Gai Khớp Gối Uống Thuốc Gì?

Gai khớp gối có thể uống các loại thuốc như Paracetamol, Codein, Oxycodone, Piroxicam, Etoricoxib, và viên uống Glucosamine Sulfate Triple Strength. Đối với điều trị trực tiếp vào khớp, có thể sử dụng thuốc tiêm Hydrocortison acetat theo chỉ định của bác sĩ. Còn đối với việc bôi ngoài da, Voltaren Emulgel có thể được sử dụng để giảm đau và giãn cơ.

Gai khớp gối uống thuốc gì để giảm đau và cải thiện bệnh nhanh nhất là băn khoăn của rất nhiều người đang mắc bệnh này. Theo bác sĩ, kiên trì dùng thuốc đúng cách kết hợp với vật lý trị liệu và tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp bệnh nhân gai khớp gối phục hồi, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện. Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây.

Người bị gai khớp gối uống thuốc gì tốt nhất?

Nguyên nhân gây gai khớp gối được cho là có liên quan đến các yếu tố tuổi tác, di truyền, hệ quả từ quá trình tự miễn hay do tạo áp lực quá mức lên các khớp. Người bị gai khớp gối thường xuyên gặp những cơn đau nhức, khó chịu khi hoạt động nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt thường ngày. Ở những giai đoạn sau nếu không điều trị đúng cách có thể biến chứng thành teo cơ hay thậm chí là bại liệt.

Hầu hết gai khớp gối được điều trị bằng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu và các bài tập phù hợp để luyện tập phục hồi chức năng. Trong đó việc dùng thuốc sẽ có tác dụng giảm đau, phục hồi tổn thương tại khớp đồng thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện. Vậy bị gai khớp gối uống thuốc gì cho hiệu quả tốt và nhanh chóng nhất?

Thuốc giảm đau thông thường Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc cực kỳ phổ biến trong giảm đau, hạ sốt, được ứng dụng trong điều trị rất nhiều bệnh lý, bao gồm cả gai đầu gối. Thuốc thường được dùng để giảm đau cho những trường hợp nhẹ đến trung bình, với những trường hợp đau nặng thường không mang quá nhiều tác dụng cải thiện đáng kể. Ngoài ra trong các loại thuốc trị gai khớp gối, paracetamol cũng được đánh giá là an toàn, ít tác dụng phụ nhất.

Paracetamol là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến cho các trường hợp đau nhẹ
Paracetamol là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến cho các trường hợp đau nhẹ

Cơ chế hoạt động của Paracetamol ức chế hệ thần kinh trung ương tổng hợp của cyclooxygenase và prostaglandin nên có thể kiểm soát được quá trình truyền tải tín hiệu đau đến não bộ. Thuốc không ảnh hưởng đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm mất cân bằng acid – base hay kích ứng dạ dày như một số thuốc có công dụng tương tự.

Liều dùng và cách dùng

  • Dùng  1-2 gram mỗi ngày, tùy cơn đau và giai đoạn bệnh
  • Uống trực tiếp với nước lọc, không nhai hay nghiền thuốc sẽ giảm dược tính của thuốc

Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm quá mức với các thành phần của thuốc
  • Người bị suy thận, suy gan hoặc có vấn đề ở tim phổi.
  • Người bị thiếu máu kéo dài
  • Bệnh nhân thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.
  • Phụ nữ có thai hoặc người nghiện rượu

Tác dụng phụ

  • Buồn nôn, nôn
  • Nhức đầu, mất ngủ
  • Người nôn nao

Thuốc giảm đau NSAIDs liều cao Codein

Gai đầu gối uống thuốc gì để giảm những cơn đau nặng và giúp cho người bệnh dễ chịu hơn? Thường với các trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm giảm đau NSAIDs liều cao như Codein để kiểm soát nhanh chóng cơn đau cho người bệnh. Thuốc có thể được kết hợp cùng aspirin hoặc Tylenol để mang đến tác dụng giảm đau liều mạnh hơn, tuy nhiên do có thể gây nghiện, phụ thuộc vào thuốc nên cần thận trọng khi sử dụng.

