Đi Ngoài Ra Máu Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Cho Nhanh Khỏi Nhất?

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ cầm máu ở người đi ngoài ra máu và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu thông tin đi ngoài ra máu nên ăn gì và nên kiêng gì để có kế hoạch ăn uống phù hợp.

Đi ngoài ra máu nên ăn gì
Đi ngoài ra máu nên ăn gì, kiêng gì?

Nguyên tắc ăn uống khi đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là tình trạng phổ biến nhưng thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp điều trị khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp tự chăm sóc tại nhà, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Bên cạnh đó, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp là một trong những điều cần thiết để tăng cường sức khỏe hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Mặc dù không có chế độ ăn uống dành riêng cho trường hợp đi ngoài ra máu, tuy nhiên thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa chảy máu và phục hồi các chức năng của hệ thống tiêu hóa. Nhu cầu ăn uống của mọi người là khác nhau, tuy nhiên về cơ bản, các bác sĩ có thể đề nghị một số nguyên tắc chung, chẳng hạn như:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên hơn. Người bệnh nên cố gắng sắp xếp 4 – 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì ăn 3 bữa lớn. Điều này có thể cải thiện tình trạng chướng bụng, tăng cường nhu động ruột và phòng ngừa táo bón.
  • Ăn các loại thực phẩm lành mạnh và bữa chính trước khi ăn vặt hoặc đồ ăn nhẹ.
  • Cân bằng lượng chất béo và chất xơ tiêu thụ mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa các bệnh lý có thể xảy ra.
  • Nhai kỹ thức ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và tránh gây đau dạ dày.
  • Uống nhiều nước và các chất lỏng lành mạnh khác để tránh mất nước, ngăn ngừa tình trạng buồn nôn. Trong trường hợp người bệnh bị nôn nhiều, có thể trao đổi với bác sĩ về các loại đồ uống giữ nước hoặc các chất điện giải để giữ ẩm cơ thể.
  • Ăn thức ăn đặc vào bữa sáng sau đó ăn các loại thực phẩm lỏng hơn vào các bữa ăn trong ngày.

Đi ngoài ra máu nên ăn gì để nhanh khỏi?

Không có chế độ ăn uống dành riêng cho người đi ngoài ra máu. Tuy nhiên việc thay đổi phong cách ăn uống và các loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái khi đi đại tiện, cũng như ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Để hỗ trợ cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh bổ sung một số loại thực phẩm, chẳng hạn như:

1. Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K có thể hỗ trợ duy trì sức khỏe của xương và máu. Các loại thực phẩm chứa vitamin K có khả năng thúc đẩy quá trình đông máu của cơ thể và được xem là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với người bị rối loạn chảy máu. Do đó, người bệnh đi ngoài ra máu có thể tăng cường bổ sung vitamin K để ngăn ngừa tình trạng chảy máu.

Cách chữa đi ngoài ra máu
Thực phẩm giàu vitamin K có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng chảy máu

Các loại thực phẩm giàu vitamin K chẳng hạn như:

  • Các loại rau ăn lá, chẳng hạn như cải thìa, rau bina, cải xoăn và rau diếp;
  • Bông cải xanh và đậu bắp;
  • Một số loại trái cây, chẳng hạn như nho và việt quất;
  • Các sản phẩm từ đậu nành;
  • Các loại hạt;
  • Các loại thịt động vật, chẳng hạn như thịt gà và thịt bò;
  • Trứng.

Hầu hết người lớn cần tiêu thụ khoảng 75 – 120 microgram vitamin K mỗi ngày. Do đó, người bệnh nên thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng từ rau xanh đến các loại thịt động vật để cải thiện tình trạng chảy máu khi đi đại tiện.

2. Thực phẩm bổ sung sắt

Sắt là khoáng chất cần thiết cho quá trình trao đổi và tái tạo máu. Khoáng chất này giúp tạo ra các loại protein quan trọng, chẳng hạn như hemoglobin, được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu. Các loại thực phẩm giàu chất sắt bao gồm:

  • Các loại hải sản, chẳng hạn như hàu, cá ngừ, cá mòi, tôm, cua;
  • Các loại thịt, chẳng hạn như thịt bò và thịt gà;
  • Các loại đậu, chẳng hạn như đậu trắng, đậu nành, đậu đen;
  • Các loại hạt, chẳng hạn như hạt điều, hạt dẻ;
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt;
  • Các loại rau củ, chẳng hạn như rau bina, bông cải xanh và khoai tây.

