Đau Lưng

Cơ bản

Thống kê cho thấy có khoảng 60- 80% dân số đều bị đau lưng ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, từ chấn thương, do bệnh lý, lao động quá sức, sinh hoạt sai cách. Đau lưng nếu kéo dài mới mức độ ngày càng nghiêm trọng cần nhanh chóng được điều trị để phòng tránh những hệ lụy nguy hiểm khác xuất hiện.

Định nghĩa

Đau lưng được mô tả là những cơn đau nhức nằm ở khu vực lưng phía sau cơ thể. Cơn đau có thể âm ỉ trong vài ngày, nghiêm trọng hơn khi đứng hoặc ngồi lâu trong 1 tư thế nhưng cũng có thể hết nhanh chóng. Cơn đau lưng có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng đôi khi cũng không có tác nhân cụ thể nào.

Chứng đau lưng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính, người trẻ vẫn có thể bị đau lưng nếu sinh hoạt không đúng cách hay làm việc quá sức. Tuy nhiên càng lớn tuổi cơn đau càng dễ nghiêm trọng hơn do lúc này xương khớp không còn khỏe hơn ban đầu. Phụ nữ cũng là đối tượng dễ bị đau lưng do ảnh hưởng bởi quá trình sinh nở.

Tùy theo vị trí đau lưng mà người ra chi thành các nhóm sau

  • Đau khu vực xương cụt
  • Đau thắt lưng (vùng lưng dưới)
  • Đau vùng giữa lưng
  • Đau vùng cổ (vùng lưng trên).

Trong đó đau vùng giữa lưng và đau thắt lưng là một trong những tình trạng phổ biến thường gặp nhất. Ngoài ra người ta còn chia đau lưng thành 3 loại, phụ thuộc vào thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cơn đau như sau:

  • Đau lưng cấp tính: cơn đau có thể âm ỉ hoặc đôi lúc nhói lên nhưng chưa quá nghiêm trọng, chỉ xuất hiện trong khoảng 6 tuần. Nguyên nhân liên quan đến tình trạng này thường do lao động quá sức, mang vác nặng đột ngột, người ít vận động bỗng nhiên hoạt động quá mức.. Hầu hết với những cơn đau cấp tính người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và thay đổi cách sinh hoạt là có thể cải thiện nhanh chóng.
  • Đau lưng bán cấp: cơn đau lúc này có kéo dài 6-12 tuần. Người bệnh có thể gặp một số ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tuy nhiên cũng chưa đến mức nghiêm trọng. Người bệnh có thể được chỉ định một vài loại thuốc để giảm đau.
  • Đau lưng mãn tính: nếu chuyển sang mãn tính cơn đau sẽ kéo dài 12 tuần, lặp đi lặp lại thường xuyên với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân gây ra cơn đau mãn tính thường liên quan đến các bệnh lý như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, đau cơ xơ hóa, loãng xương cùng rất nhiều vấn đề nguy hiểm khác. Nếu liên quan đến những nguyên nhân này người bệnh cần phải thực hiện điều trị y tế, dùng thuốc hay thậm chí phải phẫu thuật để đảm bảo chức năng vận động.

Thống kê cho thấy tỷ lệ những người bị đau lưng cấp và mãn tính đang ngày càng tăng nhiều hơn do có liên quan đến rất nhiều tác nhân. Hiểu được các nguyên nhân gây đau lưng sẽ giúp đưa ra hướng điều trị và phòng tránh sau đó đạt kết quả tốt nhất.

Nguyên nhân

Tùy theo vị trí đau, thời gian đau mà các nguyên nhân gây bệnh cực kỳ đa dạng. Đau lưng thậm chí còn liên quan đến các cơ quan nội tạng khác như túi mật, tuyến tụy.. Nhưng dù là do bất cứ nguyên nhân nào, cơn đau cấp tính hay mãn tính thì người bệnh cũng tuyệt đối không được chủ quan.

Vị trí cơn đau có thể cho chúng ta biết chính xác sức khỏe đang có vấn đề gì. Tuy nhiên hầu hết khi bị đau nhức phía sau chúng ta chỉ gọi chung là đau lưng. Hiểu rõ được vị trí cơn đau cũng là các giúp xác định bệnh nhanh nhất và có hướng điều trị kịp thời.

