Đau Nhói Dưới Bả Vai Phải

Cơ bản

Đau nhói dưới bả vai phải thường xảy ra do ảnh hưởng từ các thói quen sinh hoạt xấu hàng ngày như nằm hoặc ngồi không đúng tư thế, chấn thương,… Đồng thời, đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Vậy đau nhói dưới bả vai phải là bị gì? Có nguy hiểm không? Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Nguyên nhân

Xuất hiện cơn đau nhói đột ngột ở vùng bả vai phải là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý về cột sống, thần kinh và nội tạng. Nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau nhói dưới bả vai phải thường gặp bạn có thể tham khảo:

+ Rối loạn vận động xương bả vai: Đây là bệnh lý thường gặp ở nhân viên văn phòng hoặc tài xế lái xe. Làm việc ở một tư thế trong thời gian dài kèm theo chuyển động cổ tay liên tục là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Lúc này, vùng xương khớp và hệ cơ bắp ở vùng bả vai phải chịu áp lực rất lớn, dễ bị tổn thương và gây ra triệu chứng đau nhói khá khó chịu.

+ Viêm gân chóp xoay quanh khớp vai: Hay còn được gọi là bệnh đau cơ quanh khớp vai. Đây là hiện tượng chấn thương xảy ra ở một phần hoặc toàn bộ dây chằng quanh khớp vai. Bệnh lý này thường khởi phát ở những người có tính chất công việc phải thường xuyên giơ tay lên cao quá đầu như thợ sơn, thợ vẽ tranh thường. Khi bị viêm gân chóp xoay quanh khớp vai, bạn sẽ có các triệu chứng như đau nhói ở bả vai phải và cánh tay, hoạt động của vai yếu hơn bình thường.

+ Đau dây thần kinh liên sườn: Bệnh khởi phát khi dây thần kinh liên sườn bị tổn thương hoặc bị chèn ép quá mức. Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp là thoái hóa cột sống, lao cột sống, chấn thương, hoạt động sai tư thế,… Lúc này, bạn sẽ có triệu chứng đau nhói ở cả hai bên sườn. Theo thời gian cơn đau sẽ lan rộng đến bả vai hoặc cánh tay.

+ Loãng xương: Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhói dưới xương bả vai thường gặp nhất. Loãng xương xảy ra khi mật độ canxi trong xương bị giảm thấp. Lúc này, xương sẽ trở nên giòn xốp và dễ gãy. Khi bị loãng xương, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhói ở vùng bả vai và sống lưng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ra triệu chứng đau nhói dưới bả vai phải kèm theo giật cơ. Tình trạng này thường xảy ra vào lúc nửa đêm gần về sáng hoặc khi thay đổi tư thế.

+ Viêm phế quản phổi: Bệnh khởi phát do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc nhiễm nấm. Lúc này, phế nang và kẽ phổi sẽ bị viêm nhiễm, chứa đầy chất lỏng hoặc mủ. Thông thường, bệnh sẽ gây ra triệu chứng đau nhức ở vai trái. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bị đau sau lưng hoặc dưới bả vai phải. Khi bạn nằm nghiêng người hoặc nằm ngang thì cơn đau sẽ thuyên giảm.

+ Nhồi máu cơ tim: Bệnh xảy ra khi máu không được bơm về tim do nhánh mạch vành bị tắc nghẽn. Cơn đau nhức do nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở vùng ngực trái rồi lan rộng sang bên phải, sau lưng hoặc hai cánh tay. Cơn đau thường chỉ diễn ra trong vài phút rồi biến mất hoặc tiếp tục tái phát trở lại. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và cấp cứu kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là khó thở, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, hoa mắt chóng mặt,…

Chăm sóc tại nhà

Đau nhói dưới bả vai phải khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và gây ra nhiều phiền toái khi thực hiện các hoạt động sống hàng ngày. Đồng thời, đây còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần xử lý theo hướng dẫn bên dưới đây:

+ Nghỉ ngơi: Khi cơn đau khởi phát, bạn nên để bả vai được nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau đi qua. Sau đó, hãy đi lại nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ thể. Tuyệt đối không được vận động mạnh, đặc biệt là thực hiện các cử động ở vai. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải bổ sung đầy đủ nước và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

+ Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng tăng lưu thông khí huyết và giúp cơ thể được thả lỏng, từ đó triệu chứng đau nhức sẽ được cải thiện đáng kể. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng chai thủy tinh chứa nước ấm hoặc đựng nước ấm trong túi chườm rồi đặt lên khu vực bị đau nhức. Sau khoảng 10 – 15 phút, triệu chứng đau nhức và khó chịu ở bả vai sẽ được cải thiện.

+ Massage: Đây cũng được xem là một trong những cách giảm đau nhức ở vai khá hiệu quả và được nhiều người áp dụng tại nhà. Đầu tiên, bạn hãy thoa một ít dầu nóng lên khu vực bị đau nhức. Sau đó, xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên rồi tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng ở khu vực bị đau nhức. Thực hiện cho đến khi có cảm giác ấm lên thì ngừng.

+ Thăm khám chuyên khoa: Đau nhói dưới bả vai phải cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Việc điều trị tại nhà chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không thể giải quyết được nguyên nhân gây đau. Vì thế, cơn đau vẫn sẽ tái phát trở lại sau đó. Nếu tình trạng đau nhói dưới bả vai phải tái phát nhiều lần, bạn nên thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Đa số các trường hợp bệnh đều được chỉ định điều trị bằng thuốc Tây y, phẫu thuật chỉ được thực hiện với những trường hợp bệnh nặng và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng, tránh tình trạng lờn thuốc và gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android