Đau Nhói Giữa Ngực

Cơ bản

Đau nhói giữa ngực có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tim mạch, phổi hay các bệnh mạch vành và tuyệt đối không được chủ quan. Những người có huyết áp không ổn định hay gia đình có tiền sử mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp cần đi thăm khám sớm để phát hiện các dấu hiệu bất thường, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.

Định nghĩa

Lồng ngực là khoang ảo được cấu tạo bởi nhiều cơ quan bao gồm hệ thống xương sườn, xương cánh tay, bả vai, cột sống, xương ức kết hợp cùng hệ thống cơ. Bên trong lồng ngực sẽ bao quanh các cơ quan nư tim, phổi, tuyến ức đồng thời cũng chứa một phần của dạ dày, thận, tuyến tụy, lá lách và cả thực quản. Các dây thần dây thần kinh cũng đi qua vùng ngực để đảm bảo các chức năng, cảm thụ của cơ thể.

Nguyên nhân

Tình trạng đau nhói giữa ngực hoàn toàn có thể liên quan đến sự tổn thương của các cơ quan trên làm tác động đến lồng ngực. Điển hình nhất thường là các vấn đề về tim mạch, xương khớp, dạ dày hay dây thần kinh. Dù là liên quan đến bất cứ vấn đề nào người bệnh cũng tuyệt đối không được chủ quan mà cần sớm tìm cách cải thiện.

Đau ngực giữa do vấn đề về tim mạch

Theo thống kê, tỉ lệ những người gặp các vấn đề về tim mạch gây đau nhói giữa lồng ngực là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Cơn đau liên quan đến tim thường có cảm giác như lồng ngực đang bị chèn ép gây khó thở, vã mồ hôi thậm chí có cảm giác muốn ngất xỉu.’

Cơn đau nhói giữa ngực liên quan đến tim có thể xuất hiện khi vận động mạnh, khi xúc động hay lo âu quá mức, đặc biệt nếu người vận động quá sức. Một người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc có huyết áp cao hoàn toàn có thể gặp triệu chứng này. Một số bệnh lý có thể liên quan bao gồm

  • Bóc tách động mạch chủ ngực
  • Nhồi máu cơ tim
  • Co thắt mạch vành
  • Bóc tách động mạch chủ
  • Viêm cơ tim

Điểm chung của các bệnh lý này là thường có các huyết khối làm cản trở máu và oxy đến tim khiến người bệnh có cảm giác tim bị chèn ép, nghẹt thở, toàn chân tay lạnh, thậm chí có thể tăng nguy cơ đột quỵ nếu không có hướng kiểm soát kịp thời. Đau ngực do bệnh tim rất dễ xảy ra ở người già, người lớn tuổi đặc biệt nếu rơi vào trạng thái kích động quá mức.

Các bệnh về hệ tiêu hóa

Do lồng ngực có chứa một phần của các cơ quan hệ tiêu hóa, đồng thời dạ dày cũng nối liền với thực quản qua tâm vị và đi qua tâm vị nên các vấn đề tại đây cũng có liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là da dày. Tình trạng này có thể gặp ở rất nhiều đối tượng, đặc biệt ở những người trẻ cho chế độ sinh hoạt kém khoa học và lành mạnh.

Cụ thể các bệnh lý chính thường đau nhói giữa ngực do các tác nhân từ hệ tiêu hóa như

  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân chính gây ra các tình trạng này là do lượng acid dịch vụ trong dạ dày bị dư thừa nhiều làm đẩy lên trên để thoát ra ngoài, đồng thời tấn công, ăn mòn thành dạ dày và tạo ra các vết loét. Người bệnh sẽ cảm thấy bụng đau quặn nhẹ, nóng rát từ bụng kéo lên thực quản, sôi bụng, hơi thở có mùi kèm theo đau nhói ở ngực giữa mỗi khi ợ hơi, ợ chua.

Các triệu chứng này có thể tăng lên khi người bệnh sử dụng rượu bia, ăn quá no, ăn quá khuya hoặc nằm quá thấp sau khi ăn no. Thậm chí nếu không sớm cải thiện có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày cực kỳ nguy hiểm.

Đau nhói giữa ngực do các vấn đề về xương khớp

Như đã nói, lồng ngực được bảo vệ bởi hệ thống xương sườn nên các chấn thương tại đây hoàn toàn có thể là nguyên nhân khiến ngực giữa cảm thấy ê ẩm. Mặt khác nếu có các chấn thương ở ngực thì nguy cơ cao các cơ quan bên trong, chẳng hạn gãy xương sườn có thể tổn thương tim hay tràn khí màng phổi. Nếu liên quan đến các chấn thương này người bệnh cần nhanh chóng tiến hành cấp cứu để phòng tránh các biến chứng khác.

Bên cạnh đó viêm sụn sườn, đau cơ, những tổn thương sưng viêm khu trú hay lan theo xương sườn hay chèn ép các dây thần kinh tủy sống cũng có thể gây ra các nguy cơ này. Chẳng hạn bệnh nhân bị gai cột sống có thể chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau lan từ sau lưng lên trước ngực kèm theo tê bì tay chân vô cùng mệt mỏi.

Các vấn đề về phổi

Ở những bệnh nhân gặp các vấn đề về phổi cũng thường kèm theo đau tức lồng ngực, đăng biệt tăng lên mỗi khi ho.  Tổn thương tại phổi có thể liên quan đến các chấn thương đột ngột, nhiễm vi khuẩn, virus hoặc tác động từ thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, chẳng hạn như hút thuốc lá quá nhiều. Ngoài ra bệnh nhân bị hen suyễn cũng dễ rơi vào tình trạng này.

