Dị Ứng Thức Ăn Nổi Mề Đay Biểu Hiện Thế Nào? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Không giống với các triệu chứng dị ứng thông thường, người bị nổi mẩn ngứa do dị ứng thức ăn có thể gặp phải nhiều biểu hiện nguy hiểm hơn. Vậy cụ thể tình trạng này có biểu hiện thế nào? Người bệnh cần làm gì khi gặp phải chứng dị ứng này? Mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin quan trọng trong bài viết sau của Vietmec.

Các nguyên nhân gây dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa

Các bác sĩ da liễu đã nghiên cứu và phân tích, chứng dị ứng thức ăn nổi mề đay chính là phản ứng của cơ thể bởi một số thành phần có trong đồ ăn, chủ yếu là thành phần protein. Ở một số món ăn, khi protein đi vào cơ thể sẽ xảy ra tình trạng hệ miễn dịch lầm tưởng là chất có hại. Từ đó cơ thể sẽ xảy ra cơ chế tự miễn dịch, kích thích các bạch cầu sản sinh kháng nguyên và gây ra hiện tượng nổi mề đay hay mẩn ngứa. Những nguyên nhân gây dị ứng thức ăn thường gặp ở người bệnh:

Do độ tuổi

Có không ít các thống kê đã cho thấy, đối tượng trẻ em là nhóm có nguy cơ bị dị ứng thức ăn tương đối cao. Lúc này cơ thể của trẻ chưa phát triển toàn diện, hệ miễn dịch cũng như chức năng đề kháng vẫn còn khá yếu. Do đó, khi các bé dung nạp những món ăn có thành phần lạ sẽ dễ bị chứng nổi mẩn toàn thân, nổi mề đay.

Một số thực phẩm trẻ dễ bị dị ứng là:

  • Nhóm hải sản có vỏ như: Nghêu, sò, ốc, hến, cua, hàu,…
  • Một số loại đậu: Đậu phộng, đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan…
  • Một số loại hạt: Hạt lạc, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,…
Có địa, tuổi tác và môi trường sống đều có thể gây ra chứng dị ứng thức ăn
Có địa, tuổi tác và môi trường sống đều có thể gây ra chứng dị ứng thức ăn

Do cơ địa hoặc yếu tố di truyền

Có rất nhiều bệnh lý có thể di truyền từ đời trước qua đời sau, không ngoại trừ chứng dị ứng thức ăn nổi mề đay.

Dựa theo các nghiên cứu từ WHO cho thấy, khi bố mẹ bị dị ứng với một thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm nào đó, con của họ sau khi sinh ra cũng có khả năng bị dị ứng. Theo đó, khả năng di truyền ở những trường hợp này lên tới 80%.

Ngoài ra, ở một số trường hợp trong gia đình có thành viên tiền sử bị chứng nổi mề đay do dị ứng thức ăn, nhưng không phải bố mẹ mắc, vậy con cái có thể bị 50%. Trong những trường hợp sinh đôi cùng trứng, tỉ lệ cùng bị dị ứng có thể tới 77%. Đối với những cặp sinh đôi khác trứng, tỉ lệ sẽ thấp hơn khá nhiều, chỉ khoảng 15%.

Do yếu tố môi trường tác động

Không chỉ những người có bệnh lý nền hay yếu tố di truyền từ gia đình. Những người sống ở trong môi trường ô nhiễm, có các ổ dịch truyền nhiễm cũng có khả năng bị dị ứng thức ăn gây ra tình trạng nổi mề đay. Bên cạnh đó, những thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh, khoa học cũng là yếu tố làm tăng khả năng bạn bị dị ứng mẩn ngứa. Vì vậy, mọi người cần chú ý hơn về lối sống và chế độ ăn uống.

Những biểu hiện thường gặp ở người bị dị ứng thức ăn nổi mề đay

Khi bị mắc phải tình trạng này, chúng ta sẽ rất dễ phát hiện các triệu chứng biểu hiện trên da. Chỉ sau khoảng vài phút, lâu nhất là 3 tới 4 giờ khi đưa thức ăn vào cơ thể, các triệu chứng lâm sàng đầu tiên sẽ xuất hiện.

