Đột Quỵ Khi Tắm

Triệu chứng và nguyên nhân

Đột quỵ khi tắm là hiện tượng vô cùng nguy hiểm gây tỉ lệ tử vong cao hiện nay. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cần phải lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe? Mời bạn đọc đồng hành cùng bài viết dưới đây để có thêm kiến thức quan trọng phòng ngừa và cứu nguy khi gặp đột quỵ khi tắm.

Định nghĩa

Đột quỵ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao số 1 hiện nay. Bệnh xuất hiện do lượng máu lên não bị suy giảm đột ngột hoặc tắc nghẽn bởi sự hình thành các cục máu đông. Điều này khiến não trở nên thiếu oxy dẫn đến chết não và mất các chức năng. Đột quỵ được đánh giá là một dạng bệnh cấp tính, có nguy cơ tử vong cao nếu không được xử trí kịp thời và để lại di chứng nặng nề dù có sống sót qua cơn nguy kịch. Các di chứng người bệnh có thể gặp phải ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống đó là: Liệt toàn thân, liệt nửa người, méo miệng, suy giảm thị giác,...

Trên thực tế, tắm đêm không hẳn là nguyên nhân gây ra hiện tượng đột quỵ mà là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình phát bệnh. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nguyên nhân đột quỵ khi tắm đêm chủ yếu là bởi bệnh nhân đã bị sẵn một hoặc nhiều bệnh lý nền liên quan sau đây:

  • Cao huyết áp
  • Tim mạch
  • Tiểu đường
  • Mỡ máu cao
  • Béo phì
  • Đau đầu, đau nửa đầu,..

Khi các loại bệnh lý trong cơ thể kết hợp với những thay đổi nhiệt độ trong quá trình tắm đêm, hiểu hiện của bệnh sẽ trở nên dữ dội hơn gấp nhiều lần và có thể dẫn tới đột quỵ.

 

Hình ảnh

Triệu chứng

Đột quỵ khi tắm vô cùng nguy hiểm bởi đây là thời điểm và không gian mang tính riêng tư nhất của con người, vì thế khi bị đột quỵ có thể rất lâu sau người nhà mới phát hiện ra bệnh nhân để đưa đi cấp cứu. Điều này gây ra những hệ lụy nghiêm trọng và khiến tỷ lệ tử vong tăng cao.

Để phòng tránh những rủi ro đe dọa đến tính mạng, bạn cần phải dừng tắm và gọi hỗ trợ ngay khi thấy những dấu hiệu sau đây:

  • Cảm giác xây xẩm, choáng váng: Nếu cảm thấy cơ thể đột nhiên trở nên xây xẩm, vấp ngã, không thể đứng thẳng hoặc bị chóng mặt sau khi tắm thì rất có thể đây là biểu hiện của đột quỵ. Nguyên nhân chính có thể là do sự giảm lưu lượng máu đến não.
  • Thị lực giảm đột ngột khi tắm: Nếu sau khi tắm mà bạn cảm thấy thị lực đột ngột giảm sút, hoa mắt, tối sầm hoặc mờ dần thì hãy yêu cầu người xung quanh gọi cấp cứu sớm nhất. Biểu hiện này không rõ rệt nên người bên cạnh khó có thể nhận ra nhưng là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ vô cùng nguy hiểm.
  • Nói ngọng, khó nói: Sau khi tắm xong mà bạn bỗng dưng nói ngọng bất thường, khó khăn khi miệng mở khó, môi lưỡi tê cứng và phải cố gắng lắm mới có thể nói được thì hãy chú ý ngay dấu hiệu của đột quỵ.
  • Dấu hiệu bị đau nửa đầu: Khi người bệnh cảm thấy đau nửa đầu, đau đầu choáng váng thì đó có thể là một cơn đột quỵ. Điều này xảy đến là do lưu lượng máu đến não bị gián đoạn do mạch máu tắc nghẽn hoặc bị vỡ gây ra.
  • Bị mất ý thức: Sau khi tắm, nếu cảm thấy rối loạn trí nhớ, cảm giác mơ hồ, nhận thức không rõ ràng, không suy nghĩ được từ ngữ để nói thì hãy cố gắng ra hiệu và gọi cấp cứu nhanh chóng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do não bộ không hoạt động tốt do thiếu oxy và đang chuẩn bị mất dần các chức năng hoạt động.
  • Tay chân khó vận động: Sau khi tắm mà bạn cảm nhận tay chân đột nhiên khó cử động, nặng nề, không thể tự nhấc lên được, đi lại khó khăn thì đây có thể là dấu hiệu đột quỵ.

