Đau Vai

Cơ bản

Cơn đau vai có thể xuất hiện do chấn thương, do mang vác hay làm ngồi việc quá lâu ở một tư thế. Tình trạng này này nếu có xu hướng kéo dài dai dẳng với tần suất cơn đau tăng dần, mức độ đau tăng lên thì người bệnh nên đến ngay bệnh viện để khám và tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có thể đưa ra hướng điều trị dứt điểm.

Định nghĩa

Vai là một cơ quan có chức năng cử động linh hoạt với 3 xương chính xương cánh tay, xương đòn và xương bả vai và 3 khớp chính là khớp ức đòn và khớp cùng đòn (hay gọi chung là khớp vai). Các khớp vai có cấu trúc khá phức tạp cho phép hoạt động biên độ vận động lớn như di chuyển trước và sau, xoay vòng tròn hay nâng lên hạ xuống. Quanh khớp vai được các mô liên kết bao bọc và được lót bằng màng hoạt dịch giúp bôi trơn để khớp cử động linh hoạt.

Đau vai có tên khoa học là Shoulder Pain có thể hiểu đơn giản là tình trạng đau nhức ở vai. Bạn có thể cảm nhận được những cơn tê nhức khi chuyển động vai, các hoạt động cũng kém linh hoạt hơn và có thể kéo len tới gáy. Cơn đau vai và đau vai gáy là tình trạng khá phổ biến, có thể gặp ở bất cứ ai, trong đó có đến 20% người chịu ảnh hưởng từ những cơn nhức vai đến suốt đời, thường gặp nhất ở những người lớn tuổi hay các vận động viên.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức vai. Những đối tượng thường dễ gặp tình trạng này là người già, người làm các công việc cần mang vác nặng, vận động viên hay những người làm văn phòng cần ngồi quá lâu. Ngoài ra những người bị tai nạn dẫn tới tổn thương vai cũng có thể gặp các cơn đau vai, kể cả ngay sau khi đã điều trị và phục hồi tổn thương.

Các chấn thương tại vai

Chấn thương ở vai có thể xuất hiện do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay té ngã và đưa vai tiếp đất đầu tiên. Có những người bị đau nhẹ thường không để ý vì cho rằng không có vấn đề gì, tuy nhiên các tổn thương đã xuất hiện từ sâu bên trong dẫn đến những cơn đau nhức trầm trọng, thậm, chí có cảm giác như khớp vai không hoạt động được.

Một số chấn thương tại vai có thể xuất hiện và gây ra các cơn đau nhức như

  • Trật khớp vai: là tình trạng chỏm xương cánh tay bị bật ra khỏi ổ chảo xương bả vai là những chấn thương cực kỳ phổ biến, xảy ra do ngã đập vai nền cứng hoặc chống tay. Cơn đau xuất hiện kèm theo giảm vận động ở vai, vùng khớp nối với cánh tay và vai có dấu hiệu biến dạng và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên tình trạng này chỉ cần phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không gây ra quá nhiều vấn đề nguy hiểm.
  • Tổn thương sụn viền khớp vai: gồm sụn viền trước (tổn thương Bankart) và sụn viền trên (tổn thương SLAP), thường gặp chủ yếu ở dân thể thao, chẳng hạn những người chơi bóng chuyền hay bóng rổ. Người bệnh sẽ bị giảm cử động ở khớp vai và khi cử động có thể phát ra những tiếng kêu lạo xạo
  • Hội chứng Rotator Cuff: các tổn thương lúc này xuất hiện tại nhóm gân cơ chóp xoay, chẳng hạn như bị viêm gân, viêm bao hoạt dịch hay rách cơ chóp xoay.  Người mắc chứng này có thể khó nằm nghiêng, cơn đau tăng lên khi về đêm, khớp vai cũng yếu dần.
  • Gãy xương đòn: đây cũng là những chấn thương vai khá phổ biến. Xương đòn bị gãy có thể làm bạn không thể nhấc cánh tay lên kèm theo bầm tím.

