Đau Xương Sườn

Cơ bản

Đau xương sườn là tình trạng xảy ra khá phổ biến do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Với những trường hợp đau không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự cải thiện tại nhà bằng các mẹo đơn giản. Nếu nghi ngờ đau xương sườn do bệnh lý, bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Định nghĩa

Trên cơ thể người, lồng xương sườn gồm có 24 cái xương và chúng chia đều cho cả hai bên. Chức năng chính của lồng xương sườn là bảo vệ các cơ quan nội tạng bên dưới xương sườn như tim, phổi, dạ dày, lá lách,... Đau xương sườn thường khởi phát sau khi lồng ngực bị chấn thương hoặc là dấu hiệu bệnh lý của các cơ quan nội tạng bên trong lồng xương sườn.

Nguyên nhân

Dựa vào nguyên nhân mà cơn đau sẽ xảy ra ở dưới ngực, trên rốn, bên trái hay bên phải của xương sườn. Cơn đau có thể âm ỉ, đau nhói hoặc đau kéo dài. Dưới đây là các nguyên nhân gây đau xương sườn mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

+ Chấn thương vùng ngực: Khi bạn bị té ngã, va chạm giao thông hoặc tiếp xúc mạnh khi chơi thể thao sẽ khiến vùng xương sườn dễ bị chấn thương. Một số loại chấn thương xương sườn thường gặp là gãy xương sườn, gãy xương đòn, gãy xương ức, chấn thương thành ngực hoặc mô phổi,... Lúc này người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau xương sườn, thâm tím da,... Với những trường hợp chấn thương nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện để được xử lý đúng cách.

+ Viêm xương khớp ở vùng ngực: Viêm xương khớp thường là hệ quả của quá trình thoái hóa khớp. Đây là hiện tượng lớn sụn bảo vệ đầu xương bị mài mòn dần, làm gia tăng ma sát giữa các đầu xương khi vận động và gây ra triệu chứng đau nhức dữ dội. Khi tình trạng viêm xảy ra ở xương khớp vùng ngực sẽ ảnh hưởng đến cơ liên sườn và làm gia tăng nguy cơ bị viêm dây thần kinh. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức ở lồng ngực và xương sườn, nhiều trường hợp còn bị đau nhức lan rộng đến tay.

+ Hội chứng trượt xương sườn: Thông thường, xương sườn trong cơ thể sẽ luôn di chuyển để phổi có thể hít thở bình thường. Hội chứng trượt xương sườn được hiểu là các xương sườn dưới di chuyển nhiều hơn bình thường. Tình trạng này thường xảy ra khi vùng ngực bị chấn thương, vặn mình liên tục khi chơi thể thao,... Khi xương sườn di động nhiều sẽ đè ép lên các cơ quan xung quanh, kích thích phản ứng viêm xảy ra và gây đau nhức dữ dội ở vùng bụng hoặc xương sườn, Cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn khi nâng vật nặng, cúi người, vặn người,...

+ Thoát vị đĩa đệm: Tình trạng đau xương sườn cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống ngực. Bệnh xảy ra khi một đĩa đệm bên trong cột sống ngực bị thoái hóa, khiến nhân nhầy thoát ra khỏi vòng sợi và chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Ở một số trường hợp, bệnh sẽ khởi phát bệnh sau khi cột sống ngực bị chấn thương. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là đau nhức, tê bì và ngứa ran dọc theo xương sườn. Đôi khi triệu chứng của bệnh sẽ phát triển lan rộng đến cả ngực và bụng.

+ Đau cơ xơ hóa: Đây là bệnh lý mãn tính với triệu chứng đặc trưng là đau nhức toàn cơ thể. Thống kê y khoa cho biết, bệnh lý này gây ảnh hưởng đến khoảng 4% dân số thế giới và phần lớn người mắc bệnh là nữ. Khi bị đau cơ hóa, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhói hoặc đau âm ỉ cả ngày kèm theo nóng rát. Nếu bị đau xương sườn không rõ nguyên nhân thì bạn nên đến bệnh viện để làm kiểm tra tình trạng đau xơ xơ hóa.

