi chạy bộ, leo cầu thang hoặc đứng thẳng,…

+ Sỏi thận: Chức năng chính của thận là lọc máu và đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể. Sỏi thận là những viên sỏi nhỏ được hình thành bên trong thận khiến chức năng của cơ quan này bị suy yếu. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là đau nhói lưng dưới gần mông, đau khi đi tiểu, có máu trong nước tiểu,…

+ Nhiễm trùng thận: Bệnh lý này thường xảy ra khi bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng của bệnh lý này cũng tương tự như sỏi thận. Nếu người bệnh không tiến hành điều trị sẽ gây hỏng thận vĩnh viễn. Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị.

+ Bệnh phụ khoa: Nếu tình trạng đau lưng dưới gần mông xảy ra ở nữ giới cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung,… Ở trường hợp này, chị em nên thăm khám và điều trị chuyên khoa để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

+ Bệnh lý khác: Hẹp ống sống, gai đôi cột sống, viêm dây chằng, u xương, viêm tụy, viêm túi mật,…. cũng là những bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau lưng dưới gần mông.

– Đối tượng dễ bị đau lưng dưới gần mông là:

  • Tuổi tác cao, mang thai, thừa cân
  • Tính chất công việc ngồi nhiều một chỗ
  • Làm việc nặng hoặc vận động sai tư thế
  • Thói quen lười vận động hoặc tập luyện quá sức
  • Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất
  • Bị chấn thương hoặc mắc bệnh lý cột sống

Chăm sóc tại nhà

Khi tình trạng đau nhức diễn ra với mức độ không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các mẹo giảm đau đơn giản tại nhà để cải thiện. Các mẹo này sẽ giúp đẩy lùi cơn đau nhức tức thời, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

  • Tiến hành chườm lạnh từ 15 – 20 phút mỗi khi cơn đau nhức khởi phát. Bạn chỉ cần cho vài viên đá lạnh vào khăn sạch rồi dùng để chườm lên khu vực đau nhức. Nhiệt độ lạnh sẽ làm tê liệt dây thần kinh, ngăn chặn dẫn truyền thông tin đau nhức đến trung ương thần kinh và mang lại hiệu quả giảm đau.
  • Nằm thư giãn khi cơn đau cấp tính khởi phát giúp giảm áp lực lên cột sống, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Sử dụng đệm và gối kê phù hợp, đảm bảo chất lượng.
  • Kéo giãn vùng lưng bằng cách cuộn tròn khăn tắm thành hình trụ rồi đặt bên dưới thắt lưng. Kéo giãn vùng lưng sẽ làm thư giãn khu vực này và mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng.
  • Dành từ 15 – 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao giúp cải thiện sức khỏe hệ xương khớp. Một số bài tập được khuyến khích tập luyện khi bị đau lưng dưới gần mông là yoga, đi bộ,…
  • Cần điều chỉnh lại thói quen sống sao cho khoa học, tránh làm việc nặng để hạn chế gây tổn thương đến cột sống. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái sẽ có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị bệnh.
  • Sử dụng các loại thảo dược lành tính trong tự nhiên để cải thiện triệu chứng đau nhức như uống nước sắc rễ đinh lăng, dùng rượu ngâm lược vàng xoa bóp ngoài da, uống nước sắc hạt mướp sao vàng,…

Điều trị

Khi tình trạng đau lưng dưới gần mông diễn ra kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán bệnh. Việc chẩn đoán bệnh sẽ được tiến hành bằng cách thăm hỏi về tiền sử bệnh lý, kiểm tra triệu chứng lâm sàng và khả năng năng vận động, làm xét nghiệm cận lâm sàng. Sau khi đã có chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ bệnh trạng, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Dưới đây là các cách điều trị đau lưng dưới gần mông bạn có thể tham khảo:

Dùng thuốc Tây y

Đây là phương pháp trị bệnh được áp dụng nhiều nhất hiện nay do tiện lợi và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Nếu muốn dùng thuốc điều trị bệnh, bác cần đến gặp bác sĩ thăm khám để được kê đơn thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về trị bệnh tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc giảm đau liều nhẹ (paracetamol, acetaminophen): Bạn có thể sử dụng nhóm thuốc này kết hợp với codein giúp nâng cao hiệu quả mang lại
  • Thuốc kháng viêm không steroid (diclofenac, aspirin,…): Cần sử dụng đúng liều lượng, tuyệt đối không lạm dụng để tránh gây hại đến gan thận.
  • Thuốc giãn cơ (diazepam hoặc myonal): Thuốc có tác dụng làm thư giãn cơ bắp, giải phóng chèn ép lên khớp xương và mang lại hiệu quả giảm đau nhức.
  • Vitamin nhóm B (vitamin B1, B6 và B12): Được kê đơn bổ sung nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn chặn phản ứng viêm tiếp tục xảy ra và cải thiện độ chắc khỏe của dây thần kinh.

Phòng ngừa

Đau lưng dưới gần mông là tình trạng xảy ra khá phổ biến và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để phòng ngừa bệnh lý này bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Nên sử dụng đệm ngủ có khả năng nâng đỡ cột sống, không sử dụng nệm quá cứng hay quá mềm. Gối kê đầu có độ cao vừa phải và có độ đàn hồi tốt.
  • Cần tập cai thuốc lá và tránh đến những nơi có nhiều khói thuốc lá. Thành phần hoạt chất nicotin trong thuốc lá khi đi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, tạo cơ hội cho cơn đau nhức khởi phát.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, vitamin K, vitamin B,… Cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến xương khớp. Uống từ 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và cải thiện chức năng thận.
  • Điều chỉnh lại các hoạt động sống hàng ngày sao cho phù hợp như nâng nhấc vật nặng đúng tư thế, không nên ngồi quá lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột, thường xuyên vận động cơ thể trong khoảng thời gian làm việc, hạn chế mang giày cao gót,…
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, chỉ nên tập luyện vừa sức với các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Tuyệt đối không duy trì tư thế ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian quá lâu.

Bài viết trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng đau lưng dưới gần mông mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Đau lưng dưới gần mông không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Khi gặp phải tình trạng này bạn cần điều trị chuyên khoa và chủ động có các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Người mổ thoát vị đĩa đệm vẫn được hưởng lợi bảo hiểm y tế (BHYT), tuy nhiên mức chi trả này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể:

  • Loại BHYT: BHYT toàn dân mức chi trả dao động 60-80%, BHYT tự nguyện mức chi trả cao hơn, tuỳ gói người dân tham gia.
  • Cơ sở y tế: Đúng tuyến mức chi trả sẽ cao hơn với trái tuyến (cùng tuyến khoảng 60 - 80% chi phí; trái tuyến khoảng 30-40% chi phí).
  • Mức độ bệnh: Bệnh nặng mức bảo hiểm chi trả sẽ cao hơn so với bệnh nhẹ.
  • Các dịch vụ nằm trong gói bảo hiểm chi trả: Chi phí phẫu thuật, chi phí nằm viện, chi phí xét nghiệm…
Xem chi tiết

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android