Đau Lưng Không Cúi Được: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị
Đau lưng không cúi người được khiến bạn gặp rất nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và làm giảm năng suất lao động. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý xương khớp, bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị chuyên khoa. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách điều trị tình trạng đau lưng không cúi người được thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.
Nguyên nhân gây đau lưng không cúi người được
Đau lưng không cúi người được là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay và có thể gặp ở bất kỳ ai. Người cao tuổi có hệ thống xương khớp xuống cấp là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Thông thường, tình trạng này sẽ là hệ quả của việc cột sống bị tổn thương. Dưới đây là các nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp bạn có thể tham khảo:
- Tuổi tác cao: Tuổi tác cao khiến hệ xương khớp dần suy yếu do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra bên trong cơ thể. Điều này đã khiến cho xương khớp dễ bị tổn thương chỉ với tác động nhẹ từ bên ngoài. Đồng thời, tuổi tác cao còn khiến cho quá trình tiết dịch nhầy bôi trơn tại khớp bị ảnh hưởng. Lúc này, vận động tại cột sống sẽ không còn linh hoạt như trước. Vì vậy, tình trạng đau nhức lưng không cúi xuống được rất dễ xảy ra ở người già.
- Chấn thương: Cột sống rất dễ bị chấn thương khi bạn chơi thể thao, bị tai nạn hoặc mang vác vật nặng. Chấn thương khiến cho cột sống và các mô mềm xung quanh như dây chằng, gân cơ,… bị tổn thương. Vì thế, khi bị chấn thương bạn sẽ có triệu chứng đau nhức lưng và không thể cúi người được.
- Vận động sai tư thế: Các vận động của cơ thể hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của hệ xương khớp. Nếu bạn có các thói quen ngồi, đi hoặc đứng không đúng tư thế sẽ gây ra tình trạng tê bì cơ. Về lâu dài bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng đau lưng không cúi người được.
- Vận động mạnh: Đau lưng không cúi người được cũng có thể xảy ra khi bạn vận động quá sức. Hoạt động mạnh hoặc làm việc quá sức sẽ khiến hệ cơ trên cơ thể bị căng quá mức và gây ảnh hưởng không tốt đến cột sống. Nếu thói quen này lặp lại trong thời gian dài sẽ khiến các rễ thần kinh bị chèn ép quá mức và làm giảm độ linh hoạt của lưng.
- Nguyên nhân khác: Lười vận động, hút thuốc lá, thừa cân béo phì,… cũng là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau lưng không cúi người được mà bạn cần lưu ý.
Đau lưng không cúi người được là bệnh gì?
Khi tình trạng đau lưng không cúi người được diễn ra kéo dài thì bạn không được chủ quan trong việc điều trị, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Cụ thể là:
+ Gai cột sống: Gai cột sống là tình trạng hình thành gai xương trên cột sống, gây chèn ép lên dây chằng hoặc dây thần kinh xung quanh. Khi bị gai cột sống bạn sẽ có triệu chứng đau lưng không cúi người được, đau âm ỉ tại lưng rồi lan rộng ra các phần xung quanh, cơ lưng bị co thắt và yếu dần, hạn chế cử động,…
+ Thoái hóa cột sống thắt lưng: Đau lưng không thể cúi người cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Bệnh xảy ra khi lớp sụn khớp ở vùng lưng dần bị bào mòn và hình thành gai xương chèn ép lên các mô mềm xung quanh. Ngoài triệu chứng điển hình ở trên, người bệnh còn phải đối mặt với các triệu chứng khác như tê cứng và ngứa ran ở hai chi, mất sức, gây mất kiểm soát ruột và bàng quang,…
ĐỪNG BỎ LỠ: Thoát khỏi căn bệnh viêm khớp sau 15 năm chịu đựng nhờ bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh
+ Thoát vị đĩa đệm: Bệnh khởi phát khi đĩa đệm trượt ra khỏi bao cơ, gây chèn ép lên ống sống và khiến dây thần kinh bị tổn thương nặng nề. Một số triệu chứng điển hình của bệnh lý này đau nhức liên tục ở vị trí đốt sống bị thoát vị, đau lưng không thể cúi người, mất cảm giác ở lưng, vận động khó khăn,…
+ Viêm cột sống dính khớp: Đặc trưng của bệnh lý này là cột sống lưng và khớp bị dính liền với nhau. Khi bị viêm cột sống dính khớp người bệnh sẽ có triệu chứng đau lưng không cúi người được, đau nhức tại khu vực tổn thương lan rộng ra xung quanh, viêm và sưng tấy tại các điểm bám gân,… Nếu không điều trị có thể dẫn đến tàn phế khớp.