Codein thường dùng giảm đau cho các cơn đau trung bình
Codein thường dùng giảm đau cho các cơn đau trung bình

Codeine có trong thuốc có khả năng tương tác với các thụ thể opioid trong não, qua đó tạo ra các phản ứng để người bị gai đầu gối cảm thấy cơn đau được giảm nhẹ và thư giãn tốt hơn. Một số tác dụng khác của nhóm thuốc này như giảm ho, giảm nhu động ruột nên có thể được chỉ định cả cho những bệnh nhân tiêu chảy.

Lưu ý do Codeine có thể gây nghiện nếu dùng liên tục trong thời gian dài nên tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, đặc biệt với bệnh nhân có tiền sử nghiêm trước đó có thể tái nghiện. Ngoài ra không được tự ý ngưng thuốc do có thể gây ra triệu chứng cai thuốc có thể khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu, giảm hiệu quả điều trị so với mong muốn.

Liều dùng và cách dùng

  • Uống  15 – 60 mg và tối đa là 240 mg/ngày.
  • Cách 4 nên dùng 1 lần để giảm đau cơn đau
  • Uống trực tiếp với nước lọc, không nhai hay nghiền thuốc sẽ giảm dược tính từ thuốc

Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm quá mức với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ có thai, người đang cho con bú và trẻ em
  • Người bị suy gan nặng
  • Người bị nghiện, hoặc có tiền sử nghiện
  • Bệnh nhân suy hô hấp
  • Người bị dạ dày không nên uống thuốc khi bụng rỗng, có thể tham khảo uống cùng sữa hoặc ăn

Tác dụng phụ

  • Chóng mặt
  • Phản ứng dị ứng gây ngứa, phát ban
  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Buồn ngủ
  • Buồn nôn
  • Khó thở
  • Dùng thuốc liều cao có thể gây ra các vấn đề như co giật, thở chậm hay ngừng thở

Oxycodone

Oxycodone cũng là một trong những nhóm thuốc giảm đau gây nghiện phổ biến được chỉ định cho bệnh nhân gai đầu gối trong các trường hợp đau nặng. Thuốc thường được chỉ định cho các bệnh nhân đau vừa và nặng, đã sử dụng các loại thuốc giảm đau trước đó nhưng không mang lại tác dụng đáng kể. Trong một vài trường hợp thuốc cũng được kết hợp với nhóm  acetaminophen hay aspirin khi cần thiết.

Oxycodone dùng cho bệnh nhân gai đầu gối đau nặng
Oxycodone dùng cho bệnh nhân gai đầu gối đau nặng

Hầu hết Oxycodone chỉ được chỉ định khi thật cần thiết, dùng với một liều ngắn ngày, không dùng trong thời gian dài. Cần chú rằng Oxycodone là một dạng opioid giảm đau gây ngủ tương tự như morphine và một vài dạng opioid có thể được coi là ma túy nên cần cực kỳ thận trọng khi sử dụng. Người bệnh dùng thuốc trong thời gian dài có nguy cơ nghiện và lệ thuộc vào thuốc rất cao.

Liều dùng và cách dùng

  • Dùng 5 mg đến 15 mg uống mỗi 4 đến 6 giờ.
  • Uống trực tiếp với nước, không nhai hay nghiền thuốc có thể làm tăng nguy cơ quá liều

Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm quá mức với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ có thai, người đang cho con bú và trẻ em
  • Thận trọng khi dùng trên người già, người lớn tuổi
  • Người có tiền sử nghiện ma túy hay nghiện rượu
  • Người bị táo bón mãn tính, tắc liệt ruột, hội chứng bụng cấp
  • Bệnh nhân bị suy hô hấp, chấn thương đầu, hen phế quản mạn tính
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng hoặc có vấn đề ở tim phổi
  • Bệnh nhân đang dùng đồng thời MAOI hoặc trong vòng 2

Tác dụng phụ

  • Buồn nôn, nôn
  • Táo bón
  • Khô miệng
  • Suy nhược
  • Đổ mồ hôi
  • Choáng váng, chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Phát ban, ngứa, khó thở