Đau thắt lưng

Đây được đánh giá là một trong những cơn đau cực kỳ phổ biến, gặp ở cả hai giới. Do thắt lưng sẽ đảm nhiệm chức năng nâng đỡ phần trên của cơ thể nên những áp lực mà cơ quan này gặp phải cũng nghiêm trọng hơn.

Đau thắt lưng có thể liên quan đến những tác nhân sau đây

  • Liên quan đến  thận và tiền liệt tuyến ở nam giới
  • Lao động nặng, mang vác nặng gây các áp lực lên thắt lưng và xuất hiện những cơn đau nhức
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là càng về cuối thai kỳ cơn đau thắt lưng sẽ càng nghiêm trọng hơn sự phát triển của thai nhi khiến tử cung to dần và gây áp lực lên dây chằng, xương vùng thắt lưng
  • Phụ nữ sinh mổ cần phải gây tê cột sống nên sau khi hết thuốc tê cũng sẽ gặp những cơn đau nghiêm trọng tại đây
  • Phụ nữ sau sinh nếu không nghỉ ngơi đúng cách, thường đi nhiều, bế con nhiều cũng có thể gặp những cơn đau thắt lưng cấp tính
  • Phụ nữ trong những ngày "đèn đỏ" cũng thường bị những cơn đau thắt lưng. Nguyên nhân là do cơ trơn tử cung phải co bóp mạnh để đẩy máu, niêm mạc bong ra ngoài nên dẫn đến những cơn đau nhức âm ỉ ở bụng, thắt lưng và khiến cho các chị em không muốn làm việc gì, chỉ muốn nằm một chỗ.
  • Những người làm công việc văn phòng, người làm thợ may hay các công việc có tính chất phải ngồi nhiều trong một tư thế, người ít sinh hoạt vận động cũng sẽ thường bị đau nhức ở thắt lưng.

Đau lưng giữa

Lưng giữa là cơn đau nằm  giữa đáy cổ tới cuối lồng ngực. Cơn đau tại đây có thể liên quan đến các cơ quan như bàng quang hay thận, dạ dày. Các nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau lưng giữa bao gồm

  • Tư thế nằm ngủ không đúng, thường xuyên co quắp hoặc nghiêng người quá về một bên
  • Nằm đệm quá cứng hay gồ ghề, ngủ trên xe
  • Người chơi thể thao hay vận động quá sức sau khi ngủ dậy cũng cảm thấy lưng giữa căng cứng, ê mỏi
  • Tập thể dục thể thao sai cách, chẳng hạn như vặn mình quá đà
  • Người làm các công việc cần mang vác nặng cũng gây ra các cơn đau giữa lưng do các  dây chằng ở lưng bị căng quá mức
  • Các chấn thương vật lý làm va đập lưng như té ngã cầu thang, tai nạn xe cộ
  • Liên quan đến các bệnh lý xương khớp, chẳng hạn như loãng xương, thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp
  • Người mắc các bệnh như sỏi thận, loét dạ dày cũng thường cảm thấy những cơn đau lưng giữa
  • Có khối u xuất hiện bên trong xương, chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh sẽ gây lên những cơ đau lưng giữa nghiêm trọng
  • Có khoảng 10% người mắc bệnh vẩy nến cũng bị ảnh hưởng bởi những cơn đau lưng giữa, cơn đau thường nghiêm trọng hơn vào nửa đêm và rạng sáng

Đau lưng trên

Đau vùng cổ lưng trên cũng liên quan đến rất nhiều vấn đề về xương khớp cùng các cơ quan nội tạng bên trong mà người bệnh không nên chủ quan. Một số người còn gặp cả tình trạng khó thở do khu vực lưng trên có liên quan trực tiếp đến các cơ quan như tim, phổi. Cơn đau có thể lan ra làm cứng cổ, cứng bả vai rất khó chịu.