Hội chứng chèn ép vùng vai

Hội chứng chèn ép vùng vai xuất hiện do sự cọ xát hoặc chèn ép lên nhau giữa xương với các cơ tại bả vai hoặc mỏm cùng vai chèn lên mô mềm. Tình trạng này có thể làm cơ bả vai, các dây chằng hay túi hoạt dịch v bị viêm dẫn đến những cơn đau dây thần kinh bả vai. Cơn đau thường xuất hiện vùng ngoài vai, nếu chủ quan không điều trị có thể dẫn đến rách cơ bả vai nên người bệnh cần cực kỳ chú ý.

Viêm túi thanh mạc ở vai

Viêm túi thanh mạc ở vai hay còn được gọi với cái tên khác là viêm túi thanh dịch ở vai, xảy ra khi các túi thanh mạc bị viêm. Túi thanh mạc là một bộ phận có chứa chất nhờn và đóng vai trò như một lớp đệm để giúp các khớp hoạt động trơn tru. Tình trạng viêm túi thanh mạc không chỉ gây ra cơn đau nhức vai là còn làm giảm khả năng linh hoạt của các khớp.

Đau dây chằng vai

Đau dây chằng vai có thể gây ra cho bạn các cơn đau như bị điện giật nếu ấn vào vùng vai bị tổn thương rất khó chịu. Nguyên nhân gây ra các cơn đau này có thể các vùng quanh cơ vai bị chèn ép quá mức làm các đầu dây chằng bị sưng viêm lên. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giãn dây chằng khiến các cử động vai trở nên lỏng lẻo, kém hiệu quả kèm những cơn đau nhức nghiêm trọng.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng hay Frozen Shoulder gây ra những cơn đau ngoài vai kèm theo cứng khớp, không thể cử động. Tình trạng này chỉ chiếm khoảng 2% ở những người bị đau vai nhưng cũng kèm theo những hệ lụy nghiêm trọng, thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Người bệnh có thể không đưa ra về phía trước đầu và có xu hướng trầm trọng hơn vào ban đêm.

Một số đối tượng có nguy cơ đông cứng khớp cao như cường giáp, nhược giáp, bệnh Parkinson hay bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra một số người sau phẫu thuật khớp cũng có thể gặp phải tình trạng này.

Thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai cũng là một trong những tình trạng không quá phổ biến nhưng cũng gây ra những cơn đau vai khá nghiêm trọng. Tình trạng này thường xảy ra ở những người phải làm các công việc liên quan đến khớp vai ở thời gian dài làm cho sụn khớp bị bào mòn, các đầu xương không còn được bảo vệ nên gây ra các cơn đau nhức khi bị cọ xát vào.

Người già thường là đối tượng thường bị thoái hóa khớp vai nhiều nhất do quá trình tuổi tác và làm việc đã làm mất đi lớp đệm tự nhiên. Các khớp dần trở nên lỏng lẻo, đơ cứng, sưng nóng đỏ, hoạt động chậm chạp.

Mất vững khớp vai

Mất vững khớp vai có thể gây ra những cơn đau toàn vai do các khớp lỏng lẻo mất đi liên kết. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các chấn thương hoặc do lạm dụng hoạt động ở vai quá mức. Người bệnh có cảm giác giống như vai đã rời xa tay, không còn cảm giác đang hoạt động.

Đau tim

Cơn đau vai và cánh tay đôi khi có thể là dấu hiệu của những vấn đề về tim mạch mà bạn không nên chủ quan. Thường tình trạng đau tim sẽ xảy ra đột ngột kèm theo cơn đau bắt đầu từ tay trái do hẹp động mạch vành khiến oxy không thể đưa đến tim và các cơ quan khác. Vùng vai và cánh tay trái cũng nằm liền tim bên trái nên cũng có thể dẫn tới những cơn đau đột ngột.