Đàn ông trưởng thành cần khoảng 8 mg sắt mỗi ngày trong khi phụ nữ cần khoảng 18 mg để ngăn ngừa tình trạng đi ngoài ra máu cũng như các  vấn đề khác. Bên cạnh đó, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú có thể cần nhiều lượng sắt hơn mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.

3. Thực phẩm bổ sung đồng

Đồng giúp cơ thể hình thành các tế bào hồng cầu và một số chất dinh dưỡng khác, để hỗ trợ quá trình đông máu, cùng như hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu. Đồng cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt cũng như các chất dinh dưỡng khác để tăng cường sức khỏe của hệ thống tiêu hóa.

Bị đi ngoài ra máu nên uống thuốc gì
Đồng hỗ trợ quá trình đông máu và ngăn ngừa nguy cơ đi ngoài ra máu

Các loại thực phẩm bổ sung đồng bao gồm:

  • Các loại hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ, chẳng hạn như hàu, tôm, cua, ốc;
  • Một số loại thịt, đặc biệt là thịt nội tạng, chẳng hạn như gan và tim;
  • Rau có màu xanh đậm;
  • Trái cây;
  • Các loại ngũ cốc;
  • Các loại đậu;
  • Các loại quả hạch.

Hầu hết người lớn cần tiêu thụ khoảng 890 đến 1.300 microgam đồng mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi của, đang mang thai hoặc đang cho con bú.

4. Thực phẩm giàu magie

Các loại thực phẩm chứa magie có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề đường ruột cũng như đi đại tiện ra máu. Các nghiên cứu cho biết, magie có thể chuyển hóa các khoáng chất từ thức ăn thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng đi ngoài ra máu. Bên cạnh đó, magie có thể hỗ trợ tăng cường nhu động ruột và giúp thức ăn đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn.

Các loại thực phẩm chứa nhiều magie bao gồm:

  • Các loại rau xanh và củ, chẳng hạn như bí đỏ, bông cải xanh, rau dền, khoai tây, khoai lang;
  • Các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám;
  • Các loại hải sản, thịt động vật và trứng.

5. Sữa chua

Sữa chua là sản phẩm được làm từ sữa lên men từ vi khuẩn axit lactic. Sữa chua chứa các loại vi khuẩn thân thiện được gọi là probiotics, là những vi khuẩn sống trong hệ thống tiêu hóa, có thể tăng cường nhu động ruột và giúp đường ruột khỏe mạnh.

Cách trị đi cầu ra máu tại nhà
Sữa chua hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa và hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu

Việc tăng cường các loại men vi sinh tự nhiên như sữa chua có thể giúp cải thiện nhiều nguyên nhân gây đi ngoài ra máu, chẳng hạn như táo bón, tiêu chảy hoặc viêm loét dạ dày.

6. Nấm sữa Kefir

Nấm sữa Kefir là sản phẩm được nuôi cấy bằng cách thêm Kefir vào sữa để tăng cường sức khỏe của đường tiêu hóa. Tương tự như sữa chua, các chất nuôi cấy Kefir có thể hỗ trợ điều trị tình trạng táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chuột rút bụng và cải thiện các triệu chứng đi ngoài ra máu.

Trong một số nghiên cứu, Kefir có thể làm tăng các loại vi khuẩn tốt ở đường ruột và giảm số lượng vi khuẩn có hại. Do đó, tiêu thụ nấm sữa Kefir thường xuyên có thể hỗ trợ giảm viêm, điều trị viêm loét dạ dày và hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu.

7. Trà lên men Kombucha

Trà lên men Kombucha được tạo ra bằng cách thêm các chủng vi khuẩn, đường và men cụ thể vào trà xanh hoặc trà đen, sau đó trải qua quá trình lên men trong một tuần hoặc lâu hơn. Sau quá trình lên men, trà Kombucha chứa một lượng lớn vi khuẩn probiotic, có tác dụng cải thiện hệ thống tiêu hóa.

trẻ đi ngoài ra máu nên ăn gì
Trà lên men Kombucha có tác dụng làm lành các vết loét ở dạ dày

Trà lên men Kombucha được cho là có thể chữa lành các vết loét dạ dày, điều này có thể góp phần ngăn ngừa tình trạng đi ngoài ra máu.

8. Nước hầm xương

Nước hầm xương được làm bằng cách ninh xương và thịt động vật. Nước hầm xương chứa Gelatin có nguồn gốc từ các loại axit amin glutamine và glycine. Hoạt chất này có thể liên kết với chất lỏng trong đường tiêu hóa, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng hơn và ngăn ngừa nguy cơ nứt kẽ hậu môn.