Cụ thể một số nguyên nhân được cho là gây ra những  cơn đau lưng trên bao gồm:

  • Ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt sai cách, chẳng hạn những người làm công việc văn phòng, thợ may, người mang vác vật nặng từ dưới lên một cách đột ngột hay thường dùng lưng trên làm nhiều việc hơn bình thường,người thường mang balo nặng
  • Các chấn thương làm tổn thương đến vùng lưng trên hay vai cổ
  • Các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, loãng xương hay đau cơ xơ hóa đều có thể ảnh hưởng đến vùng lưng trên
  • Các vấn đề về tim mạch sẽ gây ra những cơn đau cả phía trước ngực và khu vực lưng trên phía sau
  • Các vấn đề tại phổi, chẳng hạn như Viêm ở phế quản cấp tính hay tắc nghẽn phổi mãn tính.. Người bệnh sẽ vừa cảm thấy khó thở, đau tức ngực vừa cảm thấy ê ẩm đau nhói phía sau lưng nên vô cùng khó chịu mệt mỏi.

Đau khu vực xương cụt

So với các vị trí trên thì cơn đau khu vực xương cụt thường ít gặp hơn. Đặc biệt nếu bị đau ở đây người bệnh thường gặp vấn đề khi ngồi, nếu đứng lên các cơn đau thường có xu hướng thuyên giảm hơn. Tình trạng này có thể liên quan đến các nguyên nhân sau đây

  • Chấn thương do té ngã, tai nạn giao thông
  • Ngồi quá lâu trên các bề mặt cứng, gồ ghề
  • Phụ nữ mang thai hay sinh nở cũng dễ bị đau xương cụt do dây chằng liên kết với xương cụt thay đổi
  • Người thừa cân và giảm cân đột ngột có thể làm mất lớp màng bảo vệ của tự nhiên của xương cụt nên dễ bị tổn thương và đau nhức hơn
  • Viêm nhiễm hay có khối u bất thường tại xương cụt

Một số yếu tố khác

Bên cạnh các tác nhân trên đây, rất nhiều yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị đau lưng của mỗi người hoặc có những người tự nhiên đau lưng, tự nhiên hết và cũng không có các lý do rõ ràng. Một số người còn kèm theo các triệu chứng như bì chân tay, tê ngứa hai cánh tay, ê ẩm khắp người khiến toàn thân mệt mỏi.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau lưng hoặc gây ra những những cơn đau nhức không có nguyên nhân rõ ràng bao gồm

  • Yếu tố tuổi tác: tuổi càng cao, quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh chóng, việc phục hồi các tổn thương trên hệ thống cũng diễn ra chậm hơn nên người người già dễ bị đau lưng hơn. Đồng thời nếu có các chấn thương tại đây cũng thường nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
  • Giới tính: thống kê cho thấy tỷ lệ nữ giới bị đau lưng cao hơn nam giới rất nhiều lần. Nguyên nhân được cho là có liên quan đến các hormone, việc mang thai, sinh nở, chăm sóc con cái làm mất đi các chất tự nhiên bên trong sụn khớp của phái nữa. Đặc biệt nếu ở thời kỳ mang thai các chị em không chú ý bổ sung dưỡng chất đầy đủ rất dễ dẫn đến thiếu canxi, làm mất xương và đẩy nhanh nguy cơ thoái hóa hay loãng xương
  • Di truyền: một vài nghiên cứu cho rằng đau lưng có tính chất di truyền, nếu cha mẹ bị mắc các vấn đề này thì con cái cũng rất dễ bị đau lưng từ sớm. Ngoài ra ở thời kỳ mang thai nếu mẹ bầu không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ làm thai nhi chậm phát triển chiều cao và dễ mắc các vấn đề về xương khớp
  • Tâm lý: ở những người có xu hướng thường xuyên bị căng thẳng, stress mệt mỏi cũng dễ bị đau nhức lưng khó chịu
  • Hút thuốc lá: thuốc lá có thể làm giảm lưu thông máu nên khiến lưng dễ bị tê bì, đau nhức nhiều hơn. Đồng thời người hút thuốc lá cũng sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa sụn khớp do quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, oxy đến các cơ quan bị cản trở.
  • Tính chất công việc: những người có nguy cơ cao .