+ Viêm màng phổi: Viêm màng phổi là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra tại lớp lót của phổi và ngực. Điều này đã gây kích thích đến các sợi thần kinh bên trong màng phổi, hình thành nên cơn đau nhức ở vùng xương sườn và phổi. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm, có thể cải thiện chỉ sau khoảng 2 tuần điều trị. Đồng thời, viêm màng phổi cũng là một trong những bệnh lý có khả năng tiến triển thành ung thư.

+ Thuyên tắc phổi: Thuyên tắc phổi xảy ra khi xuất hiện cục máu đông bên trong động mạch phổi. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là đau nhức đột ngột ở lồng ngực và xương sườn. Ngoài ra, người bệnh còn có thêm một số triệu chứng đi kèm khác như thở nhanh, ho ra máu, chóng mặt, nhịp tim không đều,... Nếu bệnh lý này diễn ra ở mức độ nghiêm trọng sẽ gây cản trở quá trình lưu thông oxy bên trong cơ thể và đe dọa đến tính mạng của người bệnh

+ Ung thư phổi: Đây là bệnh ung thư xảy ra khá phổ biến và có nguy cơ tử vong rất cao. Triệu chứng đặc trưng của bệnh ung thư phổi là đau xương sườn và đau lồng ngực. Cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn mỗi khi ho, hít thở sâu hoặc cười. Ngoài ra, người bệnh còn có thêm một số triệu chứng đi kèm khác như ho ra máu, ho có đờm đặc, thở khò khè,... Ung thư phổi cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để kéo dài mạng sống. Khi bệnh đã chuyển biến nặng sẽ có nguy cơ di căn cao và đe dọa đến tính mạng.

+ Gặp vấn đề về hệ tiêu hóa: Đầy hơi, khó tiêu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức ở vùng xương sườn. Ở những trường hợp này, bạn chỉ cần chăm sóc sức khỏe đúng cách và điều chỉnh lại thói quen ăn uống của bản thân, từ đó tình trạng đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh túi mật, viêm tụy,... Nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, bạn cần đến bệnh viện để làm kiểm tra.

Chăm sóc tại nhà

Với những trường hợp đau xương sườn do các nguyên nhân không quá nghiêm trọng như căng cơ, viêm xương khớp,... thì bạn có thể tự cải thiện tại nhà bằng các mẹo đơn giản sau đây:

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi mỗi khi cơn đau khởi phát để tránh gây kích thích đến khu vực bị tổn thương. Đồng thời, duy trì thói quen vận động thể chất từ 1 - 2 lần/tuần giúp cải thiện độ linh hoạt của khớp xương.
  • Khi cơn đau khởi phát đột ngột gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, bạn có thể tiến hành chườm lạnh để giảm viêm đau. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần bọc đá lạnh trong khăn sạch rồi chườm lên vùng xương sườn bị đau nhức. Không nên áp đá lạnh trực tiếp lên da để tránh bị bỏng lạnh.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để đẩy lùi triệu chứng đau nhức theo hướng dẫn in trên bao bì. Được sử dụng phổ biến là ibuprofen và acetaminophen. Tuyệt đối không được quá lạm dụng loại thuốc này để tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.

Triệu chứng

Với những thông tin trên thì ta thấy được, tình trạng đau xương sườn có thể khởi phát do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì thế, triệu chứng của bệnh ở từng đối tượng cũng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết ra tình trạng này thông qua các dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Xuất hiện triệu chứng đau nhức đột ngột ở vùng xương sườn bên trái, phải hoặc cả hai bên.
  • Cơn đau thuyên giảm dần khi nghỉ ngơi và trở nên nghiêm trọng hơn khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
  • Phản ứng chậm chạm, thói quen sinh hoạt hàng ngày bị thay đổi, gầy sút cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài,...
  • Với trường hợp gãy xương, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh uốn cong hoặc xoay vặn người.
  • Có triệu chứng sưng căng lồng ngực nếu xuất hiện khối u bên trong phổi hoặc lồng ngực.
  • Nếu khối u xuất hiện ở gần khớp sẽ khiến khả năng vận động của vai và cánh tay bị suy giảm.