Thuốc chống viêm Piroxicam

Gai khớp gối uống thuốc gì thì thuốc Piroxicam cũng là loại thuốc được chỉ định khá phổ biến. Piroxicam là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thuộc nhóm oxicam thường được chỉ định trong rất nhiều các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.. Thuốc mang đến công dụng chính là giảm đau, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Piroxicam giúp giảm sưng viêm đầu gối
Piroxicam giúp giảm sưng viêm đầu gối

Cơ chế hoạt động chung của thuốc là ức chế prostaglandin synthetase để ngăn chặn việc truyền đi các tin hiệu gây đau. Bên cạnh dạng viên nén, thuốc còn được điều chế ở dạng gel hay kem để dùng trực tiếp trên các khớp bị đau nhức. Tuy nhiên Piroxicam  sẽ tuyệt đối không được phối hợp chung cùng Aspirin nên người bệnh cần thận trọng khi dùng kết hợp với các thuốc trong điều trị gai khớp gối.

Liều dùng và cách dùng

  • Với dạng uống: Dùng 20 mg (1viên)/ngày.
  • Dạng gel/ kem bôi: Bôi trực tiếp lên đầu gối ngày 3- 4 lần

Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm quá mức với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ có thai, người đang cho con bú và trẻ em
  • Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày– tá tràng tiến triển.
  • Người bị co thắt phế quản, hen, polyp mũi
  • Bệnh nhân bị xơ gan hay suy tim nặng
  • Người có tiền sử phù Quincke, mày đay do Aspirin
  • Người có nguy cơ chảy máu
  • Người vừa phẫu thuật hay chuẩn bị phẫu thuật cần thông báo cho bác sĩ

Tác dụng phụ

  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn, nôn
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Cảm giác như có tiếng chuông trong tai hoặc đau đầu

Etoricoxib

Thuốc Etoricoxib thường được chỉ định trong điều trị gai cột sống với tác dụng chính là kháng viêm và giảm đau. Đây là thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) thuộc vào nhóm gọi là chất ức chế COX – 2 chọn lọc. Bên cạnh đó thuốc cũng được chỉ định phổ biến để giải quyết một số vấn đề về xương khớp khác như  viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp..

Etoricoxib giúp kháng viêm giảm đau
Etoricoxib giúp kháng viêm giảm đau

Bệnh nhân gout cũng được chỉ định dùng thuốc này trong một số trường hợp. Ngoài ra ở một số bệnh nhân phẫu thuật nha khoa cũng có thể được chỉ định thuốc này để giảm đau tức thời. Việc dùng Etoricoxib trên bệnh nhân gai đầu gối sẽ giảm các triệu chứng sưng viêm, đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Liều dùng

  • Dùng từ 60mg – 90mg/ ngày tùy tình trạng bệnh nhân
  • Uống hết nguyên viên thuốc với nước, không nên nhai hay nghiền

Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm quá mức với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ có thai, người đang cho con bú và trẻ em
  • Bệnh nhân loét dạ dày hoặc chảy máu ở dạ dày
  • Bệnh nhân bị suy gan hay suy thận từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng
  • Bệnh nhân viêm đường ruột như viêm loét đại tràng, tá trạng hay bệnh crohn;
  • Người mắc các vấn đề về tim mạch, người bị huyết áp cao

Tác dụng phụ

  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn, nôn
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác như khó thở, đau tức ngực, vàng da hay vàng mắt..

Viên uống Joint Ease Glucosamine Sulfate Triple Strength

Để hỗ trợ cho quá trình phục hồi các tổn thương tại sụn khớp tốt hơn, bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh bổ sung kết hợp một số loại thực phẩm chức năng có chứa Glucosamine Sulfate, trong đó bạn có thể tham khảo viên uống Joint Ease Glucosamine Sulfate Triple Strength. Đây là một dòng thực phẩm chức năng đến từ Canada  và được đánh giá khá cao về hiệu quả khi sử dụng.