Chăm sóc tại nhà

Các phương pháp điều trị chỉ là một phần còn muốn loại bỏ hoàn toàn tình trạng đau lưng cũng như ngăn ngừa nguy cơ các biến chứng khác xuất hiện thì quá trình chăm sóc và điều trị tại nhà sẽ rất quan trọng. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đều rất có ích cho sức khỏe và hệ thống xương khớp của bạn.

Cụ thể, người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau đây

  • Tránh ngồi quá lâu trong 1 tư thế, khoảng 1- 2 tiếng bạn nên đứng lên đi lại thư giãn một lần
  • Tránh vặn người quá nhiều
  • Đổi loại nệm mềm, có độ đàn hồi vừa phải, tránh dùng loại quá cứng hay quá xẹp
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, có thể tham khảo các bộ môn bơi lội, yoga, thiền hay Pilate đều rất tốt cho lưng
  • Tránh mang vác quá nặng hoặc mang vác đúng cách, tránh bê đồ từ dưới thấp lên vai đột ngột
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ thống xương khớp như rau xanh, các loại hải sản, trái cây..
  • Tắm nắng hằng ngày để hấp thụ vitamin D3 giúp tăng cường tổng hợp canxi
  • Bà bầu hay phụ nữ sau sinh cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D, Magie..
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích có hại cho cơ thể, tăng nguy cơ huy hoại hệ thống xương khớp
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn công nghiệm, đồ ăn muối chua
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan, đảm bảo ngủ đủ giấc hằng ngày

Phương pháp chẩn đoán

Như đã nói do có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng nên người bệnh muốn điều trị được cần phải tiến hành thăm khám thông qua các kỹ thuật khoa học hiện đại, không chỉ có thể dựa hoàn toàn vào vị trí đau. Đôi khi cơn đau liên quan đến những tổn thương bên trong cơ quan nội tạng như phổi hay thận nên nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng.

Bác sĩ sẽ thông qua những biểu hiện bên ngoài và trao đổi với bệnh nhân về các vấn đề như có các chấn thương hay không, tiền sử gia đình, thời điểm xuất hiện triệu chứng, tần suất cơn đau.. Để có kết quả chính xác nhất, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm kiểm tra. Bao gồm

  • Chụp X-quang: cho thấy hình ảnh về sự liên kết của xương, cột sống đồng thời có thể phát hiện được dấu hiệu hình ảnh nếu bệnh nhân bị gãy xương, viêm khớp,khối u hay nhiễm trùng… Tuy nhiên do nếu chỉ chụp X-quang lại không phát hiện được dấu hiệu tổn thương ở cơ, dây thần kinh, đĩa đệm hoặc tủy sống nên vẫn cần thực hiện thêm các phương pháp khác.
  • Chụp CT hay MRI: giúp xác định được các vấn đề tại mô, gân, mạch máu, dây chằng, dây thần kinh, đĩa đệm, cơ, xương mà hình ảnh X quang không thể thực hiện được.
  • Chụp quét xương: nếu nghi ngờ các các khối u tại xương hay loãng xương, gãy xương nén bác sĩ sẽ chỉ định chụp quét xương.  Bệnh nhân sẽ cần phải dùng chất phóng xạ hay chất đánh dấu nên sẽ hạn chế với một số đối tượng, không phải ai cũng được làm xét nghiệm này.
  • Điện cơ hoặc EMG: thường chỉ định cho bệnh nhân nghi ngờ bị hẹp ống sống hay thoát vị đĩa đệm để xác định được các dây thần kinh khác bị chèn ép.

Ngoài ra nếu nghi ngờ bệnh nhân gặp các vấn đề về tim, phổi, thận hay dạ dày dẫn tới đau lưng thì bác sĩ cũng chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm phù hợp. Nếu thực sự liên quan đến yếu tố này bệnh nhân cũng được chuyển phòng điều trị vì chỉ khi loại bỏ được bệnh nền thì cơn đau mới kết thúc.

Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện lớn, có chuyên khoa về xương khớp, có trang thiết bị hiện đại để phục vụ việc thăm khám và điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Điều trị

Sau khi có kết quả xét nghiệm thì bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và lên phác đồ điều trị phù hợp cho từng người. Hầu hết với những cơn đau cấp tính bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc uống ngắn ngày và hướng dẫn việc nghỉ ngơi, sinh hoạt phù hợp hơn. Với những bệnh nhân đau do bệnh lý sẽ được điều trị chuyên môn, một số bệnh nhân cần phải phẫu thuật để đảm bảo khả năng vận động hằng ngày.

Điều trị tại chỗ

Với những cơn đau không trầm trọng, do phụ nữ tới kỳ "đèn đỏ" hay do lao động nhiều quá sức đột ngột thì chỉ cần nghỉ ngơi một vài ngày là cơn đau sẽ biến mất nhanh chóng. Thực tế nếu cơn đau không quá nghiêm trọng hãy hạn chế tối đa việc dùng thuốc vì sẽ làm tăng nguy cơ nhờn thuốc và gây ra vài tác dụng phụ không mong muốn.

Một vài biện pháp giảm đau lưng đơn giản mà bạn có thể áp dụng cho mọi trường hợp bao gồm

  • Nghỉ ngơi: nhanh chóng nằm nghỉ ngơi, tránh ngồi bất động, mang vác nặng hay chơi thể thao mạnh chính là cách nhanh chóng nhất để kết thúc cơn đau lưng
  • Chườm lạnh: nhiệt lạnh sẽ làm tê các dây thần kinh cảm giác tạm thời nên cũng giúp giảm đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng các túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc chỉ bọc đá vào khăn, túi nilon và chườm trực tiếp lên vị trí lưng bị đau trong khoảng 15 - 20 phút. Thực hiện ngày một vài lần sẽ làm cơn đau thuyên giảm mà không cần thuốc.
  • Chườm nóng: nhiệt nóng sẽ làm máu huyết lưu thông ổn định, giúp các cơ giãn nên cũng đem đến hiệu quả trong cải thiện cơn đau lưng. Đặc biệt ở phụ nữ đau bụng tới tới tháng, bạn có thể kết hợp cả chườm bụng trước để dễ chịu hơn. Nếu không có túi chườm chuyên dụng thì bạn có thể cho nước ấm vào bình thủy tinh và đặt lên lưng trong 15- 20 phút. Ngoài ra nếu có thời gian thì bạn cũng có thể sao lá lốt, ngải cứu với muối hột, bọc trong một miếng vải mỏng, đợi nguội bớt rồi chườm lên lưng cũng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.
  • Ngâm mình với nước nóng: sau một ngày làm việc mệt mỏi, phải ngồi quá nhiều thì thư giãn với nước nóng vào cuối ngày sẽ giúp cho các cơ thư giãn để bạn ngủ ngon hơn, không còn gặp tình trạng đau nhức
  • Dùng miếng dán giảm đau: cơ chế hoạt động chung của các miếng dán giảm đau giống như nhiệt nóng và nhiệt lạnh đồng thời có chứa các thành phần thư giãn, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên do miếng dán chỉ gây tác dụng bên ngoài da nên sẽ không để lại tác dụng phụ như các loại thuốc tây y.
  • Dùng dầu xoa bóp: bạn cũng có thể dùng các loại dầu nóng hay rượu thuốc để xoa bóp giúp thư giãn gân cốt và giảm đau nhức lưng

Ngoài ra bạn cũng nên thay đổi nệm nằm, tránh nằm đất hay nệm quá cứng nếu tình trạng đau lưng có liên quan đến các tác nhân này. Nếu sau khi đã thực hiện các phương pháp trên và nghỉ ngơi đầy đủ mà cơn đau vẫn không chấm dứt thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để có hướng điều trị hiệu quả hơn.