Điều trị

Đau xương sườn xảy ra do tác động của nhiều nguyên nhân, đôi khi là dấu hiệu của bệnh lý. Vì thế, bạn cần đến bệnh viện thăm khám ngay khi có các triệu chứng ở trên để tránh các rủi ro không mong muốn. Khi thăm khám, người bệnh cần nói rõ với bác sĩ các triệu chứng mà bản thân đang gặp phải, giúp bác sĩ có thể dễ dàng xác định vùng đau nhức và đưa ra các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho phù hợp.

Nếu cơn đau xuất hiện sau khi chấn thương, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp x-quang để kiểm tra mức độ chấn thương tại xương và chụp MRI để quan sát rõ tổn thương tại các mô mềm bên trong. Với những trường hợp bị đau xương sườn mãn tính, bác sĩ sẽ yêu cầu quét xương để kiểm tra nguy cơ ung thư xương.

Trường hợp đau xương sườn diễn ra kéo dài với mức độ ngày càng nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn điều trị y tế. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ đau nhức, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Một số loại thuốc thường được kê đơn để điều trị đau xương sườn trong y tế là:

  • Thuốc chống viêm không steroid (Ibuprofen, Naproxe)
  • Thuốc giãn cơ (Cyclobenzaprine)
  • Thuốc giảm đau Opioids (Hydrocodone, Tramadol và Oxycodone)
  • Thuốc steroid đường uống (Methylprednisolone và Prednisone)

Với những trường hợp không đáp ứng điều trị bằng thuốc do liên quan đến chấn thương, bác sĩ sẽ yêu cầu băng nén khu vực quanh ngực để giảm đau nhức. Với những trường hợp chấn thương lớn thì băng ngực không được khuyến khích áp dụng vì có thể gây khó thở, làm gia tăng nguy cơ bị viêm phổi.

Nếu tình trạng đau xương sườn xảy ra do ung thư, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật và sinh thiết khối u. Phẫu thuật nhằm loại bỏ các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể. Sinh thiết khối u giúp phát hiện nguy cơ tăng trưởng bất thường của tế bào ác tính. Nếu không đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị.

Sau khi đã có chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ tổn thương tại xương sườn, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị đau xương sườn được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

Phòng ngừa

Đau xương sườn khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để phòng ngừa cơn đau xương sườn khởi phát thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Hình thành cho bản thân thói quen ăn uống khoa học. Ăn đúng giờ và đủ bữa, ăn chậm nhai kỹ, cân bằng dưỡng chất nạp vào cơ thể trong thực đơn ăn uống, không bỏ bữa,...
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày như trái cây tươi, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,... Chế độ ăn uống hàng ngày không nên tiêu thụ quá nhiều đường, muối và carbohydrat tinh chế.
  • Nên sử dụng các loại chất béo lành mạnh trong chế biến món ăn như dầu oliu, dầu cá,... Cần hạn chế các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể. Chỉ nên uống nước lọc, nước ép trái cây tươi, nước ép rau,... Cần tránh tiêu thụ nước giải khát nhiều đường, nước ép đóng chai, đồ uống có cồn và chất kích thích,...
  • Chú ý bổ sung canxi cho cơ thể đúng cách để tránh hình thành sỏi thận. Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tiến hành giảm cân khi cần thiết. Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều thuốc lá.

Đau xương sườn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, có cả ung thư. Nếu tình trạng đau xương sườn diễn ra kéo dài, bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị chuyên khoa. Với những trường hợp ung thư, nếu điều trị chậm trễ sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android