Joint Ease Glucosamine Sulfate Triple Strength bổ sung các chất cho sụn khớp
Joint Ease Glucosamine Sulfate Triple Strength bổ sung các chất cho sụn khớp

Joint Ease Glucosamine Sulfate Triple Strength có công thức 100% tự nhiên như Kali clorua từ vỏ tôm / cua; Chondroitin Sulfate được lấy từ sụn bò, chiết xuất trái cây siêu việt, tinh nghệ.. đem đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Sản phẩm cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để phục hồi sụn khớp, nhờ đó giảm hoặc loại bỏ cơn đau do gai đầu gối cũng như cải thiện chức năng khớp.

Bên cạnh đó nhờ các chiết xuất tự nhiên nên hầu như sản phẩm không gây ra các tác dụng phụ, hầu hết bệnh nhân đều có thể sử dụng sản phẩm này. Joint Ease Glucosamine Sulfate Triple Strength còn được chứng minh không có Natri nên cũng đảm bảo không làm tăng lượng muối trong cơ thể, nhờ đó cũng làm giảm nguy cơ loãng xương.

Liều dùng và cách dùng

  • Dùng ngày 3 viên, mỗi lần 1 viên
  • Dùng sau bữa ăn

Chống chỉ định

  • Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Người dị ứng với hải sản hay quả việt quất
  • Trao đổi với bác sĩ nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào khác

Một số dạng thuốc khác

Bên cạnh việc dùng thuốc uống, để giảm cơn đau và tăng cường chức năng vận động cho người bị gai đầu gối bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng các dạng thuốc tiêm hay miếng dán giảm đau. Tùy tình trạng mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau

  • Thuốc tiêm trực tiếp vào khớp: thường chỉ định tiêm Hydrocortison acetat  2- 3 mũi một đợt tuy nhiên sẽ không quá 4 mũi một liệu trình. Việc tiêm thuốc cần đảm bảo có sự chỉ định và theo dõi từ bác sĩ
  • Thuốc bôi ngoài da: thường chỉ định bôi Voltaren Emulgel 2-3 lần một ngày để giảm đau, giãn cơ mà không gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc uống.

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị gai khớp gối

Như đã nói, hầu hết gai khớp gối đều được điều trị bằng thuốc, chỉ một số trường hợp biến chứng nặng mới được can thiệp bằng các phương pháp điều trị y khoa. Các loại thuốc Tây thường luôn kèm theo rất nhiều tác dụng phụ nên để đảm bảo an toàn hơn, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau

  • Chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ
  • Đảm bảo thực hiện đúng đơn thuốc, không nên tự ý tăng/ giảm liều hay kết hợp cùng bất cứ loại thuốc nào khác
  • Ở những bệnh nhân suy gan, suy thận, bệnh nhân ung thư hay người đang điều trị bất cứ loại thuốc nào khác cũng nên trao đổi kỹ với bác sĩ
  • Không nên tự ý nhai, nuốt hay dùng thuốc với các loại nước khác ngoài nước lọc
  • Trong trường hợp quên 1 liều, có thể uống ngay khi nhớ ra nhưng nếu quá gần thời điểm liều tiếp theo thì có thể bỏ qua, không tự ý dùng 2 liều cùng một lúc
  • Với các loại thuốc giảm đau không nên quá lạm dụng sẽ gây nhờn thuốc
  • Không tự ý ngưng thuốc giữa chừng
  • Không kết hợp Đông/ Tây y cùng lúc
  • Theo dõi các dấu hiệu sau khi dùng những liều đầu tiên, nếu thấy các các phản ứng phụ như phát ban, nôn ói, khó thở nên dừng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ
  • Kết hợp cùng chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao và vật lý trị liệu theo đúng chỉ định từ bác sĩ

Trên đây là một số thông tin, hy vọng đã giúp bạn giải đáp băn khoăn gai khớp gối uống thuốc gì hiệu quả nhất. Lưu ý rằng mọi phương pháp điều trị đều nên có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình. Đừng quên tái khám định kỳ theo lịch hẹn từ bác sĩ để xem xét tiến độ phục hồi và có hướng điều trị phù hợp hơn.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android