+ Đau dây thần kinh tọa: Đau dây thần kinh tọa xảy ra khi rễ thần kinh tọa bị chèn ép quá mức. Thông thường, cơn đau sẽ khởi phát ở vùng thắt lưng sau đó nhanh chóng lan rộng theo đường đi của dây thần kinh xuống chân. Đau lưng không thể cúi người cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý này. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng đau âm ỉ dọc theo dây thần kinh, khả năng vận động yếu dần, đau nhức nghiêm trọng mỗi khi cử động, cảm giác châm chích ở hai chi khá khó chịu,…
+ Trượt đốt sống thắt lưng: Đây là hiện tượng đốt sống bị lệch ra phía trước so với các đốt sống lưng ở bên dưới. Tình trạng này thường xảy ra ở những vận động viên cử tạ hoặc vận động viên thể dục dụng cụ có thao tác tập luyện không chính xác. Một số triệu chứng có thể gặp khi bị trượt đốt ống thắt lưng là đau nhức liên hồi, căng cứng và tê bì cơ mông, đau lan rộng ra toàn lưng và chân, không thể cúi người được,…
+ Khối u xương cùng: U xương cùng hay còn được gọi là bệnh ung thư xương. Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khi bị u xương cùng bạn sẽ đối mặt với tình trạng đau thắt lưng không thể cúi người, đau gia tăng khi cử động, cơn đau có thê xảy ra cả khi ngồi và đứng,…
+ Đau cơ xơ hóa: Bệnh lý này còn được gọi là hội chứng rối loạn dây thần kinh thắt lưng. Đau lưng không cúi người được cũng là triệu chứng thường gặp ở bệnh lý này. Đau cơ xơ hóa là dấu hiệu cho thấy cơ đang chịu áp lực rất lớn, điều này đã ngăn chặn quá trình dẫn truyền thông tin đến não. Cơ thể mệt mỏi, hay bị mất ngủ hoặc thức giấc giữa đêm, tê bì tay chân, rối loạn trí nhớ,… cũng là triệu chứng có thể gặp khi bị đau cơ xơ hóa.
Cách điều trị bệnh đau lưng không cúi người được
Đau lưng không cúi người được nếu xảy ra do nguyên nhân cơ học thì bạn chỉ cần điều chỉnh lại tư thế vận động cũng như cách sinh hoạt thì cơn đau sẽ thuyên giảm dần. Nhưng nếu tình trạng đau nhức diễn ra do bệnh lý thì bạn không được chủ quan trong việc điều trị chuyên khoa để tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Vì thế, khi bị đau lưng không cúi người được bạn cần thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Còn dưới đây là một số biện pháp giảm đau lưng không cúi người được bạn có thể tham khảo và áp dụng:
1. Nghỉ ngơi
Để cải thiện tình trạng đau lưng không cúi người được, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi giúp thư giãn cơ và cột sống lưng. Nếu bạn vận động trong thời điểm này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến vị trí đau và khiến tình trạng bệnh trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
Để việc nghỉ ngơi giảm đau mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng nệm và gối có độ êm nhất định giúp tạo cảm giác thoải mái khi nằm. Nếu ngồi nghỉ ngơi, bạn cần ngồi thẳng lưng và mở rộng ngực, không nên khom hoặc cúi người về phía trước quá nhiều.
2. Chườm nóng, chườm lạnh
Đây là phương pháp giảm đau khá hiệu quả và được rất nhiều người áp dụng tại nhà. Bạn có thể áp dụng liệu pháp này để cải thiện tình trạng đau lưng, đau đầu, đau gáy, đau bả vai,… Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần cho đá lạnh hoặc nước ấm vào túi chườm rồi áp lên vùng đau nhức.
Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên áp dụng phương pháp chườm lạnh trước và chườm nóng sau. Chườm lạnh có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm, chườm nóng sẽ kích thích tuần hoàn máu và làm thư giãn cơ lưng.
3. Xoa bóp, massage
Xoa bóp, massage cũng là phương pháp giảm đau nhức ở vùng lưng khá hiệu quả và an toàn, bạn có thể tự áp dụng tại nhà mà không lo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần xoa lòng bàn tay với nhau cho ấm lên rồi dùng để miết nhẹ phần lưng giúp điều hòa cơ tĩnh mạch. Tiếp đó, dùng hai ngón cái day tròn vào vị trí đau.
Chỉ sau 15 phút thực hiện bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức thuyên giảm đáng kể. Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên thoa một ít dầu nóng lên vùng lưng bị đau nhức trước khi tiến hành xoa bóp.
4. Cố định lưng
Khi bị đau lưng không cúi người được, bạn cũng có thể dùng nẹp cố định lưng để cải thiện. Cách này có tác dụng giữ cho cột sống luôn đứng thẳng khi hoạt động, tránh gây ảnh hưởng đến vùng cơ xung quanh và giúp người bệnh hoạt động thoải mái hơn.