Đầu tiên, người bệnh sẽ thấy xuất hiện ửng đỏ ở phần da cánh tay, tới bả vai, nổi mề đay ở mặt, sau đó vết ửng đỏ sẽ bắt đầu lan rộng ra toàn cơ thể. Để xác định đúng tình trạng dị ứng đồ ăn, người bệnh có thể quan sát dựa theo những biểu hiện chi tiết dưới đây:

  • Những mảng da trên cơ thể bị nổi sần đỏ với nhiều kích thước to nhỏ khác nhau.  Da có triệu chứng và xuất hiện tổn thương tùy mức độ ít nhiều khác nhau.
  • Các khoảng da mẩn ngứa và bị tổn thương một cách đột ngột. Sau đó, biểu hiện cũng nhanh chóng lan rộng ra khắp toàn thân.
  • Các vết mẩn đỏ xuất hiện nhiều trên da. Có một số trường hợp mẩn đỏ nổi sưng tương tự như vết muỗi cắn nhưng có kích thước lớn hơn và có xu hướng lan rộng.
  • Biểu hiện dị ứng thức ăn sẽ đi kèm với triệu chứng viêm đỏ, phù nề, lúc này người bệnh sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu. Thậm chí có những trường hợp nặng, người bệnh có thể bị phù nề mắt hay sưng mặt.
  • Đồng thời, người bệnh cũng có thể xuất hiện thêm tình trạng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hay khó thở.
Biểu hiện nổi mẩn ngứa ở người bệnh bị dị ứng thực phẩm
Biểu hiện nổi mẩn ngứa ở người bệnh bị dị ứng thực phẩm

Nếu ở mức độ bị dị ứng nhẹ, các biểu hiện trên sẽ nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau vài giờ. Nhưng khi hệ miễn dịch trong cơ thể phản ứng một cách quá mức sẽ gây ra tình trạng sốc phản vệ. Cụ thể tình trạng sốc như sau:

  • Người bệnh liên tục xuất hiện nhiều thêm các nốt mề đay, nốt lan rộng với tốc độ nhanh chóng.
  • Mí mắt và môi của người bệnh cũng bị phù nề một cách nghiêm trọng.
  • Lưỡi và cổ họng xuất hiện sưng tấy. Bệnh nhân bị tiêu chảy và nôn mửa liên tục, huyết áp giảm, choáng váng và thậm chí là ngất xỉu.

Người bệnh cần lưu ý, sốc phản vệ khi bị dị ứng thức ăn gây nổi mề đay là một tình trạng nguy hiểm. Biểu hiện này có thể làm co thắt phế quản và dẫn tới tử vong. Vì vậy, ngay khi phát hiện cơ thể có các triệu chứng bất thường, bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để kịp thời xử lý.

XEM THÊM: 

Khi bị nổi mẩn mề đay do dị ứng thức ăn cần phải làm gì?

Hiện nay khi gặp phải tình trạng này vẫn còn khá nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, chúng ta không thể xem thường triệu chứng dị ứng này. Ngay khi có dấu hiệu hệ miễn dịch xảy ra phản ứng, bạn cần có các biện pháp can thiệp kịp thời để tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Các biện pháp xử lý dị ứng tạm thời tại chỗ

Khi cơ thể gặp phải các thực phẩm gây ra dị ứng, các cơ sẽ xảy ra phản ứng một cách nhanh chóng. Lúc này, chúng ta áp dụng các biện pháp xử lý tại chỗ như sau:

  • Móc họng: Đây là thao tác để kích thích nôn giúp đẩy toàn bộ lượng thức ăn từ dạ dày ra bên ngoài. Khi bạn nôn được hết các thực phẩm, dị ứng sẽ giảm mức độ một cách hiệu quả, đồng thời cũng ngăn chặn được tình trạng sốc phản vệ.
  • Súc miệng với nước muối ấm: Phương pháp thứ hai người bệnh có thể sử dụng là pha nước ấm với muối để súc miệng. Nước muối sẽ giúp chúng ta loại bỏ những dị nguyên còn tồn tại ở khoang miệng. Đồng thời làm dịu vùng cổ họng, giảm bớt triệu chứng phù nề và ngứa ngáy.
  • Uống nước ấm: Đây là cách giúp người bệnh ổn định lại dạ dày. Cảm giác khó chịu và lợm ở khoang miệng có thể giảm bớt hiệu quả.
Sử dụng các cách súc miệng, uống nước ấm để giảm triệu chứng
Sử dụng các cách súc miệng, uống nước ấm để giảm triệu chứng

