Bị Đau Xương Chậu Sau Khi Quan Hệ Nguy Hiểm Không?

Đau xương chậu sau khi quan hệ là hiện tượng thường xảy ra ở những người có tần suất “yêu” quá nhiều, tư thế hoặc không gian quan hệ không phù hợp. Đôi khi, đây còn là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm không thể xem nhẹ.

Hiện tượng đau xương chậu sau khi quan hệ

Rất nhiều người than phiền về tình trạng đau xương chậu sau khi quan hệ, bao gồm cả nam và nữ giới. Cơn đau tập trung chủ yếu ở vùng bụng dưới rốn và đôi khi còn lan tỏa sang các khu vực lân cận gây đau lưng dưới gần mông, đau mông hay đau cả vùng đùi…

đau xương chậu sau khi quan hệ
Một số người cảm thấy đau xương chậu âm ỉ hoặc dữ dội sau khi quan hệ

Tính chất và cường độ đau vùng xương chậu sau khi quan hệ ở mỗi cá nhân không giống nhau. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ, đau nhói, đau dữ dội, đau kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng tùy theo nguyên nhân gây đau. Cảm giác có khuynh hướng đau tăng lên khi đi lại, vận động hoặc hoạt động thể chất nặng.

Một số trường hợp còn xuất hiện các triệu chứng khác như:

  • Đau khi đi tiểu, đái buốt, đái rắt
  • Chảy máu âm đạo
  • Sốt
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
  • Đau bụng
  • Mỏi người
  • Sưng phù, nóng đỏ ngoài khu vực bị đau.
  • Khó khăn khi vận động, đi lại
  • Yếu cơ chân, tê chân

Nguyên nhân bị đau xương chậu sau khi quan hệ

Quan hệ tình dục quá mức hoặc tần suất “yêu” quá dày đặc chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau xương chậu sau khi quan hệ. Lúc này, vùng xương chậu phải chịu nhiều áp lực nên có thể bị tổn thương và dẫn đến cơn đau. Bên cạnh đó, nhiều cặp đôi muốn thử nghiệm những tư thế quan hệ khó và có độ kích thích cao nhưng lại tác động xấu đến vùng xương chậu. Nếu xuất phát từ những nguyên nhân trên, cảm giác đau ở vùng xương chậu thường chỉ diễn ra trong một thời gian sau khi quan hệ.

Hiện tượng đau xương chậu sau khi quan hệ còn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác như: 

  • Ít vận động khiến xương chậu và các cơ kém dẻo dai, khả năng chịu đựng kém khi quan hệ.
  • Bị chấn thương vùng xương chậu trước đó.
  • Không gian quan hệ không phù hợp hoặc quá chặt hẹp gây tác động xấu đến khung xương chậu.
  • Mang thai làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu và khiến hệ thống cơ, dây chằng ở khu vực này bị lỏng lẻo, từ đó gây đau xương chậu cho phụ nữ sau khi quan hệ.
  • Thiếu kỹ năng “yêu”. Lo lắng, căng thẳng quá mức khi ân ái cũng làm gia tăng nguy cơ bị đau vùng xương chậu. Những nguyên nhân này thường xảy ra ở những người mới quan hệ lần đầu.

Đôi khi, đau ở vùng xương chậu sau khi quan hệ còn là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều bệnh lý. Nếu bạn bị đau kéo dài, cần thăm khám ngay để tìm ra các vấn đề đang gặp về sức khỏe và có cách khắc phục sớm để ngăn chặn cơn đau tái phát trở lại.

Đau xương chậu sau khi quan hệ là bệnh gì?

Hiện tượng đau xương chậu sau khi quan hệ có thể là triệu chứng của các bệnh lý sau:

  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Chlamydia, lậu,…
  • Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt)
  • Viêm ruột thừa
  • Tắc ruột
  • Táo bón
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Viêm kẽ bàng quang
  • U nang buồng trứng
  • U xơ tử cung
  • Viêm khớp cùng chậu
  • Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu
  • Bệnh sỏi thận
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Viêm vùng chậu
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Áp xe vùng chậu
  • Viêm phúc mạc
  • Sa bàng quang
  • Viêm âm đạo, âm hộ
  • Sảy thai
  • Sa tử cung
  • Viêm đường tiết niệu
  • Đau cơ xơ hóa
  • Viêm loét đại tràng
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Bệnh crohn
  • Tắc ruột.
đau xương chậu sau khi quan hệ là bệnh gì
Đau xương chậu sau khi quan hệ kéo dài là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh

Đau xương chậu sau khi quan hệ nguy hiểm không?

Các cơn đau ở vùng xương chậu sau khi quan hệ nếu chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất hoặc lâu lâu mới bị đau một lần thì không đáng lo ngại. Thông thường cảm giác đau sẽ thuyên giảm sau khi được nghỉ ngơi và điều chỉnh thói quen sinh hoạt tình dục.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tình trạng đau xương chậu kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí là nhiều tuần và cảm giác đau tăng lên dữ dội hơn sau khi quan hệ tình dục. Kèm theo đó là nhiều triệu chứng bất thường khác làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý, chất lượng đời sống tình dục cũng như khả năng vận động của cơ thể.

