Gai Gót Chân Có Nên Đi Bộ Không?

  • Đi bộ có thể giúp giảm bớt tình trạng gai gót chân.
  • Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn một đôi giày phù hợp, có đệm lót chân, giảm bớt cường độ tập luyện và chườm đá gót chân sau khi tập luyện.

Bị gai gót chân có nên đi bộ không?

Đi bộ là bộ môn thể dục khá đơn giản và nhẹ nhàng, khi bị gai gót chân bạn vẫn có thể thực hiện. Đi bộ không đòi hỏi cao về thể lực, nếu bạn dành từ 20 -30 phút mỗi ngày để đi bộ sẽ không tác động quá lớn lên vùng gót chân đang bị tổn thương.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý đi bộ đúng cách và sử dụng giày dép sao cho phù hợp. Mang giày quá chật hoặc không có khả năng hỗ trợ hấp thụ lực khi đi bộ sẽ làm gia tăng nguy cơ chấn thương, gây ra tình trạng đau nhức hoặc sưng đỏ tại gót.

Đồng thời, việc có nên đi bộ khi bị gai gót chân không còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Nếu bệnh chỉ diễn ra với mức độ nhẹ và không gây ra triệu chứng thì bạn vẫn có thể đi bộ bình thường. Việc đi bộ với cường độ vừa phải sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như kích thích tuần hoàn máu đến gót chân và làm lành tổn thương tại cơ quan này. Ngược lại, nếu vùng gót chân đang bị sưng viêm hoặc đau nhức thì bạn không nên đi bộ cho đến khi triệu chứng này thuyên giảm hoàn toàn.

Khi bị gai gót chân có nên đi bộ để hỗ trợ điều trị không?
Khi bị gai gót chân có nên đi bộ để hỗ trợ điều trị không?

Hướng dẫn đi bộ đúng cách khi bị gai gót chân

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn cần nắm rõ:

Lựa chọn giày dép phù hợp

Khi đi bộ, bạn nên sử dụng giày dép có kích cỡ phù hợp, mang giày quá to hay quá nhỏ đều làm gia tăng nguy cơ chấn thương trong lúc luyện tập. Một số điều cần lưu ý khi chọn giày dép đi bộ là:

  • Kích cỡ giày phù hợp với chân
  • Cảm thấy thoải mái khi mang giày vào
  • Giày có đế mềm và có khả năng nâng đỡ gót chân
  • Không sử dụng giày làm bằng chất liệu quá cứng.

Nên đi bộ ở nơi có địa hình bằng phẳng

Nên chọn nơi tập luyện có địa hình bằng phẳng, tránh những nơi gồ ghề hoặc nhiều dốc. Đi bộ trên địa hình bằng phẳng sẽ giúp bạn tránh được tình trạng té ngã hoặc chấn thương. Nếu bạn đi bộ trên địa hình gồ ghề sẽ khiến cân gan bàn chân bị kéo căng quá mức, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến các gai xương ở gót chân.

Tốt hơn hết, bạn nên đến công viên để đi bộ, vừa có địa hình bằng phẳng vừa tận dụng được không khí trong lành của thiên nhiên. Điều này sẽ có tác dụng thư giãn thần kinh và giải tỏa stress khá tốt. Với những trường hợp không tiện ra ngoài thì bạn cũng có thể sử dụng máy chạy bộ tại nhà.

Khởi động trước khi đi bộ

Khởi động là điều rất cần thiết trước khi đi bộ hoặc thực hiện một số vận động thể chất khác. Khởi động bằng các động tác đơn giản có tác dụng làm nóng người và bôi trơn khớp xương. Điều này sẽ giúp cho hoạt động của khớp xương trở nên trơn tru hơn, hạn chế được một số chấn thương trong quá trình tập luyện.

Tăng dần thời gian và tốc độ

Khi mới bắt đầu, bạn nên đi bộ với tốc độ chậm rãi và thời gian đi bộ chỉ nên kéo dài từ 10 – 15 phút. Đến khi cơ thể đã dần thích nghi thì có thể tăng tốc độ lên và kéo dài thời gian tập luyện lên  20 – 30 phút. Tần suất đi bộ phù hợp là từ 3 – 4 lần/tuần. Nếu muốn chuyển sang chạy bộ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước đó để đảm bảo an toàn.

Đi bộ đúng tư thế

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn cần nắm rõ:

  • Giữ thẳng người khi đi bộ, đặc biệt là vùng cột sống. Tuyệt đối không khom lưng, thu vai, ngửa người hoặc chúi đầu khi đi bộ.
  • Khi đi bộ, nên hướng mắt về phía trước và quan sát tránh chướng ngại vật để không bị vấp ngã. Khi bước chân, nên để gót chân chạm nền trước rồi mới để phần mũi chân xuống.
  • Nên thả lỏng cơ thể kết hợp hít thở sâu khi đi bộ giúp thư giãn toàn thân. Nên thả lỏng hai hay hoặc vung vẩy tự nhiên khi đi bộ, hạn chế cầm nắm các vật dụng không cần thiết.
  • Sử dụng quần áo rộng rãi và có độ thấm hút mồ hôi tốt khi đi bộ, tránh sử dụng quần áo quá chật gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể.

Lựa chọn thời điểm đi bộ

Bạn có thể đi bộ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng cần tránh đi bộ khi mới ăn no hoặc trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, theo chuyên gia thì thời điểm đi bộ tốt nhất vẫn là buổi sáng, buổi chiều hoặc là buổi tối.

  • Đi bộ vào buổi sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo và có tinh thần làm việc hơn. Đồng thời, không khí buổi sáng cũng khá mát mẻ và trong lành, rất thích hợp để tập luyện.
  • Đi bộ từ 15 – 19 giờ chiều sẽ có tác dụng kích thích tuần hoàn máu bên trong cơ thể, nâng cao thể lực và giải tỏa stress sau khi làm việc.
  • Đi bộ vào buổi tối sau 19 giờ sẽ giúp đốt cháy phần năng lượng dư thừa nạp vào cơ thể trong bữa ăn tối. Nên đi bộ sau khi ăn tối ít nhất 1 tiếng để tránh gây ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày.

Đi bộ sau 21 giờ sẽ khiến tinh thần hưng phấn quá mức và dẫn đến tình trạng khó ngủ. Tốt hơn hết bạn cần tránh đi bộ cũng như tập luyện thể dục sau thời điểm này.

Biện pháp cải thiện gai gót chân

Dưới đây là một số biện pháp giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.

  • Chườm lạnh: Nên chườm nước đá tại vùng gai gót chân trong khoảng 20 phút mỗi lần, một đến bốn lần mỗi ngày. Cái lạnh giúp giảm đau và viêm gót chân. 
  • Dùng thuốc không kê đơn (OTC): Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve) và acetaminophen (Tylenol) để cải thiện chứng đau gót chân. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và giảm cảm giác đau gót chân.
  • Nẹp cố định bàn chân: Nẹp chân vào ban đêm giúp gót chân được cố định khi ngủ. Một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên Archives of Rehabilitation cho thấy nẹp chân ban đêm là một cách hiệu quả để giúp giảm đau gót chân. 

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android