Khi đã áp dụng các biện pháp trên nhưng người bệnh không thấy các biểu hiện thuyên giảm, mẩn đỏ vẫn lan rộng cần nhanh chóng tới bệnh viện. Những cách xử lý trên không thể thay thế hoàn toàn cho phác đồ điều trị, đặc biệt trong trường hợp người bệnh có nguy cơ sốc phản vệ. Nếu người bệnh không thay đổi cách chữa trị sẽ làm quá trình đẩy lùi bệnh về sau gặp nhiều khó khăn hơn, thời gian điều trị theo đó cũng kéo dài và có thể làm bệnh nổi mề đay ở tay, chân,… biến chứng chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Sử dụng một số loại thuốc Tây chữa nổi mề đay do dị ứng

Thuốc Tây là phương pháp xử lý khá nhanh chóng và có hiệu quả. Tùy thuộc vào tình trạng dị ứng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn kê đơ sao cho phù hợp. Một số loại thuốc trị nổi mề đay người bệnh có thể sử dụng bao gồm:

  • Epinephrine: Đây là loại thuốc có tác động tới hệ thần kinh, có thể sử dụng dạng tiêm tĩnh mạch hoặc khí dung.
  • Histamin: Là thuốc kháng sinh sẽ kháng lại các hoạt động của những thụ thể Histamin. Giúp giúp ức chế giải phóng Histamin của tế bào, từ đó sẽ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng.
  • Thuốc bôi ngoài da: Một số loại thuốc như: Menthol, Glycerin, Zinc sẽ được chỉ định để người bệnh bôi ngoài da giúp giảm cảm giác ngứa ngáy và tăng cường giữ ẩm cho làn da.
Một số loại thuốc bệnh nhân có thể sử dụng
Một số loại thuốc bệnh nhân có thể sử dụng

Trong quá trình sử dụng các đơn thuốc này, người bệnh cần chú ý không tự ý thay đổi đơn thuốc. Bệnh nhân không tùy ý kê đơn để tự điều trị nổi mề đay tại nhà khi chưa rõ tình trạng bệnh lý của bản thân. Đồng thời, người bị nổi mề đay không lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc quá liều dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe..

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần duy trì theo đúng liệu trình đã kê, không bỏ thuốc ngắt quãng sẽ làm gián đoạn quá trình hồi phục của cơ thể, bệnh chuyển sang nổi mề đay thể mãn tính.

Ở một số trường hợp, bệnh nhân sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài để chữa trị mề đay có thể phát sinh một số tác dụng phụ. Tùy vào thể trạng cũng như sức đề kháng của cơ thể sẽ có những biểu hiện phản ứng khác nhau. Khi gặp phải các triệu chứng bất thường, người bệnh không được chủ quan. Cần nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ phụ trách chữa trị để kịp thời có phương án xử lý.

Đông y hỗ trợ điều trị chứng dị ứng nổi mề đay

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc Tây, dược liệu từ Đông y cũng đem đến hiệu quả tốt cho người bệnh bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa. Các vị thuốc từ thảo mộc tự nhiên đảm bảo an toàn, lành tính sẽ giúp người bệnh điều trị tận gốc và hạn chế xảy ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, vì là thảo dược tự nhiên nên người bệnh cần kiên trì sử dụng để thấy rõ được tác dụng.

Cách phòng tránh chứng nổi mề đay do dị ứng thức ăn

Để hạn chế tối đa tình trạng nổi mề đay do sự tác động của các thực phẩm. Mỗi người cần chú ý tuân thủ theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chúng ta luôn đảm bảo ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ.
  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa nhiều vitamin, uống đủ nước mỗi ngày để nâng cao hệ miễn dịch. Loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm dễ gây dị ứng ra khỏi thực đơn.
  • Luôn cẩn trọng với các thực phẩm được chế biến sẵn, thực phẩm không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Với trẻ nhỏ, phụ huynh cần kiểm tra kỹ lưỡng thực phẩm trước khi cho trẻ sử dụng. Đặc biệt chú ý tới những thực phẩm trước đó trẻ chưa từng dung nạp.
  • Nếu phát hiện các triệu chứng ngứa ngáy, người mắc cần nhanh chóng thực hiện biện pháp xử lý tại chỗ và tới bệnh viện kiểm tra xem đó có phải tình trạng dị ứng thực phẩm nổi mề đay hay không.

Dị ứng thức ăn nổi mề đay sẽ không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe nếu chúng ta kịp thời có các biện pháp điều trị. Ngược lại, với những người có tâm lý chủ quan, xem thường bệnh sẽ có khả năng dẫn tới suy hô hấp và nặng hơn là tử vong. Vì vậy, mỗi cá nhân cần chủ động trong việc phòng tránh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android