Gãy Xương Bánh Chè Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Mau Khỏi Bệnh?

Người bị gãy xương bánh chè nên ăn:

  • Nhóm thực phẩm giàu canxi (cá hồi, măng tây, rau họ cải…)
  • Nhóm thực phẩm giàu kẽm (tôm, cua, cá, cà rốt, trứng…)
  • Nhóm thực phẩm giàu magie (chuối, rau ngót, khoai lang…)
  • Nhóm thực phẩm giàu protein (thịt bò, sữa, phô mai…)
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin D, K, C, B6, B12, sắt

Những thực phẩm này không chỉ hỗ trợ làm lành vết thương, tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp mà còn nâng cao đề kháng cho cơ thể. Đồng thời người bệnh nên hạn chế ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp, bia rượu, nước ngọt…

Gãy xương bánh chè nên ăn gì?

Người bị gãy xương bánh chè nên ưu tiên các thực phẩm làm mau liền xương, giúp hỗ trợ giảm đau và cải thiện chức năng vận động. Bao gồm:

Thực phẩm giàu canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sau gãy xương. Việc cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tạo xương mới, giúp xương chắc khỏe và mau lành hơn.

Thực phẩm giàu canxi hỗ trợ làm lành vết thương, giúp xương chắc khỏe
Thực phẩm giàu canxi hỗ trợ làm lành vết thương, giúp xương chắc khỏe

Những thực phẩm giàu canxi mà người gãy xương bánh chè nên bổ sung vào chế độ ăn uống:

  • Rau xanh: Rau chân vịt, măng tây, củ cải xanh, cải xoăn, cải bắp, bông cải xanh, rong biển,…
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa đậu nành, sữa chua, phô mai,…
  • Hạnh nhân, hạt mè trắng.
  • Cá hồi.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe xương khớp, nhất là các trường hợp đang bị gãy xương bánh chè. Khi được hấp thụ, chất này giúp tăng cường hiệu quả cho hoạt động của vitamin D trong việc cải thiện khả năng chuyển hóa canxi vào xương khớp, giúp tổn thương ở xương nhanh được chữa lành.

Thêm vào đó, kẽm còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng ở khu vực tổn thương. Nếu đang trong quá trình điều trị gãy xương bánh chè, bạn không nên bỏ qua các thực phẩm giàu kẽm.

Những thực phẩm điển hình như: Trứng, cà rốt, hải sản, hạt hướng dương, các loại đậu, tôm, cua…

Thực phẩm chứa nhiều magie

Nhóm các thực phẩm chứa nhiều magie chính là gợi ý hữu ích cho những ai đang bị gãy xương bánh chè. Cùng với vitamin D, magie cũng giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn, làm tăng mật độ xương, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng gãy xương bánh chè do chấn thương, gãy xương. Người có chế độ ăn thiếu magie cũng có nguy cơ bị viêm khớp cao hơn.

Các thực phẩm giàu magie tốt cho người bị gãy xương bánh chè bao gồm:

  • Rau ngót
  • Rau cải xanh
  • Chuối
  • Khoai lang
  • Các loại cá: Cá thu, cá chép,…

Omega 3

Các thực phẩm giàu omega 3 chính là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho người bệnh bị gãy xương bánh chè.

Omega 3 là một loại axit béo hoạt động mạnh mẽ trong việc kháng viêm. Chất này giúp giảm sưng đau khớp gối và thúc đẩy quá trình chữa lành xương bánh chè. Cơ thể được bổ sung đầy đủ omega 3 cũng giúp xương khớp vận động trơn tru, linh hoạt hơn.

THành phần omega 3 giúp giảm sưng đau khớp gối và thúc đẩy quá trình chữa lành xương bánh chè
THành phần omega 3 giúp giảm sưng đau khớp gối và thúc đẩy quá trình chữa lành xương bánh chè

Các thực phẩm giàu omega 3 tốt nhất cho người bị gãy xương bánh chè bao gồm:

  • Dầu cá
  • Cá ngừ
  • Tôm
  • Cua
  • Cá hồi
  • Cá trích
  • Các loại hạt: Óc chó, hạt lanh, hạt chia…

Thực phẩm giàu protein

Protein đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng và duy trì hệ xương khỏe mạnh. Chất dinh dưỡng này chiếm khoảng một nửa cấu trúc xương, hỗ trợ quá trình hình thành xương mới khi bạn bị gãy xương và giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả – một khoáng chất quan trọng khác cho sức khỏe xương.

Nguồn thực phẩm giàu protein:

  • Thịt: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt gà tây.
  • Cá: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Phô mai, sữa tươi, sữa chua.
  • Lòng đỏ trứng.
  • Các loại hạt: Hạnh điều, hạnh nhân, óc chó.
  • Hạt: Hạt chia, hạt lanh.
  • Đậu: Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ.
  • Sản phẩm từ đậu nành: Sữa đậu nành, đậu phụ, đậu nành rang.