Nguyên Nhân

Đột quỵ khi tắm sẽ có nguy cơ xảy ra cao hơn bởi những thói quen không tốt của nhiều người vào buổi tối. Những nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy đó bao gồm:

Đi đại tiện trước khi tắm vào buổi tối

Rất nhiều người có thói quen đi đại tiện trước khi tắm vào buổi tối bởi đây chính là thời điểm rảnh rỗi và có nhiều thời gian cho các hoạt động nghỉ ngơi của bản thân nhất. Lựa chọn việc đi vệ sinh vào buổi tối đồng nghĩa với thói quen cố gắng đưa hết các chất thải của cơ thể ra bên ngoài đôi khi thực hiện theo một cách gượng ép. Điều này sẽ làm tăng áp lực tại ổ bụng, kích thích dây thần kinh phế vị và làm tăng áp lực lên động mạch. Từ đó, hành động này sẽ khiến cho tim và hệ tuần hoàn dần trở nên căng thẳng. Việc này cũng giải thích lý do tại sao những người bị bệnh táo bón có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ cao hơn so với những người bình thường.

Khi hệ tuần hoàn đang chịu áp lực lớn, việc tắm diễn ra sau đó có thể gây ra co thắt các mạch máu (khi tắm nước lạnh) hoặc dãn nở bất thường (khi tắm nước nóng). Có thể từ những tác động nhiệt đột ngột gây ra vỡ mạch máu đến não và gây đột quỵ.

Huyết áp bị thay đổi khi tắm

Khi tắm, cơ thể của con người thường sẽ thay đổi huyết áp vì thế rất dễ dẫn đến hiện tượng thiếu máu cục bộ hoặc tắc nghẽn các mạch máu gây ra chứng đột quỵ. Nguyên nhân của việc huyết áp thay đổi là do cơ thể tiếp xúc với nguồn nhiệt bên ngoài một cách đột ngột.

Chính vì thế, với những người có tiền sử bệnh huyết áp cần hết sức lưu ý và hạn chế tối đa việc tắm khuya hoặc vào sáng sớm. Đây chính là hai thời điểm nguy hiểm trong ngày vì lúc này nhiệt độ thấp và cơ thể khó thích nghi nhanh chóng với mức nhiệt này khi tắm.

Thói quen dội nước từ đỉnh đầu, gội đầu

Hầu hết mọi người khi tắm sẽ có thói quen gội đầu trước hoặc dội nửa từ đỉnh đầu xuống toàn thân khi tắm. Tuy nhiên việc này là không nên và rất nguy hiểm bởi việc đột ngột xả nước từ đầu xuống sẽ khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ nhanh chóng, tạo áp lực lớn gây vỡ các động mạch, mao mạch.

Vì thế, tốt nhất khi tắm bạn nên thực hiện tuần tự từ phía chân lên để cơ thể được thích nghi dần dần trước các kích thích nhiệt độ bên ngoài.

Tắm bằng nước quá lạnh

Vào mùa hè, việc tắm đêm với nước lạnh khiến cơ thể cảm thấy khoan khoái và dễ chịu. Tuy nhiên, nước lạnh có thể làm động mạch co lại đột ngột, cản trở sự lưu thông của máu lên não và tim. Việc tắm nước lạnh vào mùa hè hoặc nước không đủ ấm vào mùa đông là nguy hiểm đối với những người đã có tiền sử các bệnh nền gây đột quỵ.

Ngoài ra, việc cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh đột ngột sẽ làm gia tăng căng thẳng cho khu vực thần kinh giao cảm. Nhiệt độ cơ thể giảm mạnh, huyết áp tăng cao là các yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn tới đột quỵ khi tắm ở nhiều người.

Yếu tố nguy cơ

Ngoài những đối tượng có tiền sử đột quỵ nên tránh tắm đêm, những người thuộc nhóm dưới đây cần tuyệt đối không nên tắm sau 22 giờ để tránh những rủi ro sức khỏe:

  • Sau khi tập luyện, lao động hoặc vận động cường độ cao: Khi vận động mạnh và có cường độ cao, các lỗ chân lông giãn nở và cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Thời điểm này nếu tắm ngay sẽ gây choáng váng, thiếu máu lên não và thậm chí là đột quỵ.
  • Sau khi uống rượu bia, chất kích thích: Các chất kích thích khi vào cơ thể có thể gây ức chế các hoạt động chức năng của gan, đồng thời ngăn cản việc cơ thể giải phóng ra chất glycogen. Nếu tắm ngay lúc này sẽ làm nồng độ cồn trong máu tăng cao. Thậm chí tắm bằng nước nóng cũng sẽ làm tăng tốc độ tuần hoàn máu khiến cho lượng đường huyết tiêu hao nhiều. Khi lượng đường này xuống mức thấp, nhiệt độ cơ thể sẽ theo đó hạ xuống và có thể gây sốc, cảm lạnh và nguy hiểm nhất là đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Người suy nhược, sau khi ốm: Người ốm hoặc suy nhược thường có hệ miễn dịch yếu hơn so với bình thường. Vì thế, nếu tắm vào thời điểm này sẽ dễ dẫn đến những hậu quả không mong muốn, trong đó bao gồm cả đột quỵ.
  • Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt: Tắm muộn trong chu kỳ kinh nguyệt có thể sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng như đau bụng kinh hoặc đau đầu. Ngoài ra, thời điểm này là lúc khí huyết của nữ giới bị mất đi, dễ gây thiếu máu. Đồng thời tắm muộn sẽ khiến tuần hoàn máu kém,  gây choáng váng, đột quỵ.
  • Tắm sau khi ăn quá no hoặc quá đói: Sau khi ăn no, cơ thể sẽ tập trung lượng máu nhiều hơn vào hệ tiêu hóa để giải quyết thức ăn nạp vào. Nếu bạn tắm lúc này, các mạch máu sẽ bị giãn nở, lượng máu cũng sẽ giảm xuống sẽ gây ra các bệnh về dạ dày, tá tràng. Ngược lại, khi bụng đói đồng nghĩa với việc đường huyết trong cơ thể sẽ giảm xuống nhanh chóng, dễ gây ra hoa mắt, chóng mặt và đột quỵ.

