Đau Sau Lưng Vùng Phổi

Cơ bản

Đau sau lưng vùng phổi có thể là dấu hiệu của bệnh xương khớp, bệnh phổi hoặc bệnh tim mạch. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài cần nhanh chóng thăm khám và điều trị chuyên khoa. Việc chủ quan trong điều trị sẽ gây ra một số tổn thương không mong muốn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nguyên nhân

Đau sau lưng vùng phổi là hiện tượng xuất hiện cơn đau nhức ở vùng lưng tương ứng với vị trí phổi. Tình trạng này có thể diễn ra chỉ trong một vài ngày hoặc kéo dài cả tháng không khỏi. Hầu hết các trường hợp đau vùng lưng sau phổi đều khởi phát do các nguyên nhân cơ học như chấn thương, căng cơ,... Đây là những nguyên nhân gây ra bệnh ở mức không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự cải thiện bằng cách chăm sóc tại nhà hoặc sử dụng thuốc không kê đơn. Một số nguyên nhân có thể kể đến là:

  • Hoạt động sai tư thế: Hoạt động sai tư thế trong thời gian dài sẽ khiến cấu trúc cột sống bị thay đổi và hình thành nên cơn đau nhức rất khó chịu. Một số tư thế vận động xấu ảnh hưởng không tốt đến cột sống có thể kể đến là ngồi nghiêng người về một bên, ngồi khom lưng về phía trước, nghe điện thoại bằng cách kẹp điện thoại giữa tai và vai,...
  • Lạm dụng lưng quá mức: Nếu bạn lạm dụng vùng lưng quá mức khi làm việc sẽ gây ra tình trạng căng cơ lưng vùng phổi. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bong gân hoặc tổn thương dây chằng. Điều này đã kích thích phản ứng viêm xảy ra và gây ra tình trạng đau sau lưng vùng phổi.
  • Chấn thương: Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc ngã từ trên cao xuống cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau vùng lưng sau phổi. Cơn đau khởi phát chủ yếu là do dây chằng và mô mềm bị tổn thương khi va đập mạnh.
  • Nâng vật nặng không đúng cách: Không giữ thẳng cột sống khi nâng vật nặng hoặc nâng vật nặng cao quá đầu sẽ dễ gây chấn thương cột sống và vai. Điều này đã kích thích cơn đau khởi phát ở vùng lưng sau phổi khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu.

Chăm sóc tại nhà

Nếu tình trạng đau nhức chỉ diễn ra với mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà để cải thiện, tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bên dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

  • Chườm nóng bằng lá lốt: Sao nóng một nắm lá lốt và muối biển dạng hạt cho đến khi chuyển sang màu vàng thì tắt bếp. Cho hỗn hợp trên vào một cái khăn sạch, bọc lại rồi dùng để chườm lên khu vực bị đau nhức.
  • Chườm lạnh bằng đá viên: Cho vài viên đá vào trong túi chườm rồi dùng để chườm lên vị trí bị đau nhức cho đến khi đá tan hoàn toàn là được. Bạn có thể áp dụng cách giảm đau này nhiều lần trong ngày mỗi khi cơn đau khởi phát
  • Massage lưng: Cách này có tác dụng kích thích tuần hoàn máu đến cột sống và làm thư giãn cơ. Từ đó, tình trạng đau nhức sẽ dần được đẩy lùi và người bệnh cũng cảm thấy thoải mái hơn. Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên đến trung tâm vật lý trị liệu để được chuyên gia hướng dẫn massage.

Câu hỏi thường gặp

Đau sau lưng vùng phổi là bệnh gì?

Nếu tình trạng đau sau lưng vùng phổi diễn ra kéo dài và trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn thì rất có thể là do bệnh lý. Ba cơ quan chịu tác động nhiều nhất là phổi, tim và cột sống. Ở trường hợp này bạn không được chủ quan trong việc điều trị để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các bệnh lý gây đau sau lưng vùng phổi thường gặp là:

Bệnh xương khớp

Tình trạng đau sau lưng vùng phổi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về xương khớp. Có khoảng 30% trên tổng số ca đau sau lưng vùng phổi là do nguyên nhân này. Một số bệnh lý xương khớp gây đau sau lưng vùng phổi thường gặp là:

  • Thoát vị đĩa đệm: Bệnh khởi phát khi nhân nhầy bên trong đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên dây thần kinh và mô mềm xung quanh gây đau nhức. Nếu bị đau nhức lưng sau vùng phổi thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc lưng. Ngoài đau nhức người bệnh còn có triệu chứng tê bì chân tay, yếu chi,...
  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở những người ngoài độ tuổi trung niên. Đây là hiện tượng cột sống bị suy yếu và dần mất đi chức năng vốn có. Khi bị thoái hóa cột sống người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau nhức lưng, khó vận động, tê bì chi và cổ, đau đầu, chóng mặt,...
  • Gãy xẹp đốt sống: Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ bị gãy xẹp đốt sống rất cao. Gãy xẹp đốt sống khiến chức năng của cột sống dần suy yếu, gây thay đổi tư thế vận động và làm giảm chiều cao. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau lưng kéo dài rất khó chịu.
  • Đau cơ xơ hóa: Đau sau lưng vùng phổi cũng có thể là do đau cơ xơ hóa nhưng đây là nguyên nhân gây bệnh không phổ biến. Tình trạng đau nhức do đau cơ xơ hóa có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là phần lưng trên.