Silic

Silic đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen, giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương, đặc biệt ở những người bị gãy xương bánh chè, viêm đau khớp.

Những thực phẩm giàu silic như: Yến mạch, củ cải đường, dứa, hạt mè, dâu tây, rau bina, chuối, bông cải xanh, lúa mì…

Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò thiết yếu trong việc đưa canxi từ máu vào xương, giúp xương chắc khỏe và phát triển tối ưu. Nếu thiếu hụt vitamin D, canxi trong chế độ ăn uống sẽ khó được hấp thu, dẫn đến nguy cơ loãng xương, gãy xương và các vấn đề về xương khớp khác.

Do vậy người bị gãy xương bánh chè nên tăng cường hấp thụ canxi bằng cách tắm nắng từ 10-30 phút/ngày. Đồng thời tăng cường bổ sung các thực phẩm như: Các loại cá béo (cá thu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ), lòng đỏ trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, nấm.

Vitamin D đóng vai trò thiết yếu trong việc đưa canxi từ máu vào xương
Vitamin D đóng vai trò thiết yếu trong việc đưa canxi từ máu vào xương

Vitamin B6 và B12

Vitamin B6 và B12 là hai dưỡng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy quá trình lành vết thương nhờ khả năng hỗ trợ sản xuất collagen, elastin và tế bào hồng cầu. Đồng thời 2 loại vitamin này cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa protein và canxi, giúp tái tạo và duy trì mật độ xương, bảo vệ xương luôn dẻo dai và chắc khỏe.

Bạn có thể bổ sung vitamin B6 và B12 thông qua các thực phẩm sau:

  • Thịt: Thịt gà, thịt dê, thịt bò, cá ngừ.
  • Ngũ cốc: Gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám.
  • Chuối, sữa chua.

Vitamin C

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen, giúp da săn chắc, đàn hồi và hồi phục vết thương nhanh hơn. Ngoài ra, vitamin C còn tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, hỗ trợ hấp thu sắt, và làm sáng da.

Bạn có thể dễ dàng bổ sung vitamin C thông qua các loại trái cây như kiwi, ổi, cam, bưởi, dâu tây, dứa, đu đủ,… và rau củ quả như ớt chuông, bông cải xanh, cải xoăn, súp lơ, cà chua, khoai tây,…

Vitamin K

Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe hệ xương. Nó giúp kích hoạt protein Osteocalcin, một thành phần quan trọng trong cấu trúc xương, từ đó tăng cường độ dẻo dai và sức mạnh của xương. Không chỉ vậy vitamin K cũng giúp gắn canxi vào xương, làm tăng mật độ khoáng, hỗ trợ xương chắc khỏe hơn.

Nguồn vitamin K dồi dào có trong:

  • Rau lá xanh: Bắp cải, cải xoăn, cải Brussels, bông cải xanh, súp lơ trắng,…
  • Củ quả: Củ dền, rau bina, súp lơ trắng,…
  • Thực phẩm từ động vật: Cá, gan, thịt, trứng,…
  • Ngũ cốc: Yến mạch, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt…

Sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm lành vết thương. Theo đó, bổ sung đầy đủ sắt giúp cơ thể tạo ra collagen, đồng thời đưa oxy vào xương, cung cấp năng lượng cho quá trình lành lại của xương.

Nguồn thực phẩm giàu sắt:

  • Thịt đỏ: Thịt lợn, thịt bò, thịt cừu.
  • Thịt gia cầm: Gà tây, vịt.
  • Cá: Cá ngừ, cá thu, cá hồi.
  • Trứng: Lòng đỏ trứng gà.
  • Trái cây sấy khô: Mơ, mận nho sấy khô.
  • Rau xanh: Rau bina, cải ngọt, cải xoăn, súp lơ.
  • Bánh mì nguyên hạt: Bánh mì lúa mạch đen, bánh mì ngũ cốc.
  • Ngũ cốc tăng cường: Ngũ cốc ăn sáng bổ sung sắt.

Gãy xương chày nên kiêng gì?

Các thực phẩm không có lợi cho người đang bị gãy xương chày bao gồm:

1. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Thường xuyên ăn đồ chiên rán hay các món xào sẽ khiến bạn bị tăng cân. Điều này có thể làm tăng áp lực lên xương chày và khiến xương lâu lành.

Hơn nữa, thói quen ăn nhiều dầu mỡ còn ức chế quá trình hấp thụ canxi của cơ thể và khiến máu lưu thông kém. Tổn thương không được nuôi dưỡng tốt sẽ lâu hồi phục hơn.

2. Kiêng uống bia, rượu

Rượu, bia và các thức uống có cồn nói chung đều không được khuyến khích sử dụng khi bạn đang bị gãy xương chày. Chúng không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe mà còn làm mất canxi, gây rối loạn quá trình sản sinh tế bào xương mới khiến cho vết gãy ở xương chày lâu lành.

