Sơ cứu Đột Quỵ

Tổng quan

Đột quỵ là triệu chứng nguy hiểm, cần được cấp cứu càng càng tốt để giảm thiểu tỷ lệ tổn thương não bộ. Đặc biệt với những trường hợp bị đột quỵ do huyết khối thì việc cấp cứu càng cần thực hiện nhanh chóng trong vòng 1 giờ đầu tiên. Vì thế để giảm thiểu nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân trong lúc chờ xe cấp cứu thì việc đột quỵ sơ cứu là rất cần thiết và quan trọng. Nội dung bài viết sau Vietmec sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách sơ cứu cho bệnh nhân đột quỵ.

Những thông tin bạn cần biết về đột quỵ

Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, được chia làm 2 loại phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là:

  • Xuất huyết não: Tình trạng này xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy ra khỏi thành mạch vào nhu mô não, khoang dưới nhện, não thất,....
  • Nhồi máu não hoặc thiếu máu não cục bộ (nhũn não): Đây là bệnh lý xảy ra khi một nhánh mạch bị tắc nghẽn. Tại nhánh mạch đó xuất hiện tình trạng thiếu máu và có thể gây hoại tử.

Khi xuất hiện bất kỳ hiện tượng nào của đột quỵ (xuất huyết não/nhồi máu não/nhũn não) đều cần cần nhanh chóng có biện pháp xử lý trong vài phút. Nếu không có biện pháp để tái lập tuần hoàn cung cấp oxy, chất dinh dưỡng thiếu yếu khác cho các tế bào não chúng sẽ bắt đầu chết. Trung bình 1,9 triệu nơ-ron sẽ bị chết/phút và hiện tượng này sẽ tiếp diễn liên tục trong vài giờ.

Đột quỵ là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Đột quỵ là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Như vậy đột quỵ là hiện tượng tai biến vô cùng nguy hiểm, nếu không có biện pháp cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Khi bị đột quỵ sơ cứu như thế nào là đúng?

Đột quỵ là một dạng tổn thương đến não xảy ra khi dòng máu cung cấp đến não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Khi não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng thiết yếu, các tế bào não sẽ dần chết đi trong vòng vài phút.

Vì thế khi có dấu hiệu đột quỵ khi chạy bộ hay thể dục, người bệnh cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt để giảm thiểu tối đa những tổn thương đến não. Đối với bệnh nhân đột quỵ do huyết khối, việc điều trị càng phải tiến hành nhanh chóng trong vòng 1 giờ đầu tiên.

Trên thực tế hiện nay đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ nhưng do đến bệnh viện quá muộn, sơ cứu không đúng cách gây nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí là tử vong. Như vậy chúng ta có thể thấy đột quỵ sơ cứu như thế nào đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Thế nhưng nhiều ý kiến lại cho rằng, người bị đột quỵ cần phải nằm yên một chỗ, không nên đưa đến bệnh viện ngay. Tuy nhiên các chuyên gia y tế cho biết đây hoàn toàn là quan điểm sai lầm và có thể dẫn đến mất mạng. Thay vào đó bị đột quỵ và cách sơ cứu đúng có thể giúp người bệnh giảm nguy cơ tử vong.

Đột quỵ sơ cứu tại chỗ thường không phải do bác sĩ hay người có chuyên môn thực hiện. Nguyên nhân là do đột quỵ thường xảy ra bất ngờ tại nhà hoặc cơ quan, ngoài đường. Lúc này trong khi đợi xe cấp cứu, người thực hiện sơ cứu cần nắm rõ những bước thực hiện để đạt được hiệu quả tối đa. Dưới đây chúng tôi sẽ nêu chi tiết 4 bước sơ cứu khi bị đột quỵ đúng chuẩn y khoa.

Bước 1: Xác định các dấu hiệu của đột quỵ

Để thuận tiện cho người dân - đối tượng không phải nhân viên y tế, không có kiến thức chuyên môn cao, Tổ chức y tế Thế giới WHO đã đưa ra những dấu hiệu nhận biết tình trạng đột quỵ một cách chi tiết. Những dấu hiệu này dựa vào thang điểm FAST và quy tắc BEFASH. Cụ thể như sau:

FAST là cụm từ được ghép bởi các ký tự đầu tiên của một số từ tiếng Anh có liên quan đến cơ quan trên cơ thể biểu hiện triệu chứng bệnh đột quỵ.