Điều trị bằng thuốc

Tùy tình trạng và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau. Trong bài viết này sẽ chỉ đề cập đến các loại thuốc được dùng để giảm đau lưng,không đề cập đến thuốc điều trị các vấn đề khác. Cụ thể các nhóm thuốc phổ biến thường được sử dụng bao gồm

  •  Thuốc giảm đau: thường chỉ định paracetamol cho các trường hợp nhẹ, nếu không hiệu quả có thể chỉ định các nhóm thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hay naproxen natri để kiểm soát cơn đau lưng.
  • Thuốc giãn cơ: các thuốc phổ biến như Dantrolene, Mephenesin… sẽ giúp cho các cơ thư giãn, từ đó cũng giảm đau nhức, tê bì chân tay hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ: thường là dạng miếng dán, kem bôi để giảm cơn đau nhanh chóng, tránh lạm dụng thuốc quá nhiều.
  • Thuốc có chứa opioid: thuốc giảm đau gây nghiện, chỉ dùng cho các trường hợp bệnh nhân đau nặng trên mức trung bình do có liên quan đến các chấn thương hay tổn thương khác. Một số thuốc phổ biến như oxycodone hoặc hydrocodone và được dùng dưới 1 tuần. Người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng do có thể phải phụ thuộc vào thuốc để giảm đau

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh sử dụng thêm các loại thuốc bổ sung canxi, vitamin hay các hoạt chất cần thiết cho xương khớp khác để phục hồi các tổn thương và làm chậm quá trình thoái hóa.

Các loại thuốc này đều có thể đi kèm theo rất nhiều tác dụng phụ nên tốt nhất người bệnh chỉ nên dùng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Trong thời gian dùng cũng không nên tự ý tăng/ giảm liều thuốc hay ngưng thuốc giữa chừng vì đều có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.

Vật lý trị liệu

Với những bệnh nhân đau nhức nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến việc đi lại vận động bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các bài tập vật lý trị liệu. Mục tiêu của phương pháp này là nâng cao tính linh hoạt, cải thiện chức năng sụn khớp đồng thời duy trì việc vận động ổn định cho bệnh nhân.

Người bệnh nên tập luyện với bác sĩ tại bệnh viện để đảm bảo đúng động tác, đúng tư thế và tránh tối đa các ảnh hưởng khác xuất hiện.

Phẫu thuật và một số phương pháp điều trị khác

Nếu việc dùng thuốc hay vật lý trị liệu không thể đem đến tác dụng, những cơn đau ngày càng nghiêm trọng thì mới cần phải tiến hành phẫu thuật. Việc điều trị ngoại khoa có thể tồn tại rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn nên người bệnh cần trao đổi cho tiết với bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.

Một số phương pháp khác cũng được chỉ định cho các bệnh nhân đau lưng nặng, có liên quan đến các bệnh lý bao gồm

  • Thuốc tiêm cortisone: Nhằm ngăn chặn tình trạng sưng viêm đồng thời giúp giảm đau hiệu quả, thường dùng cho bệnh nhân đau trên mức độ trung bình. Bệnh nhân sẽ được tiêm cortisone trực tiếp vào khoang ngoài màng kính nơi có các tổn thương, hiệu quả có thể duy trì trong 2- 3 tháng.
  • Truyền sóng vô tuyến: đây là một phương pháp khá đặc biệt, theo đó bác sĩ sẽ truyền một cây kim nhỏ da da để tiến tới gần khu vực bị đau. Sóng vô tuyến sẽ được truyền qua đầu kim này nhằm gây ra tác động đến các dây thần kinh cảm giác và ức chế được quá trình dẫn truyền tín hiệu đau tới não.
  • Kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS): với phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành đặt 1 thiết bị đặc biệt chạy bằng pin trên da và tiến hành các phương pháp truyền xung điện. Các thử nghiệm gần đây đã cho thấy phương pháp này khá hiệu quả trong việc giảm cảm giác đau cho bệnh nhân.
  • Phẫu thuật: thường áp dụng cho các bệnh nhân bị đau nhức xương khớp như thoát vị đĩa đệm, có khối u chèn ép dây thần kinh, hẹp ống sống. Trong một vài trường hợp bệnh nhân có thể phải thay đốt sống nhân tạo để đảm bảo chức năng vận động.