Một số nguyên nhân khác

Thực tế cơn đau vai có liên quan đến rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu xuất phát từ việc lao động quá sức, ngồi làm việc quá lâu hay liên quan đến cả yếu tố tuổi tác. Một số bệnh lý khác cũng có thể liên quan đến những cơn đau ở vai mà bạn cần thận trọng như

  • Rách cơ vai
  • Đứt gân nhị đầu
  • Viêm gân bắp tay
  • Viêm gân vai vôi hóa
  • Đứt gân nhị đầu

Chăm sóc tại nhà

Nếu bạn đột ngột thấy những cơn đau vai sau một ngày làm việc mệt mỏi thì chưa cần đến bệnh viện ngay mà có thể tham khảo một vài biện pháp giảm đau tại chỗ. Các biện pháp này cũng có thể áp dụng tạm thời với các chấn thương vai để giúp người bệnh dễ chịu hơn. Quan trọng nhất là nếu thấy nhưng cơn đau vai người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, không nên quá gắng sức làm việc.

Một số biện pháp đơn giản giúp giảm đau vai nhanh chóng như

  • Chườm lạnh: đây là biện pháp đơn giản nhất giúp giảm đau vùng vai cho bạn. Nhiệt lạnh sẽ làm tê cứng các dây thần kinh tại vai, giảm tốc độ truyền dẫn xung động trên dây thần kinh nhờ đó có thể làm cảm giác đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng các túi chườm lạnh hoặc bọc đá vào bọc nilon, khăn vải rồi áp trực tiếp lên vai. Không nên dùng đá chườm trực tiếp lên vai, nhất là khi có các vết thương hở ngoài da do có thể gây bỏng lạnh hoặc viêm nhiễm.
  • Chườm nóng:  nhiệt nóng sẽ làm giãn cơ, giãn nở các mạch máu nhờ đó làm dịu cơn đau và đẩy nhanh tiến độ phục hồi các tổn thương ở vai. Chú ý nếu đau vai do chấn thương thì sau khoảng 72h mới nên thực hiện phương pháp này. Bạn có thể chườm ở nhiệt độ tối đa khoảng 50 - 60 độ. Nếu không có túi chườm chuyên dụng bạn nên cho nước nóng vào chai thủy tinh, có thể bọc thêm một lớp vải mỏng bên ngoài để dễ chịu hơn.
  • Nghỉ ngơi và tắm nước ấm: tắm nước ấm cũng là cách giúp toàn thân thư giãn, thúc đẩy máu huyết lưu thông ổn định nên bạn sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi giúp cơ các, các khớp hồi phục, không nên cố gắng hoạt động sẽ càng làm các tổn thương trầm trọng hơn.
  • Dùng dầu nóng xoa bóp: cơ chế tương tự như khi chườm nóng. Các tinh chất trong dầu nóng có thể thẩm thấu vào da và làm cải thiện các tổn thương ở đây. Với những người phải làm các công việc mang vác nặng hay hoạt động vai nhiều có thể chuẩn bị các chai dầu nóng hay rượu thuốc để xoa bóp sẽ giúp giảm đau khá hiệu quả.
  • Dùng miếng dán giảm đau: với những cơn đau nhẹ, tê bì vai bạn cũng có thể dùng các miếng dán giảm đau để đẩy lùi tình trạng đau nhức nhanh chóng. Các miếng dán này có thể mua tại nhà thuốc mà không cần kê đơn nên rất tiện lợi.

Câu hỏi thường gặp

Cơn đau vai nếu chỉ do hoạt động quá sức thường sẽ không quá nguy hiểm, bạn chỉ cần nghỉ ngơi một vài ngày là sẽ hết. Mặc dù vậy nếu đã xuất hiện những cơn đau vai bất thường thì bạn tuyệt đối không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống xương khớp của bạn dâng yếu dầu và cần có biện pháp hỗ trợ tăng cường sức khỏe càng sớm càng tốt.

Các tổn thương ở vai nếu không được điều trị sớm không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của vai mà thậm chí có thể gây bại liệt, mất chức năng vận động. Đặc biệt nếu cơn đau vai và đau tay trái nếu có liên quan đến các cơn đau tim thì sẽ xảy ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất mạng nên người bệnh cực kỳ chú ý.

Đau vai khi nào nên gặp bác sĩ?