  • F (Face là khuôn mặt): Khi bệnh nhân bị đột quỵ sẽ xuất hiện những triệu chứng trên khuôn mặt như méo miệng, liệt mặt một bên hoặc mặt bị rũ xuống.
  • A (Arm là tay): Người bệnh đột quỵ sẽ có cảm giác tê bì ở tay hoặc xuất hiện triệu chứng liệt vận động, không thể cử động theo ý muốn. Người bệnh cũng có thể bị rối loạn cảm giác, rối loạn vận động cả tay và chân.
  • S (Speech là lời nói): Đột quỵ khiến người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ, khó nói rõ câu hoặc nói những lời vô nghĩa.
  • T (Time là thời gian): Điều này đóng vai trò quyết định hướng điều trị của bệnh nhân. Vì thế trong lúc đột quỵ sơ cứu bạn cần theo dõi thời gian bệnh nhân xuất hiện triệu chứng cho tới khi nhập viện.

Bạn có thể nhận biết dấu hiệu đột quỵ thông qua thang điểm FAST
Bạn có thể nhận biết dấu hiệu đột quỵ thông qua thang điểm FAST

Hoặc người thực hiện sơ cứu đột quỵ có thể nhận biết bệnh thông qua quy tắc BEFASH. Theo quy tắc này chỉ ra nhóm những triệu chứng đặc trưng của bệnh đột quỵ não, gồm có:

  • Khi bị đột quỵ người bệnh sẽ thấy tay chân yếu, không thể kiểm soát hành vi, mặt cũng bị tê liệt.
  • Người bệnh không thể nói chuyện hoặc chỉ phát ra những âm thanh không tròn vành rõ chữ.
  • Người bị đột quỵ thấy chóng mặt, té ngã không có lý do..
  • Miệng méo, thị lực suy giảm hoặc mất hoàn toàn.
  • Đau đầu dữ dội.

Bước 2: Thông báo nhân viên y tế và xe cấp cứu thông qua hotline 115

Sau khi xác định những dấu hiệu của bệnh đột quỵ sau khi tập thể dục, bạn cần nhanh chóng gọi cho nhân viên y tế và xe cấp cứu thông qua số điện thoại đường dây nóng 115. Khi gọi cho nhân viên y tế bạn cần cung cấp chính xác thông tin về địa điểm, những dấu hiệu của người bệnh đang bị đột quỵ.

Như đã nói, thông thường tế bào não chỉ cần thiếu oxy trong khoảng từ 5-6 phút đã có thể bị hoại tử và không thể hồi phục trở lại. Vì thế bạn cần xử trí trong thời gian ngắn, càng nhanh càng tốt.

Tiếp theo bạn cần nhanh chóng gọi 115
Tiếp theo bạn cần nhanh chóng gọi 115

Bước 3: Đột quỵ và cách xử trí an toàn là không để bệnh nhân bị té ngã

Đột quỵ cách sơ cứu tiếp theo chính là không để bệnh nhân bị té ngã. Theo đó bệnh nhân có thể không chết vì đột quỵ nhưng nếu ngã, hoặc va đập mạnh ở vùng đầu sẽ dẫn tới chấn thương sọ não. Vì thế, ngay khi bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ bạn cần cho bệnh nhân nằm ở vị trí an toàn, cụ thể là một mặt phẳng, cứng.

Ngoài ra bạn cũng cần chú ý những trường hợp ngã dẫn tới chấn thương ở vùng cổ. Trong tình huống này, biện pháp an toàn là cố định cột sống cổ của bệnh nhân, chỉ di chuyển cơ thể nếu thực sự cần thiết. Ngoài ra việc di chuyển cần thực hiện đồng bộ giữa đầu và thân mình.

Bước 4: Để bệnh nhân nằm trên một mặt phẳng, đồng thời làm thông thoáng đường thở

Bước đột quỵ sơ cứu đúng chuẩn y khoa tiếp theo bạn cần nắm rõ và thực hiện khi gặp người bị đột quỵ chính là cho họ nằm trên một mặt phẳng, đồng thời làm thông thoáng đường thở.

Theo đó trong thời gian đợi chờ nhân viên y tế đến hỗ trợ, bạn cần theo dõi những thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh. Trường hợp có dấu hiệu suy giảm ý thức hoặc nôn mửa bạn cần chuyển bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn.