Phòng ngừa

Để hạn chế những nguy hiểm tiềm ẩn của việc tắm đêm, bạn cần lưu ý thực hiện một số điểm quan trọng sau đây:

  • Tạo thói quen tắm sớm, tuyệt đối không tắm sau 22h, đặc biệt là vào mùa đông. Nếu tắm vào buổi tối nên tắm nhanh và cần lau khô người, sấy tóc ngay để tránh cơ thể nhiễm lạnh.
  • Điều trị các bệnh lý nguy cơ của đột quỵ (nếu có) như: Tiểu đường, tim mạch, bệnh thiếu máu, huyết áp cao, béo phì,...
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cân đối, khoa học và điều độ. Trong đó bạn cần ăn nhiều rau xanh, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế các đồ ăn nhanh, chất béo, đường và các chất kích thích.
  • Khám bệnh tổng quát định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần hoặc khi cơ thể có những dấu hiệu cảnh báo.
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn, hạn chế cơ thể ì ạch kém vận động.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh hoặc tắm với nhiệt độ phù hợp, tắm nước ấm nhanh khi người đang ốm hoặc mệt mỏi.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Đột quỵ vì tắm đêm là điều vô cùng đáng sợ và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trong đời sống sau này. Bạn cần trang bị những kiến thức sau đây để bảo vệ chính bản thân và người xung quanh khi bị đột quỵ:

  • Trước khi bị đột quỵ, người bệnh sẽ cảm nhận những biểu hiện sớm của hiện tượng này như hoa mắt, chóng mặt, tê cứng, khó nói,... Hãy thật bình tĩnh và cố gắng tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh. Nếu không thể gọi lớn, hãy dùng các đồ vật xung quanh để tạo tiếng động gây chú ý.
  • Người bệnh sẽ có khoảng 10 giây trước khi đổ khụy xuống, lúc này bệnh nhân hãy cố gắng ngồi xuống hít thở thật sâu và ho. Những cơn ho có thể giúp tăng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, kích thích tim đập và bơm thêm oxy cho phổi.
  • Nếu cơ thể mới chỉ bắt đầu cảm thấy choáng nhẹ, bạn có thể uống nước gừng nóng giúp thông kinh mạch hoặc xông hơi với lá hương nhu, sả hoặc tía tô có thể mang lại hiệu quả đáng kể.

Thời gian “vàng” khi cấp cứu đối với bệnh nhân bị đột quỵ là 60 phút. Và cứ mỗi phút trôi đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy người bị đột quỵ cần phải được cấp cứu ngay lập tức để giảm nguy cơ tai biến và tử vong.

Các phương pháp xử lý nhanh mọi người cần ghi nhớ trong khi đợi cấp cứu người nhà có thể áp dụng đó là:

  • Đưa bệnh nhân nằm tại một mặt phẳng nằm ngang và để đầu hơi nghiêng cho dịch trong miệng (nếu có) chảy ra, đồng thời cũng giúp bệnh nhân dễ hô hấp hơn.
  • Gọi cấp cứu càng sớm càng tốt để được xử lý và hỗ trợ từ chuyên viên y tế.
  • Nếu bệnh nhân có biểu hiện khó thở, thở nhanh cần thổi ngạt để giúp bệnh nhân hô hấp. Ngoài ra bạn cần phải thường xuyên kiểm tra tim, nếu phát hiện tim ngừng đập cần thao tác ép tim giúp kích thích nhịp tim trở lại.
  • Tuyệt đối không nên cho bệnh nhân uống nước chanh đường hoặc các phương pháp cạo gió nếu không chắc chắn nguyên nhân ngất xỉu của người bệnh.
Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Có, trẻ em có thể bị đột quỵ từ khi mới sinh ra đến khi trưởng thành. Đột quỵ ở trẻ nhỏ có thể gây nhiều hậu quả nặng nề như liệt nửa người, thị lực yếu, mất kiểm soát cảm xúc, khó nuốt, thay đổi nhận thức và khả năng ghi nhớ kém. Đột quỵ ở trẻ em có thể xảy ra trong ba giai đoạn khác nhau: khi còn trong bụng mẹ, giai đoạn sơ sinh (trong vòng 28 ngày đầu đời) và giai đoạn từ sơ sinh đến 18 tuổi.

Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android