  • Các cơn đau đã kéo dài vài tháng không dứt mà còn trầm trọng hơn
  • Cơn đau xuất hiện sau khi va đập, té ngã hay các chấn thương khác
  • Vùng quanh vai có dấu hiệu sưng đỏ, bầm tím
  • Cơn dau vai khiến bạn không thể cầm nắm hay mang vác
  • Có xuất hiện các triệu chứng khó thở, choáng váng..

Triệu chứng

Nếu các cơn đau xuất hiện do làm việc quá sức thì không kéo dài quá lâu, thường chỉ nghỉ ngơi là hết. Tuy nhiên nếu tình trạng cơn đau kéo dài dai dẳng với tần suất tăng dần, mức độ đau ngày một tăng lên thì bạn không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý về xương khớp. Một số triệu chứng phổ biến như:

  • Cơn đau có thể xuất hiện ở vai trái hoặc vai phải hoặc cũng có thể xuất hiện ở cả hai bên vai
  • Cơn đau có xu hướng tăng lên khi bạn phải cử động vai, đặc biệt lúc mang vác hay ngồi quá lâu
  • Có cảm giác như cơn đau xuất hiện từ sâu bên trong, châm chích, nhức nhối rất khó chịu
  • Cảm giác tê bì hai vai, có thể thuyên giảm nếu nghỉ ngơi, không phải cầm nắm hay làm gì
  • Tê cứng vai khi mới ngủ dậy
  • Khi nằm không thể xoay nghiêng người sang bên vai bị đau do sẽ làm tăng cơn đau nhức
  • Giảm khả năng vận động của bên vai bị đau
  • Có những người đau nặng do có liên quan đến bệnh lý có thể dẫn đến mất ngủ, toàn thân mệt mỏi

Cơn đau vai nếu liên quan đến các bệnh lý và không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Do đó nếu thấy các triệu chứng trên đã xuất hiện từ lâu và ngày càng tăng dần mức độ đau thì bạn nên sớm thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán

Các cơn đau vai không thể chẩn đoán chính xác qua mắt thường mà cần dùng các thiết bị chuyên môn để cho kết quả chính xác nhất. Người bệnh cần đến các bệnh viện có chuyên khoa về xương khớp, có đầy đủ các thiết bị máy móc chuyên dụng mới có thể kiểm tra chính xác được tình trạng của bản thân.

Một số phương pháp được dùng trong chẩn đoán những cơn đau vai bao gồm

  • Chụp hình ảnh X quang: giúp xác định được các tổn thương trên xương và khớp, có thể cho thấy dấu hiệu của thoái hóa, chẳng hạn như gai xương
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: cho thấy các hình ảnh rõ nét hơn về các tổn thương ở mô mềm như gân, dây chằng và các cơ quanh vai
  • Chụp cắt lớp vi tính CT: cho hình ảnh rõ nét hơn về những tổn thương quanh xương khớp vai
  • Điện tâm đồ: giúp xác định chức năng thần kinh tại khớp vai
  • Siêu âm khớp vai: phát hiện được các tổn thương ở mô mềm mà đôi khi việc chụp bên ngoài không thể nhìn thấy rõ hết.

Thông qua các xét nghiệm này, bác sĩ mới có thẻ đưa ra phác đồ điều trị chính xác và phù hợp cho từng người.

Điều trị

Tùy tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, mỗi bệnh nhân sẽ có hướng điều trị khác nhau. Với các trường hợp nhẹ người bệnh có thể điều trị tại nhà nhưng nếu liên quan đến trật khớp hay các tổn thương bên trong khớp có thể phải tiến hành phẫu thuật để đảm bảo được chức năng vận động. Người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để đảm bảo kết quả cải thiện bệnh tốt nhất.

Điều trị bằng thuốc

Với những cơn đau nhức lâu ngày, tốt hơn là người bệnh vẫn nên thăm khám bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc giảm đau nếu chưa biết rõ tình trạng đau nhức do nguyên nhân nào do có thể gây sai lệch kết quả chẩn đoán chuyên môn của bác sĩ.

