Đột Quỵ Xảy Ra Ở Độ Tuổi Nào? Cách Phòng Ngừa Các Biến Chứng

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cứ mỗi 3 phút lại có 1 ca tử vong do tình trạng này. Tuy người bị đột quỵ có thể sống sót khi sơ cứu, cấp cứu kịp thời nhưng vẫn phải đối diện với các biến chứng nặng nề như rối loạn ngôn ngữ, hạn chế vận động, không tự chủ đại tiểu tiện,… Vậy tình trạng đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào? Cùng theo dõi nội dung dưới đây để có được đáp án chính xác nhất.

Cơn đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào?

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là thuật ngữ y học chỉ tình trạng tổn thương của não khi không được cung cấp máu, oxy kịp thời do mạch máu ở khu vực này bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, đột quỵ vô cùng nguy hiểm và luôn tiềm ẩn những hậu quả nặng nề, thậm chí là tử vong nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời.

Tìm hiểu “đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào”
Tìm hiểu “đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào”

Vậy đột quỵ thường xảy ra ở độ tuổi nào? Thực tế, độ tuổi bị đột quỵ nhiều nhất là trên 50. Đồng thời, nguy cơ bị đột quỵ cũng sẽ tăng dần theo độ tuổi, ở những người từ 55 tuổi trở lên cứ sau mỗi 10 năm nguy cơ đột quỵ sẽ tăng gấp 2 lần. Điều này có nghĩa là đột quỵ không chỉ xảy ra ở đối tượng trung và cao tuổi mà đang dần có xu hướng trẻ hoá.

Theo thống kê của Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ năm 2019, số lượng bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ đã tăng trên 44% trong 10 năm gần đây. Trung bình, mỗi năm các bệnh viện phải tiếp nhận 15% trường hợp đột quỵ trong độ tuổi từ 18 – 50 tuổi, các ca đột quỵ tuổi 20 cũng có dấu hiệu tăng. Riêng tại Việt Nam hiện nay, các ca đột quỵ phải nhập viện cấp cứu chỉ từ 30 tuổi trở lên.

Biện pháp phòng tránh đột quỵ cho mọi lứa tuổi

Bên cạnh giải đáp thắc mắc “đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào”, bài viết cũng xin đưa ra một số gợi ý giúp mỗi người chủ động phòng tránh đột quỵ, bảo vệ sức khỏe trước các biến chứng nặng nề. Cụ thể như sau:

Ăn uống, sinh hoạt khoa học

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đột quỵ là chế độ ăn uống quá nhiều muối, dầu mỡ, calo… Thói quen nguy hại này được xem là “quả bom nổ chậm” đe dọa trực tiếp sức khỏe mỗi người.

Do vậy, để phòng tránh đột quỵ bạn nên hạn chế các chất béo xấu, giảm khẩu phần muối hằng ngày. Thay vào đó nên tăng cường sử dụng các thực phẩm tươi, rau củ quả giàu vitamin, tích cực uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đào thải độc tố tối đa.

[pr_middle_post]

Chế độ ăn uống khoa học giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ
Chế độ ăn uống khoa học giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ

Tập luyện thể dục thường xuyên

Việc tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện độ dẻo dai của cơ thể mà còn tăng cường tuần hoàn máu, củng cố sức khỏe tim mạch. Do vậy, mỗi người nên chủ động tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần để giảm nguy cơ đột quỵ.

Kiêng thuốc lá, không uống rượu bia

Thuốc lá, rượu bia cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tim mạch, tuần hoàn máu, đột quỵ và tai biến. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, nếu một người bỏ thuốc lá từ 2 – 5 năm thì nguy cơ đột quỵ sẽ giảm đi một nửa. 

Rượu bia, thuốc lá không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ đột quỵ
Rượu bia, thuốc lá không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ đột quỵ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra hệ thần kinh là một trong những biện pháp giúp kiểm soát tốt các chỉ số bệnh tiểu đường, mỡ máu, xơ vữa động mạch… Đồng thời, việc chủ động thăm khám cũng giúp sàng lọc sớm những dị tật mạch máu não có nguy cơ gây đột quỵ, các vấn đề về thần kinh – não bộ… Từ đó kịp thời xử lý, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Như vậy, qua bài viết, Vietmec hy vọng bạn đọc đã có được câu trả lời cho câu hỏi “đột quỵ xảy ra ở độ tuổi nào”. Đây là tình trạng nguy hiểm, không chỉ để lại biến chứng về vận động, rối loạn ngôn ngữ mà còn đe dọa trực tiếp sức khoẻ mỗi người. Vì vậy, hãy chủ động xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, thường xuyên thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện bất thường và có biện pháp xử trí phù hợp.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rất nhiều người thắc mắc trẻ em có bị đột quỵ không

Trẻ Em Có Bị Đột Quỵ Không? Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết

Đột quỵ là chứng bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức...

Bé 3 tuổi đột quỵ

Bé 3 Tuổi Đột Quỵ: Nguyên Nhân Gây Bệnh? Phòng Ngừa Thế Nào?

Mới đây hàng nghìn người bàng hoàng và sửng sốt trước thông tin bé 3 tuổi đột quỵ. Sự việc...

đột quỵ mùa đông

Bệnh Đột Quỵ Mùa Đông Tuyệt Đối Không Được Xem Thường

Đột quỵ mùa đông là một dạng bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng...

đột quỵ khi tắm

Đột Quỵ Khi Tắm Đêm Nguy Hiểm Không Được Chủ Quan

Đột quỵ khi tắm là hiện tượng vô cùng nguy hiểm gây tỉ lệ tử vong cao hiện nay. Vậy...

Đột quỵ khi ngủ có tỷ lệ tử vong cao

[Cảnh Báo] Đột Quỵ Khi Ngủ Nguy Hiểm Không Nên Xem Thường

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ...

Đột quỵ khi chạy bộ rất nguy hiểm

Đột Quỵ Khi Chạy Bộ: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Đột quỵ khi chạy bộ là hiện tượng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu...

Đột Quỵ Và Tai Biến Có Giống Nhau Không? Làm Sao Để Phòng Tránh?

Đột quỵ và tai biến khác nhau hay giống nhau là thắc mắc của nhiều người khi đang tìm hiểu...