Đau Răng Khôn

Cơ bản

Một người trưởng thành có thể sở hữu đến 32 chiếc răng, trong đó có 4 răng hàm mọc cuối cùng gọi là răng khôn (hay răng số 8). Răng khôn khác với răng thường là thường mọc khi đến tuổi trưởng thành là trên 18 tuổi, cũng có những trường hợp không mọc răng khôn. Tuy nhiên, phần nhiều răng khôn mọc ngầm, nghiêng lệch nên dễ gây đau nhức khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống.

Nguyên nhân

Đau răng khôn có thế phát triển từ từ trong một thời gian hoặc xuất hiện đột ngột bởi nhiều lý do. Răng khôn mọc là hành động răng hàm trong cùng “phá vỡ” bề mặt nướu để trồi lên. Tình trạng này thường xảy ra với người trưởng thành từ 18 – 35 tuổi, trong đó một số trường hợp đến 40 tuổi vẫn có thể mọc và bị đau răng khôn.

Một số người răng khôn mọc thẳng như các răng hàm bình thường và không chèn ép các răng đã mọc trước đó vì vậy họ mọc răng khôn không đau. Tuy nhiên, không may mắn khi có những người mọc răng khôn lại gây đau nhức và cực kỳ khó chịu trong khoang miệng.

Răng khôn mọc lệch thường nghiêng về một phía, chèn ép răng số 7 bên cạnh, khiến điều chỉnh cơ hàm vốn đã ổn định với 28 chiếc răng trước đó. Hoặc trường hợp răng khôn mắc kẹt ở nướu sẽ làm cơ quan này dễ bị thương tổn hơn. Khi đó, thực phẩm còn sót lại trong khoang miệng và vi sinh vật gây bệnh quanh răng khôn sẽ tấn công dễ dàng dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng như: Các bệnh về nướu răng, áp xe, nhiễm trùng cấp, u nang,…

Một số dấu hiệu mọc răng khôn bị đau để bạn nhận biết như: Sưng lợi làm lệch hàm nhai khiến khi ăn dễ bị cắn vào lưỡi và má, nặng hơn là gây sưng lan ra cả má, nhiễm trùng dẫn đến sốt, áp xe mủ khi bị vi khuẩn từ thức ăn dắt vào tấn công, hôi miệng, nhức đầu. Có một số người sẽ bị sốt theo chu kỳ nếu không nhổ răng khôn.

Chăm sóc tại nhà

Phương pháp giảm đau không dùng thuốc.

  • Dùng Gel Gây Tê Răng: Sử dụng gel chứa benzocaine để bôi trực tiếp lên nướu và giảm đau buốt răng. Lưu ý hướng dẫn sử dụng để tránh dị ứng.
  • Chườm Nước Lạnh: Áp túi chườm nước lạnh lên vùng ngoài má răng bị đau, tạo cảm giác tê và giảm đau trong khoảng 15 phút.
  • Súc Miệng Nước Muối: Sử dụng dung dịch nước muối loãng để súc miệng hàng ngày, giúp diệt khuẩn và ngăn ngừa nứt nướu.
  • Dùng Thảo Dược Đinh Hương: Sử dụng tinh dầu đinh hương để ngậm hoặc nhỏ giọt vào vị trí đau, giúp giảm đau tạm thời.
  • Nhai Hành Tây Sống: Hành tây chứa chất kháng viêm và sát khuẩn, nhai một lát hành tây có thể giúp giảm đau răng khôn.
  • Sử Dụng Túi Trà: Tannin trong trà xanh giúp chống viêm nhiễm. Đặt túi trà ấm lên vị trí đau để giảm đau và viêm.

Giảm đau dùng thuốc:

  • Đau Răng Nhẹ, Lợi Hơi Sưng: Sử dụng thuốc Spiramycin với liều lượng 6 viên/ngày, chia đều thành 3 lần sau mỗi bữa ăn.. Các loại kháng sinh khác như Amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin cũng có thể được sử dụng.
  • Răng Đau Nặng, Lợi Sưng Lan Ra Má: Uống thuốc Ibuprofen để giảm đau ngay lập tức. Các loại thuốc giảm đau, giảm viêm như Paracetamol, aspirin cũng là lựa chọn thay thế.
  • Đau Răng Khôn Kèm Sốt Nhẹ: Dùng Spiramycin 6 viên/ngày kết hợp với Paracetamol 3 viên/ngày, chia đều thành 3 lần uống trong vòng 2 tuần.
  • Đau Răng Khôn Kèm Sốt Cao và Nổi Hạch: Biến chứng nặng, yêu cầu tư vấn nha sĩ ngay lập tức. Thuốc giảm đau chỉ là giải pháp tạm thời, cần điều trị chống co giật và hạ sốt. Khả năng nhổ răng khôn để tránh các vấn đề nghiêm trọng và mất răng vĩnh viễn.

Khi nào đi khám bác sĩ?

  • Kiểm tra răng qua hình ảnh chụp X – quang răng và phát hiện răng khôn mọc lệch.
  • Xung quanh răng khôn có xuất hiện các u nang gây ra các tổn thương liên quan cho hàm răng.
  • Đau răng khôn thường xuyên dẫn đến nhức răng, sưng đau vùng miệng, số hay sâu răng, viêm nướu, viêm xoang,…
  • Răng khôn mọc lệch khiến xô dịch các răng xung quanh.

Biến chứng

  • Sâu răng: Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng lại mọc lệch nên rất dễ làm chỗ tích tụ thức ăn thừa, vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh sẽ làm răng số 7 bị mài mòn dần và cũng khiến hỏng luôn cả 2 răng.
  • Viêm lợi, viêm nha chu: Chính sự tích tụ của vi khuẩn gây hại nên không chỉ sâu răng mà tình trạng viêm lợi, viêm nha chu cũng diễn biến khó lường hơn. Nếu để tình trạng viêm lợi tái phát nhiều lần mà không được chữa trị thì mức độ nguy hiểm càng tăng lên.
  • Viêm lợi trùm răng khôn: Khi răng khôn mọc lệch sẽ dẫn tới sưng tấy vùng lợi xung quanh răng.
  • Phá hủy cấu trúc xương hàm răng: Răng khôn mọc chen chỗ của các răng lân cận khiến đẩy toàn bộ hàm răng phải điều chỉnh theo. Nếu vùng răng khôn bị viêm nhiễm, sâu hỏng thì có thể lây lan sang các khu vực má, mang tai, mắt và cổ xung quanh gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Phát triển u nang xương hàm: Đau răng khôn có thể thoái hóa thành u nang – một bệnh lý xương hàm có thể tác động xấu đến các dây thần kinh quan trọng quanh răng số 8.
  • Rối loạn cảm giác và phản xạ: Do vị trí răng khôn mọc tập trung rất nhiều dây thần kinh chi phối nên nó có thể chèn ép dây thần kinh, gây mất cảm giác ở vùng da, môi, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm, gây ra hội chứng giao cảm đau một bên mặt và đỏ quanh mắt.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android