Một số loại thuốc phổ biến thường được kê cho các bệnh nhân đau vai như

  • Các thuốc giảm đau: Paracetamol là thuốc được dùng phổ biến nhất cho những người bị đau vai từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên ở những cơn đau nặng bác sĩ có thể chỉ định các nhóm thuốc chống viêm không steroid để kiểm soát cơn đau hiệu quả nhất.
  • Nhóm thuốc tiêm: với những cơn đau nhức nghiêm trọng bác sĩ thường sẽ chỉ định tiêm Steroid để giảm đau cấp tốc. Việc sử dụng thuốc tiêm cần đảm bảo có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Tùy tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định một vài loại thuốc đặc trị khác. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng/ giảm liều hay ngưng thuốc đột ngột vì đều có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Điều trị bằng các biện pháp dân gian

Trong dân gian cũng có rất nhiều phương pháp đơn giản được tận dụng từ chính các thảo dược quen thuộc xung quanh để giảm nhanh các cơn đau nhức khó chịu ở vai. Với các trường hợp đau nhẹ bạn hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp này để kiểm soát cơn đau nhanh chóng, tuy nhiên nếu liên quan đến các tổn thương nặng ở khớp vai thường sẽ không mang đến hiệu quả đáng kể.

Một số biện pháp đơn giản để giảm đau vai từ dân gian mà bạn có thể tham khảo như

  • Dùng lá ngải cứu: Dùng khoảng 1 nắm ngải cứu đem rửa sạch, sau trên chảo nóng cùng một ít muối để khô lại. Bọc hỗn hợp này một một miếng vải sạch, đợi cho nguội bớt rồi chườm trực tiếp lên vai trong 15 phút. Nên thực hiện trước khi đi ngủ để dễ chịu hơn
  • Dùng cam và phèn chua: Dùng cam vàng hoặc cam ta rửa sạch, khét một ít trong ruột rồi cho phèn chua, hành chủ vào đem nướng cho thơm. Đợi cam nguội bớt rồi cắt làm đôi, áp trực tiếp lên vùng vai bị đau cũng giúp giảm đau hiệu quả.
  • Rượu xoa bóp từ hạt gấc: hạt gấc sau khi rửa sạch, bóc hết lớp màng đỏ bên ngoài thì đem đi nướng cho thơm.  Dùng dao hay vật nặng đập bỏ lớp vỏ cháy bên ngoài, chỉ lấy phần nhân bên trong đem đi ngâm rượu trắng loại 45 độ. Sau khoảng 10 ngày bạn có thể dùng rượu này để xoa bóp sẽ thấy giảm các triệu chứng đau nhức, tê bì khớp hiệu quả.

Vật lý trị liệu giảm đau khớp vai

Một số bệnh nhân bị đau vai do chấn thương làm giảm chức năng vận động của khớp vai có thể được chỉ định vật lý trị liệu để phục hồi nhanh các tổn thương này. Các phương pháp này cần được thực hiện tại các bệnh viện có đầy đủ máy móc cơ sở chật chất và cần có bác sĩ hỗ trợ nên người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi điều trị.

Một số biện pháp vật lý trị liệu có thể được áp dụng cho bệnh nhân bị đau vai như

  • Sóng xung kích Shockwave
  • Trị liệu laser cường độ cao và băng cố định cơ RockTape
  • Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu
  • Châm cứu, bấm huyệt

Phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh đau nghiêm trọng, các tổn thương trong vai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như làm mất chức năng vận động thì bác sĩ cũng có thể xem xét việc phẫu thuật. Chi phí phẫu thuật thường khá cao, người bệnh cũng cần mất một thời gian rất lâu để phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật nhưng đây vẫn là biện pháp rất cần thiết với nhiều người.

Bất cứ ai cũng có thể gặp tình trạng đau vai khiến chất lượng cuộc sống và công việc bị giảm sút. Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, tránh mang vác quá sức, rèn luyện thể dục thể thao khoa học hằng ngày sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ này. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để phòng tránh được những cơn đau nhức vai hiệu quả nhất.

 

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android