Trong trường hợp cơn đau xương chậu xuất phát từ các bệnh lý, bạn cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh phát sinh thêm nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chẩn đoán đau xương chậu sau khi quan hệ

Một số phương pháp được bác sĩ áp dụng để chẩn đoán đau xương chậu sau khi quan hệ. Bao gồm:

  • Kiểm tra thói quen, tần suất quan hệ tình dục. Đây là một vấn đề khá tế nhị nhưng bạn nên cởi mở chia sẻ với bác sĩ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chẩn đoán bệnh.
  • Khai thác tiền sử bệnh 
  • Kiểm tra vị trí đau và tìm kiếm các dấu hiệu bên ngoài, chẳng hạn như sưng, viêm…
  • Đánh giá chức năng vận động thông qua một số động tác đơn giản
  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân gây đau hay tình trạng tổn thương ở xương chậu và cơ quan khác. Chẳng hạn như xét nghiệm máu, chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, nội soi vùng chậu, phết tế bào cổ tử cung, chụp MRI…

Bị đau xương chậu sau khi quan hệ phải làm sao?

Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng đau vùng xương chậu sau khi quan hệ, bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Chườm lạnh: Phương pháp này thích hợp cho những người mới bị chấn thương và có biểu hiện sưng đau ở vùng chậu do quan hệ với cường độ quá mạnh hoặc do gặp tai nạn trước đó. Bạn hãy lấy 1 bọc đá lạnh chườm trực tiếp vào vị trí bị đau. Hơi lạnh có tác dụng gây tê, ngăn chặn quá trình truyền dẫn tín hiệu đau về hệ thần kinh trung ương và ức chế phản ứng viêm bên trong. Mỗi ngày, bạn có thể chườm 3 – 4 lần đến khi cơn đau chấm dứt hẳn.
cách giảm đau xương chậu sau khi quan hệ
Chườm nóng hoặc chườm lạnh giúp giảm đau xương chậu sau khi quan hệ hiệu quả
  • Chườm nóng: Thay vì sử dụng đá lạnh, bạn có thể chườm túi nước nóng. Phương pháp này giúp xoa dịu cơn đau xương chậu sau khi quan hệ bằng cách kích thích lưu thông máu đến vùng tổn thương, giảm co thắt cơ và giúp dây thần kinh được thư giãn.
  • Điều chỉnh tần suất quan hệ: Nhu cầu sinh lý quá nhiều khiến cho khu vực xương chậu thường xuyên phải chịu căng thẳng, áp lực dẫn đến các cơn đau sau khi quan hệ. Trung bình, tần suất quan hệ tốt nhất để duy trì được sức khỏe là khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần. Số lần làm chuyện ấy trong tuần có thể được điều chỉnh cho phù hợp với thể trạng cũng như tuổi tác.
  • Thay đổi tư thế quan hệ: Lựa chọn được tư thế quan hệ phù hợp có thể hạn chế được những cơn đau vùng xương chậu sau khi quan hệ. Theo đó thì các cặp đôi nên thử nghiệm các tư thế nằm nghiêng hoặc các kiểu yêu ít gây đè ép lên vùng xương chậu của đối phương. Nếu bạn bị đau, hãy trao đổi trước với bạn tình để cả hai có sự phối hợp ăn ý và tìm ra tư thế quan hệ an toàn nhất.
  • Lựa chọn địa điểm quan hệ phù hợp: Nhiều cặp đôi thích cảm giác mới mẻ nên thường xuyên thay đổi địa điểm yêu. Điều này không có gì xấu nhưng cần tránh những không gian chật hẹp, có bề mặt cứng và không bằng phẳng để tránh gây đau xương chậu, đau nhức cơ thể sau khi ân ái.
  • Thư giãn: Trước khi quan hệ, bạn nên làm tốt bước dạo đầu bằng cách massage, tâm sự hoặc vuốt ve cơ thể bạn tình để cả hai cùng thư giãn và sẵn sàng cho cuộc hoan ái. Việc thả lỏng cơ thể không chỉ giúp ngăn ngừa đau xương chậu sau khi quan hệ mà còn giúp tăng sự hưng phấn và thỏa mãn cho các cặp đôi.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu cơn đau xương chậu sau khi quan hệ ngày càng tăng nặng và kéo dài hoặc xuất hiện ngay cả những lúc không làm “chuyện ấy” thì bạn nên sắp xếp thời gian đi khám bác sĩ để tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây đau. Bên cạnh các thuốc giảm đau thông thường hay thuốc kháng viêm nhóm NSAIDs, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác để điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan để giải quyết dứt điểm cơn đau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TOP 10 loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp được khuyên dùng

Viêm khớp dạng thấp có điều trị tận gốc được không? Viêm khớp dạng thấp uống thuốc gì để giảm...

Đau Xương Chậu Là Bị Gì? Dấu Hiệu, Chẩn Đoán, Điều Trị

Đau xương chậu có dấu hiệu đặc trưng là tình trạng đau nhức đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài...

Đau Nhức Khớp Gối Về Đêm: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Đau nhức khớp gối về đêm khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và gây ảnh hưởng lớn đến chất...

Đau Khớp Ngón Tay Là Bệnh Gì? Điều Trị, Phòng Ngừa

Đau khớp ngón tay là hiện tượng thường xảy ra sau khi bạn bị chấn thương hoặc mắc các bệnh...

Viêm Khớp Dạng Thấp Là Gì? Biểu Hiện, Cách Điều Trị

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn mãn tính khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe...

Viêm Khớp Dạng Thấp Nên Ăn Gì và Kiêng Gì Tốt Nhất?

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì là một trong những vấn đề cần lưu ý để...

Hạt Dưới Da Trong Viêm Khớp Dạng Thấp Có Nguy Hiểm?

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là các nốt sưng, cứng, thường không gây đau đớn và thường...

Đau Sườn Dưới Nách Là Bị Gì? Cách Nhận Biết, Điều Trị

Đau sườn dưới nách là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh về gan, thận, túi...