Đau nhói giữa ngực kèm theo ho, khó thở hoặc sốt (nếu có liên quan đến virus) là các triệu chứng điển hình cho thấy bệnh có liên quan đến phổi. Người bệnh cũng cần nhanh chóng thăm khám để phòng tránh tối đa nguy cơ ung thư phổi.

Một số nguyên nhân khác

Đau nhói giữa ngực cũng hoàn toàn có thể xuất phát từ thói quen sống thiếu khoa học, chẳng hạn như làm việc quá sức, căng thẳng lo âu trong thời gian dài hay tư thế nằm ngủ sấp làm ngực bị chèn ép. Tuy nhiên nếu liên quan đến các nguyên nhân này thường sẽ không quá nguy hiểm, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi đúng cách thì các triệu chứng này cũng thuyên giảm nhanh chóng.

Mặt khác ở phụ nữ có thai cũng có thể gặp triệu chứng này do nồng độ hormone relax tăng cao, gặp các vấn đề về dạ dày hay ảnh hưởng từ việc kích thước thai nhi tăng dần. Nếu mức độ đau tăng quá mức thì người bệnh nên trao đổi thêm với bác sĩ để được hỗ trợ.

Chăm sóc tại nhà

Nói chung đau nhói giữa ngực có thể liên quan đến rất nhiều nguyên nhân nân nếu chỉ nói chung chung cũng rất khó chẩn đoán chính xác bạn đang gặp phải tình trạng nào. Tùy vào tình huống xuất hiện các triệu chứng và mức độ đau kèm theo mà hướng xử lý khác nhau.

Hướng xử lý tại chỗ như sau

  • Nghỉ ngơi nhanh chóng và đúng cách. Chẳng hạn nếu bạn đang chạy bộ mà thấy ngực nhói đau hay giảm tốc độ dần rồi mới dừng lại rồi ngồi xuống, tuyệt đối không được đột ngột ngồi xuống
  • Hít thở sâu và đều để ổn định dần nhịp thở và huyết áp, nếu thấy vẫn không ổn thì nên đến bệnh viên kiểm tra
  • Uống nước ấm từ từ cũng giúp bạn lấy lại bình tĩnh, kiểm soát được nhịp tim, huyết áp, hơi thở, từ đó dần xoa dịu lồng ngực
  • Dùng xoa xoa bóp giữa ngực nhẹ nhàng để làm nóng nơi này, kích thích máu huyết lưu thông hiệu quả hơn
  • Nhai một vào lá húng quế hoặc ngậm một lát gừng cũng mang đến tác dụng giảm đau nhức giữa ngực hiệu quả

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào nếu không hiểu rõ tình trạng mình đang gặp phải là gì. Trong các trường hợp sau cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ

  • Đau nhói ngực giữa nghiêm trọng sau khi bị va đập, chấn thương tại ngực
  • Người bệnh đau nhói ngực giữa kèm theo khó thở, chân tay sưng phù, tím tái hay ngất xỉu
  • Nôn mửa ra mật xanh, mật vàng hay thậm chí là máu
  • Đau ngực giữa kéo dài với mức độ nghiêm trọng hơn, kể cả khi nghỉ ngơi
  • Người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh mạch vành..

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết như X quang, CT, điện tâm đồ, nội soi hay xét nghiệm máu để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó mới lên phác đồ điều trị chính xác cho từng người.

Phòng ngừa

Đau ngực giữa dù liên quan đến bất cứ vấn đề sức khỏe nào cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nên cần có hướng phòng tránh càng sớm càng tốt. Người trẻ hay người già đều có thể gặp tình trạng này do ảnh hưởng bởi chế độ sống thiếu khoa học, lành mạnh mỗi ngày.

Các biện pháp giúp phòng tránh tối đa nguy cơ đau nhói ngực giữa gồm

  • Bảo vệ cơ thể khi ra ngoài thông qua việc mặc áo ấm, đeo khẩu trang, đặc biệt với những người có tiền sử mắc các bệnh lý về phổi
  • Duy trì thói quen luyện tập thể thao để nâng cao sức đề kháng và sự dẻo dai của hệ thống xương khớp
  • Học cách kiểm soát hơi thở thông qua yoga hay thiền, điều này cũng có ích trong việc ổn định huyết áp, giảm lo lắng quá mức
  • Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, giảm tối đa lượng mỡ từ động vật, chẳng hạn thay thế dầu ăn có chiết xuất từ động vật thành thực vật. Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh cũng cần loại bỏ dần trong thực đơn hằng ngày
  • Tăng cường các nhóm thức ăn và cách chế biến lành mạnh hơn, đặc biệt là rau củ, trái cây, các loại hạt để ổn định các chỉ số cơ thể, đặc biệt với người có tiền sử tim mạch, mỡ máu hay huyết áp
  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh thức khuya hay làm việc quá sức
  • Thay đổi các tư thế nằm, ngồi hay làm việc đúng chuẩn để phòng tránh nguy cơ các bệnh về xương khớp
  • Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, hạn chế việc ăn khuya
  • Dành thời gian khám sức khỏe định kỳ để hiểu rõ hơn về cơ thể và có hướng chăm sóc đúng cách

Nếu đang gặp các triệu chứng đau nhói giữa ngực kéo dài với mức độ ngày càng tăng thì bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám càng sớm càng tốt. Mỗi người nên bắt đầu thay đổi các thói quen sống lành mạnh hơn để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý này cũng như bảo vệ sức khỏe lâu dài cho chính bản thân mình.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android