5. Dùng thuốc Tây y
Khi cơn đau khởi phát gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, bạn có thể sử dụng một loại thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện như paracetamol, miếng dán giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid,…
Nhưng nếu tình trạng này diễn ra kéo dài và nghi ngờ do bệnh lý gây ra, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc điều trị sao cho phù hợp.
6. Phẫu thuật
Nếu tình trạng đau lưng không đáp ứng điều trị bằng phương pháp nội khoa và có nguy cơ phát sinh biến chứng, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh. Phẫu thuật có tác dụng giải quyết nguyên nhân gây bệnh, mang lại hiệu quả điều trị tận gốc. Sau phẫu thuật, bạn cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
HẾT HẲN đau lưng, KHÔNG lo tái phát nhờ bài thuốc Nam gia truyền 150 năm – XƯƠNG KHỚP ĐỖ MINH
Xương khớp Đỗ Minh là bài thuốc Nam gia truyền 150 năm của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Trải qua hơn 3 thế kỷ, bài thuốc đã giúp 95% bệnh nhân phục hồi bệnh đau nhức xương khớp sau 2 – 4 tháng điều trị, không tái phát. Đây còn là giải pháp hữu hiệu được các chuyên gia giới thiệu, báo chí đưa tin.
Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh là thành quả nghiên cứu, chắt lọc tinh hoa Y học cổ truyền cùng công thức BÍ TRUYỀN 150 năm. Phương thuốc kết hợp nhuần nhuyễn 5 chế phẩm trong 1 liệu trình gồm: Thuốc đặc trị xương khớp, Kiện tỳ ích tràng, Bổ gan giải độc, Hoạt huyết bổ thận và Thuốc xoa bóp mang đến công dụng ưu Việt sau:
XEM NGAY: Bài thuốc gia truyền 150 năm tuổi điều trị bệnh xương khớp hiệu quả
- Điều trị DỨT ĐIỂM tận gốc CĂN NGUYÊN gây bệnh.
- HẾT HẲN đau nhức, sưng cứng khớp, ngăn ngừa thoái hóa xương khớp.
- Phục hồi vận động BỀN VỮNG, ngăn chặn bệnh tái phát.
- Sử dụng 100% thảo dược CAM KẾT an toàn, lành tính được hỗ trợ sắc sẵn cao thuốc tiện dụng.
Kể từ khi ứng dụng vào thực tế điều trị, Xương khớp Đỗ Minh đã giúp hàng ngàn bệnh nhân trên khắp cả nước thoát khỏi nỗi ám ảnh đau nhức xương khớp, trong đó có cả “Vua hài đất Bắc” – Xuân Hinh.
[Người Bệnh Mắc Bệnh Đau Xương Khớp Khỏi Bệnh Nhờ Bài Thuốc của Đỗ Minh Đường Chia Sẻ gì?]
Với những đóng góp cho nền YHCT nước nhà, năm 2017 nhà thuốc Đỗ Minh Đường được trao tặng cúp Vàng “Sản phẩm tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo” và “Top 20 thương hiệu nổi tiếng năm 2020”.
XEM THÊM: [TIẾT LỘ] Báo Chí Và Giới Chuyên Gia Nói Về Bài Thuốc Gia Truyền 150 Năm Xương Khớp Đỗ Minh
Người bệnh mong muốn sớm CHẤM DỨT cơn đau lưng hành hạ, hãy liên hệ ngay nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường để được chuyên gia tư vấn và thăm khám:
- Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình | Hotline: 0963 302 349
- Hồ Chí Minh: Số 179 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh | Hotline: 0938 449 768
- Website: https://dominhduong.org | https://dominhduong.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong
Phòng ngừa đau lưng không cúi người được
Đau lưng không cúi người được có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và gây ảnh hưởng đến khả năng vận động hàng ngày. Điều này đã khiến cho năng suất lao động và chất lượng cuộc sống hàng ngày bị suy giảm đáng kể. Để phòng ngừa bệnh lý này bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Cần duy trì các tư thế tốt khi làm việc và nghỉ ngơi, luôn giữ cho cột sống đứng thẳng khi vận động. Hạn chế các động tác gây ảnh hưởng không tốt đến vùng lưng như nâng vác vật nặng, lao động quá sức,…
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực như tránh để đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng, hạn chế thức khuya, không sử dụng chất kích thích,…
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tuân thủ theo đồng hồ sinh học của bản thân. Nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Chú trọng bổ sung các thành phần khoáng chất cần thiết đối với hệ xương khớp như canxi, magie, vitamin D, vitamin C,…
- Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cải thiện độ linh hoạt và dẻo dai của xương khớp. Nên ưu tiên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội,…
Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng đau lưng không cúi người được bạn có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh lý và có biện pháp can thiệp đúng cách. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động trong việc phòng ngừa, tránh để tình trạng này khởi phát gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!