Các hoạt chất trong nước hầm xương cũng có thể hỗ trợ bảo vệ thành ruột và điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa, chẳng hạn như viêm ruột hoặc viêm đại tràng.

9. Đu đủ

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới chứa một loại enzym tiêu hóa, được gọi là papain. Hoạt chất này có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách phá vỡ các sợi protein. Papain cũng có thể cải thiện các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng.

Đu đủ cũng có tác dụng làm mềm phân, giúp phân đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn. Điều này có thể ngăn ngừa táo bón cũng như nứt kẽ hậu môn gây chảy máu khi đi đại tiện.

Đi ngoài ra máu nên kiêng gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu đi ngoài ra máu nên ăn gì, người bệnh nên tránh một số loại thực phẩm để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Cụ thể, một số loại thực phẩm cần tránh hoặc giảm bớt bao gồm:

đi ngoài ra máu nên kiêng ăn gì
Tránh sử dụng thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế các triệu chứng đi ngoài ra máu
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Các loại thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ có thể gây khó tiêu và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, do đó người bệnh nên hạn chế tiêu thụ. Ngoài ra, thực phẩm chiên có thể gây ợ chua, trào ngược dạ dày, khiến phân khô cứng và tăng nguy cơ táo bón.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Chất béo có thể kích thích các cơn co thắt trong đường tiêu hóa, làm chậm nhu động ruột và dẫn đến táo bón hoặc làm tăng tốc độ di chuyển của thực phẩm dẫn đến tiêu chảy nghiêm trọng. Những người có vấn đề về hệ thống tiêu hóa hoặc đi ngoài ra máu, nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo, chẳng hạn như bơ, kem, thịt đỏ và pho mát, để hạn chế các áp lực lên dạ dày.
  • Thực phẩm chế biến: Các loại thực phẩm này có thể gây rối loạn nhu động ruột, dẫn đến táo bón, đầy hơi và khiến tình trạng chảy máu khi đi đại tiện trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chất làm ngọt nhân tạo: Một số chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ảnh hưởng đến ruột già, tạo ra khí, đầy hơi và tiêu chảy. Tiêu chảy nghiêm trọng có thể gây tổn thương hậu môn và gây đi ngoài ra máu.
  • Rượu: Rượu có thể làm thay đổi hoạt động của hệ thống tiêu hóa, gây khó tiêu và các vấn đề tiêu hóa khác, bao gồm đi ngoài ra máu.
  • Caffeine: Các loại đồ uống có chứa caffeine có tác dụng kích thích nhu động ruột, làm cho thức ăn di chuyển nhanh hơn và làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Caffeine cũng khiến các vấn đề khác ở hệ thống tiêu hóa và làm tăng nguy cơ đi ngoài ra máu.
  • Thức ăn cay: Các loại thực phẩm cay không gây ra các bệnh lý đường tiêu hóa, nhưng có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh tiêu thụ thức ăn cay để chữa lành các vết loét và phòng ngừa tình trạng đi ngoài ra máu.

Chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể. Trong trường hợp nhận thấy các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: Bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh hết?

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

11 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hiệu quả, dễ kiếm

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh trong giai đoạn...

Top 5 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Của Nhật Tốt Nhất – Giá Bán, Nơi Mua

Các loại thuốc chữa bệnh trĩ của Nhật thường chứa các thành phần hoạt chất hỗ trợ cải thiện cơn...

10 Loại Thuốc Trị Đi Ngoài Ra Máu Được Bác Sĩ Khuyên Dùng 2022

Có nhiều loại thuốc trị đi ngoài ra máu được sử dụng để cầm máu và ngăn ngừa các triệu...

Cách Chăm Sóc Sau Mổ Trĩ Nhanh Lành, Tránh Nhiễm Trùng

Thực hiện cách chăm sóc sau mổ trĩ phù hợp có thể giúp cải thiện cơn đau, ngăn ngừa các...

Các Phương Pháp Cắt Trĩ Tốt Và An Toàn Nhất Hiện Nay

Các phương pháp cắt trĩ được thực hiện để loại bỏ búi trĩ khi các phương pháp điều trị bảo...

Ngứa Hậu Môn: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất

Ngứa hậu môn có thể gây khó chịu, xấu hổ và đôi khi khiến người bệnh gặp khó khăn khi...