Vấn đề về phổi

Mắc các bệnh lý về phổi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau sau lưng vùng phổi thường gặp. Các bệnh lý đó là:

  • Viêm phổi: Bệnh thường khởi phát vào những thời điểm giao mùa trong năm hoặc vào mùa đông. Tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công vào phổi là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Khi bị viêm phổi bạn sẽ có các triệu chứng như khó thở, đau nhói ở sau lưng vùng phổi, ho kéo dài, sốt cao,...
  • Viêm màng phổi: Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là khó thở, đau buốt kéo dài từ vai xuống lưng sau vùng phổi. Chuyên gia cho biết, bệnh viêm màng phổi rất dễ khởi phát ở những người bị viêm khớp dạng thấp, mắc bệnh nhiễm trùng hoặc bị chấn thương.
  • Thuyên tắc phổi: Bệnh khởi phát khi bên trong động mạch cấp máu đến phổi có sự xuất hiện cục máu đông. Điều này đã khiến cho dòng chảy của máu đến phổi bị suy giảm. Khi bị thuyên tắc phổi bạn sẽ có các triệu chứng như tức ngực, ho ra máu, chóng mặt, nhịp tim nhanh,... Đây là bệnh lý nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tràn dịch màng phổi: Bệnh lý này rất dễ khởi phát ở những người lao động nặng, thường xuyên khuân vác vật nặng bằng lưng. Khi bị tràn dịch màng phổi người bệnh sẽ có triệu chứng xẹp phổi và suy hô hấp cấp. Ở trường hợp này bạn cần được cấp cứu nhanh chóng để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • U phổi: U phổi là bệnh lý có diễn biến âm thầm và khá nguy hiểm. Khi có triệu chứng đau phổi nghĩa là bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng. Bạn có thể nhận biết ra bệnh lý này thông qua các triệu chứng như tức ngực khó thở, ho ra máu, thở khò khè, gầy sút cân,...

Vấn đề tim mạch

đau sau lưng vùng phổi cũng có thể xảy ra khi lượng máu lưu thông đến phổi bị suy giảm nghiêm trọng do mắc phải các vấn đề về tim mạch như hẹp van tim, đau tim, suy tim,... Nếu gặp vấn đề về tim mạch bạn sẽ có triệu chứng khó thở, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,... Khi thấy bản thân có các triệu chứng này, bạn cần nhanh chóng thăm khám và điều trị chuyên khoa để tránh các biến chứng không mong muốn.

Đau sau lưng vùng phổi nguy hiểm không?

Đau sau lưng vùng phổi chỉ diễn ra với mức độ nhẹ và thuyên giảm sau vài ngày thì bạn không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu bệnh diễn ra kéo dài kèm theo triệu chứng bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim, viêm màng phổi, ung thư phổi,.. Ở trường hợp này, bạn không được chủ quan trong việc điều trị, tránh để bệnh chuyển biến nặng và phát sinh biến chứng đe dọa đến tính mạng.

Bên cạnh đó, tình trạng đau sau lưng vùng phổi diễn ra kéo dài còn khiến bạn rơi vào trạng thái ăn không ngon, ngủ không yên và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Lâu dần sẽ khiến cơ thể bị suy nhược và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Điều trị

Khi tình trạng đau sau lưng vùng phổi diễn ra kéo dài trên 5 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng mà người bệnh đang mắc phải như khó thở, chóng mặt, ho, đau nhức,... Sau đó, yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh lý.

Sau khi đã xác định được chính xác bệnh lý mà bạn đang mắc phải, bác sĩ sẽ dựa vào đó để tư vấn phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Với những trường hợp đau sau lưng vùng phổi do bệnh tim mạch gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu vào phổi, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để cải thiện khả năng hô hấp.

Còn với những trường hợp đau sau lưng vùng phổi do bệnh xương khớp, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng một số loại thuốc có tác dụng giảm đau như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc corticoid,... Để quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh dùng thuốc kết hợp với xoa bóp, nắn xương hoặc vật lý trị liệu.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra để nhanh mang lại hiệu quả và hạn chế phát sinh rủi ro. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tái khám theo đúng lịch hẹn để kiểm tra mức độ phục hồi của cơ thể.

Phòng ngừa

Khi bị đau sau lưng vùng phổi, bạn cần có các biện pháp chăm sóc đúng cách giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:

  • Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp giãn cơ và giảm nhẹ triệu chứng đau nhức. Sau đó, tiến hành vận động nhẹ nhàng trở lại sau khi tình trạng bệnh đã ổn định để tránh bị yếu cơ.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe và độ linh hoạt của cơ lưng. Nên ưu tiên đi bộ hoặc các bộ môn thể thao ít va chạm mạnh.
  • Khi thực hiện các vận động hàng ngày bạn cần điều chỉnh tư thế sao cho đúng. Ví dụ như đi bộ, ngồi làm việc, khuân vác vật nặng, nghĩ ngơi, nằm ngủ,... Luôn giữ cột sống đứng thẳng để phòng ngừa khởi phát cơn đau nhức.
  • Áp dụng các mẹo giảm đau đơn giản như chườm nóng, chườm lạnh, dùng thuốc không kê đơn, xoa bóp,... khi cơn đau khởi phát. Cần loại bỏ các thói quen sinh hoạt xấu làm gia tăng nguy cơ khởi phát cơn đau nhức như đi giày cao gót, hút thuốc lá, mang balo hoặc túi quá nặng,...
  • Hình thành thói quen ăn uống khoa học giúp cung cấp đầy đủ các thành phần khoáng chất cần thiết cho xương như vitamin, canxi, magie, kẽm, omega-3,... Hạn chế sử dụng đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp chứa chất bảo quản.
  • Nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng như khó thở, ho nhiều và ho ra máu, chóng mặt, choáng váng, đau nhức ở tay hoặc chân, yếu chi,...

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh đau sau lưng vùng phổi mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của cơ thể để có biện pháp can thiệp kịp thời. Đau sau lưng vùng phổi là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm, bạn không được chủ quan trong việc điều trị nếu chẳng may mắc phải.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android