Trên đây là một số thông tin về chứng đau lưng, hy vọng đã giúp ích cho bạn. Tỷ lệ người trẻ bị đau lưng hiện nay cũng rất cao nên mỗi người cần luyện tập cho mình thói quen sinh hoạt đúng cách, tập thể dục thể thao hằng ngày để phòng tránh tối đa các bệnh lý nguy hiểm khác xuất hiện.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

  • Người bị suy thận ở cấp độ 1, cấp độ 2, khả năng sinh sản vẫn duy trì bình thường.
  • Từ cấp độ III trở đi, khi chức năng thận giảm trầm trọng, khả năng thụ thai có thể giảm, gây khó khăn trong việc sinh con tự nhiên.
Xem chi tiết

  • Người suy thận nên ăn: Súp lơ, tỏi, bắp cải, ớt chuông, cải lông, củ cải, nấm Shiitake.
  • Suy thận kiêng ăn: Rau mồng tơi, rau chân vịt, rau cần tây, rau dền, rau cải xoăn.
Xem chi tiết

  • Bệnh suy thận dù là cấp tính hay mãn tính đều gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
  • Trong tình trạng suy thận cấp, việc không nhận được sự cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Xem chi tiết

Người mổ thoát vị đĩa đệm vẫn được hưởng lợi bảo hiểm y tế (BHYT), tuy nhiên mức chi trả này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể:

  • Loại BHYT: BHYT toàn dân mức chi trả dao động 60-80%, BHYT tự nguyện mức chi trả cao hơn, tuỳ gói người dân tham gia.
  • Cơ sở y tế: Đúng tuyến mức chi trả sẽ cao hơn với trái tuyến (cùng tuyến khoảng 60 - 80% chi phí; trái tuyến khoảng 30-40% chi phí).
  • Mức độ bệnh: Bệnh nặng mức bảo hiểm chi trả sẽ cao hơn so với bệnh nhẹ.
  • Các dịch vụ nằm trong gói bảo hiểm chi trả: Chi phí phẫu thuật, chi phí nằm viện, chi phí xét nghiệm…
Xem chi tiết

  • Đau bụng đau lưng nhưng không có kinh có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung, các bệnh lý phụ khoa hoặc các bệnh về xương khớp.
  • Việc thăm khám và chẩn đoán chính xác từ bác sĩ là quan trọng để xác định nguyên nhân và áp đặt phác đồ điều trị phù hợp.
Xem chi tiết

  • Người bị thoái hóa đốt sống lưng có thể tập Gym, nhưng cần xem xét tình trạng từng người.
  • Tập luyện đều đặn có thể mang lại nhiều lợi ích như tăng cường sức mạnh cơ và giảm các triệu chứng đau nhức.
  • Cần thận trọng và tư vấn y tế khi tình trạng thoái hóa nặng.
Xem chi tiết

  • Người bị thoái hóa đốt sống lưng nên đi bộ.
  • Đi bộ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hô hấp, cơ bắp, giảm đau, cải thiện chức năng cột sống, kiểm soát cân nặng, và cải thiện tâm trạng
Xem chi tiết

  • Người bị đau thần kinh tọa nên ăn các loại cá béo, gừng, thực phẩm giàu vitamin B6 và B12, các loại hạt, thực phẩm chứa nhiều vitamin A và D, tỏi, hành tây, các thực phẩm giàu chất xơ, các loại quả mọng, và thực phẩm giàu canxi.
  • Người bị đau thần kinh tọa nên kiêng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, đồ ăn mặn, đường, thực phẩm chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, thực phẩm chứa nhiều omega-6, và đồ uống chứa cồn.
Xem chi tiết

Người bị đau lưng nên ăn: Cá hồi, gừng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, thực phẩm giàu vitamin D, rau lá xanh, nghệ, thực phẩm chứa nhiều vitamin C, quả mọng, thực phẩm chứa nhiều vitamin E, đậu nành, đậu phụ, thực phẩm chứa nhiều kali và mangan.

Người bị đau lưng nên kiêng ăn: Thịt đỏ, nội tạng động vật, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, hạn chế ăn muối, gia vị cay, kiêng uống bia, rượu.

Xem chi tiết

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android