Việc sử dụng bia, rượu còn làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân. Tốt nhất, bạn nên kiêng thức uống này hoàn toàn trước khi xương liền lại.

3. Thức ăn nhanh

Các món ăn chế biến sẵn, xúc xích hay lạp xưởng thường chứa nhiều dầu mỡ, muối hay đường. Chúng đều có thể làm tăng nặng triệu chứng khó chịu cho bạn.

Hơn nữa, việc sử dụng thức ăn nhanh thường xuyên còn gây tăng cân, béo phì, làm tăng áp lực cho khung xương, khiến xương chày lâu lành. Nhóm thực phẩm cũng có giá trị dinh dưỡng kém nên không được khuyến khích sử dụng ngay cả khi bạn có một cơ thể khỏe mạnh.

Thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, muối không tốt cho việc làm lành vết thương
Thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, muối không tốt cho việc làm lành vết thương

4. Đồ hộp

Người bị gãy xương bánh chè nên sử dụng thực phẩm tươi sống để chế biến thức ăn thay vì dùng đồ hộp. Thực phẩm này chứa chất bảo quản nên nếu dùng liên tục sẽ tích tụ nhiều chất độc trong cơ thể. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây hại cho xương khớp, khiến vết gãy ở xương bánh chè lâu hồi phục.

5. Không nên uống cà phê

Cà phê có tính chất lợi tiểu, làm giảm khả năng hấp thụ canxi vào cơ thể. Điều này gây bất lợi cho quá trình hồi phục xương bánh chè bị gãy. Vì vậy, tốt nhất bạn nên kiêng uống cà phê cho đến khi xương lành lại bình thường.

6. Trà đặc hay nước ngọt có gas

Tương tự như cà phê, trà đặc hay nước ngọt có gas cũng là những thức uống không tốt cho quá trình tái tạo, chữa lành xương bị gãy.

7. Muối

Ăn quá nhiều muối có thể khiến bạn mất đi hàm lượng canxi cần thiết thông qua đường nước tiểu. Vì vậy mỗi ngày bạn chỉ nên dung nạp vào người khoảng 6g muối, tương đương với 1 thìa cà phê. Muối có thể có trong thực phẩm hoặc đồ uống không có vị mặn, do đó hãy kiểm tra nhãn dán trên bao bì thật kỹ.

Các món ăn ngon tốt cho người bị gãy xương bánh chè

Từ những thực phẩm hữu ích, người bệnh có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon để thúc đẩy quá trình hồi phục của xương bánh chè, giúp xương chắc khỏe hơn. Dưới đây là một số món dễ chế biến.

1. Canh bông cải nấu sườn lợn

  • Chuẩn bị: 1 cái bông cải xanh, 500g sườn lợn, các loại gia vị.
  • Cách chế biến: Bông cải xanh rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Sườn lợn chặt nhỏ, trụng qua nước sôi cho hết bọt bẩn. Hầm sườn lượn khoảng 30 phút rồi tiếp tục bỏ bông cải xanh vào nấu đến khi chín mềm. Cuối cùng chỉ cần nêm nếm gia vị cho vừa miệng là bạn đã có ngay một món canh để ăn với cơm, vừa ngon miệng vừa giúp xương bị gãy nhanh liền.

2. Cá hồi áp chảo sốt bơ tỏi

  • Chuẩn bị: 200g cá hồi, bơ, tỏi băm, rượu trắng, tiêu, chanh và muối
  • Cách chế biến: Rửa sạch cá hồi rồi ướp với một ít rượu trắng, tiêu, nước cốt chanh cùng muối trong 15 phút để thịt cá đậm đà và không còn mùi tanh. Bắc chảo lên bếp, đun nóng, bỏ vào tí dầu rồi áp chảo hai mặt cá cho chín đều, bỏ ra đĩa. Phần sốt bạn phi thơm tỏi bằng bơ rồi vắt vào chút nước cốt chanh là được. Khi dùng, rưới nước sốt trực tiếp lên trên cá và thưởng thức khi còn nóng.

3. Món gà ác hầm tam thất

  • Chuẩn bị: Gà ác (1 con), một ít hạt sen, long nhãn và bột tam thất (hoặc củ)
  • Cách chế biến: Trước tiên, bạn sơ chế gà cho sạch sẽ, bỏ nội tạng rồi rửa với rượu trắng để loại bỏ mùi tanh. Bỏ gà cùng tất cả các nguyên liệu khác vào trong nồi hầm khoảng 1 tiếng. Món gà hầm tam thất có mùi thơm nhẹ của thuốc bắc và rất bổ dưỡng cho người bị gãy xương bánh chè.

Trên đây chính là những gợi ý cho thắc mắc gãy xương bánh chè nên ăn gì và kiêng gì. Cùng với việc duy trì một chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại, vận động mạnh để tránh tác động đến vết gãy.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android