Các bước di chuyển tư thế nằm của bệnh nhân như sau:

  • Đầu tiên bạn quỳ xuống cạnh một bên của nạn nhân, sau đó sửa tay người bệnh phía bên bạn ngồi thành hình vuông góc.
  • Tiếp theo, bạn kéo cánh tay bên kia của nạn nhân đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra bên ngoài.
  • Bạn kéo một chân của người bệnh co lên tiếp xúc với mặt đất. Tiếp theo giữ ở tư thế đó và kéo bạn nạn nhân quay vào phía của bạn. Như vậy bạn đã hoàn thành thao tác chuyển bệnh nhân sáng tư thế nằm nghiêng.

Tư thế nằm nghiêng an toàn này còn được gọi là tư thế hồi sức cấp cứu. Đây là tư thế nhằm bảo vệ tối đa đường thở của bệnh nhân và cũng là lựa chọn tốt nhất để đảm bảo an toàn cho người đột quỵ.

Chuyển bệnh nhân về tư thế nằm nghiêng – tư thế hồi sức cấp cứu an toàn
Chuyển bệnh nhân về tư thế nằm nghiêng – tư thế hồi sức cấp cứu an toàn

Các chuyên gia lý giải tại sao nên để người bị đột quỵ nằm nghiêng như sau: Ở những người bệnh đột quỵ bị hôn mê, khi nằm ngửa, lưỡi sẽ tụt xuống họng gây cản trở, bít tắc đường thở, vô cùng nguy hiểm. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa, ý thức không tỉnh táo sẽ dẫn đến tình trạng hít những chất nôn vào trong phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp. Vì thế đột quỵ sơ cứu an toàn chính là đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên, trường hợp có nôn, các chất lỏng dễ dàng thoát ra ngoài.

Ở những trường hợp bệnh nhân còn tỉnh bạn nên hỗ trợ họ nằm ở tư thế thoải mái nhất, đồng thời theo dõi phản ứng bất thường. Tiếp theo nhanh chóng liên hệ cơ quan y tế để đưa họ đến bệnh viện gần nhất. Nếu lúc này họ nôn phải chuyển ngay sang tư thế nằm nghiêng để đảm bảo an toàn.

Ngoài những bước nói trên, bạn cần lưu ý trong quá trình sơ cứu đột quỵ tuyệt đối không cho người bệnh dùng thuốc hay ăn uống bất cứ thứ gì. Bên cạnh đó bạn cũng không dùng kim để chích đầu ngón tay bệnh nhân. Nguyên nhân là cảm giác đau sẽ gây tăng huyết áp, nguy hiểm vô cùng.

Trường hợp bệnh nhân vẫn tỉnh táo bạn có thể nói chuyện, trấn an họ bình tĩnh, đồng thời đắp chăn giữ ấm, ngăn cản những cơn ho. Tiếp theo quan sát kỹ những thay đổi bất thường về tình trạng bệnh và báo cho nhân viên y tế một cách chi tiết nhất có thể.

Những sai lầm khi bị đột quỵ và cách xử trí, hại nhiều hơn lợi

Đột quỵ khi ngủ, khi tắm,... nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng người bệnh. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn nên đưa người bệnh đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Bên cạnh đó không áp dụng và điều trị theo bất cứ phương pháp tại nhà nào để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu, nguy hiểm.

Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi bị đột quỵ sơ cứu khẩn cấp có thể khiến cái chết đến nhanh hơn.

Tâm lý hoảng loạn khi thấy người bị đột quỵ và cách sơ cứu

Khi thấy bệnh nhân đột quỵ, tâm lý đầu tiên thường là lo lắng, hoảng hốt. Thế nhưng đây chính là sai lầm khiến chúng ta luống cuống, không thể tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất. Thay vào đó bạn cần bình tĩnh, sơ cứu người bệnh theo từng bước đã được nêu ở trên.

Khi thấy người bị đột quỵ bạn cần bình tĩnh, không hoảng loạn
Khi thấy người bị đột quỵ bạn cần bình tĩnh, không hoảng loạn

Tuyệt đối không thờ ơ với những dấu hiệu đột quỵ

Những triệu chứng của đột quỵ dễ bị nhầm lẫn với tình trạng tụt huyết áp, hạ glucose máu, cơn bán đầu thống, cảm giác, động kinh vận động,... vì thế rất nhiều người chủ quan, coi thường bệnh. Đặc biệt là giới trẻ, đối tượng thường có suy nghĩ đột quỵ chỉ xảy ra ở người già.

Thông thường chúng ta chỉ đủ khả năng nhìn nhận sự bất thường xảy ra trong cơ thể chứ khó phân biệt triệu chứng giữa các bệnh lý. Vì thế ngay khi có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh không nên chủ quan, tự phỏng đoán bệnh và điều trị theo bản năng. Đặc biệt đối với bệnh đột quỵ sơ cứu cần được thực hiện càng sớm càng tốt, giảm thiểu di chứng về sau.

Không tự điều trị đột quỵ tại nhà

Hiện nay ở nước ta vẫn có những địa phương tồn tại nhiều hủ tục, suy nghĩ phản khoa học. Thay vì đưa bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời thì họ làm lễ cúng bái hoặc áp dụng những mẹo dân gian không rõ nguồn gốc. Những phương pháp này có thể là nguyên nhân khiến cái chết đến nhanh hơn.

Vì thế khi có dấu hiệu đột quỵ, bạn tuyệt đối không được cạo gió hay châm cứu. Bởi cảm giác đau có thể khiến huyết áp tăng cao, lan rộng vùng hoại tử. Bên cạnh đó tuyệt đối không áp dụng mẹo dân gian trong điều trị, làm chậm thời điểm vàng cứu bệnh nhân khỏi nguy hiểm.

Tuyệt đối không châm cứu khi người bệnh bị đột quỵ
Tuyệt đối không châm cứu khi người bệnh bị đột quỵ

Phương tiện vận chuyển người bệnh bị đột quỵ

Vận chuyển người bị đột quỵ đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất là cách cứu sống bệnh nhân an toàn. Thế nhưng vận chuyển thế nào để đảm bảo an toàn là vấn đề không phải ai cũng biết và nắm rõ.

Vận chuyển người bệnh bằng xe máy với tư thế ngồi được ví như cách “giết người không dao”. Bởi một bệnh nhân bị đột quỵ có thể do nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Nếu bạn vận chuyển họ bằng xe máy, di chuyển trên đường gập ghềnh, áp lực nội sọ tăng cao có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào.

Cách tốt nhất để vận chuyển người bệnh đến cơ quan y tế là bằng xe cứu thương có dụng cụ chuyên dụng và nhân viên y tế đi cùng. Nếu xe cứu thương không thể tiếp cận bệnh nhân bạn nên đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất bằng xe taxi và đặt họ nằm ở tư thế thoải mái.

Sử dụng thuốc không đúng cách

Việc cho người bệnh sử dụng thuốc không theo chỉ định trước khi đến bệnh viện cũng là một trong những sai lầm nguy hiểm. Theo đó, bệnh nhân bị đột quỵ thường có bệnh lý nền là tiểu đường, tăng huyết áp,... nên khi thấy dấu hiệu đột quỵ người nhà thường cho uống thuốc ngay. Thế nhưng điều này có thể gây tắc nghẽn đường thở đối với những loại thuốc viên, thậm chí là nhồi máu cơ tim.

Vì thế lời khuyên cho bạn lúc này là tuyệt đối không để người bệnh uống thuốc bừa bãi khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Không tuân thủ các bước đột quỵ sơ cứu

Bệnh nhân khi bị đột quỵ có thể tỉnh hoặc rơi vào hôn mê, người nhà lúc này cần tuân thủ nghiêm túc các bước xử trí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị về sau.

Điển hình với thời gian đột quỵ, đây là tiêu chuẩn vàng quyết định mật thiết đến việc dùng thuốc tiêu sợi, tiên lượng sống còn cũng như di chứng về sau. Vì thế trong quá trình sơ cứu đột quỵ, bạn đừng quên quan sát thời gian bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng.

Tóm lại đột quỵ được coi như ván bài sinh tử, quyết định bởi tri thức con người. Nếu đột quỵ sơ cứu đúng cách sẽ giúp người bệnh hạn chế biến chứng về sau, đảm bảo an toàn tính mạng. Ngược lại, nếu chủ quan, thực hiện sơ cứu sai kiến thức cơ bản có thể khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong cao.

<
Chuyên sâu

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android