Gen Di Truyền Chiếm Bao Nhiêu Phần Trăm Chiều Cao?

Gen di truyền là một trong những yếu tố quyết định đến chiều cao của cơ thể nhưng chiếm tỷ lệ không cao. Chiều cao cơ thể vẫn có thể phát triển tốt nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động thường xuyên và được chăm sóc đúng cách.

Gen di truyền có tác động đến chiều cao của cơ thể nhưng không hoàn toàn
Gen di truyền có tác động đến chiều cao của cơ thể nhưng không hoàn toàn

Gen di truyền chiếm bao nhiêu phần trăm chiều cao?

Theo nguyên tắc, bạn có thể dự đoán chiều cao của một đứa trẻ dựa trên chiều cao của bố và mẹ. Nếu bố mẹ có chiều cao hạn chế thì chiều cao của đứa trẻ cũng bị chi phối bởi điều này. Thông thường, chiều cao của con sẽ được ước tính dựa vào công thức sau đây:

  • Chiều cao con trai = ((chiều cao mẹ + 15cm)+ chiều cao bố)/2
  • Chiều cao con gái = ((chiều cao bố – 15cm) + chiều cao mẹ)/2

Tuy nhiên, gen di truyền không phải là yếu tố dự đoán chiều cao duy nhất. Thông thường, yếu tố này chỉ chiếm khoảng 23% chiều cao của cơ thể. Còn 77% còn lại sẽ dựa vào tác động của một số yếu tố khác như dinh dưỡng, tập luyện, giấc ngủ,…

Nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ mới tìm được một số biến biến thể gen gây ảnh hưởng đến chiều cao cơ thể như biến thể trong gen FGFR 3, FBN1, GH1, EVC và GPC3. Tuy nhiên, phần lớn chiều cao sẽ được kiểm soát bởi sự kết hợp của các biến thể gen di truyền này. Vì vậy, mỗi biến thể chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến sự thay đổi chiều cao của cơ thể.

Nếu trẻ sẽ có chiều cao thấp hoặc cao hơn nhiều so với bố mẹ và những người thân khác trong gia đình thì phần lớn là chịu tác động từ các yếu tố khác ngoài gen di truyền.

Chiều cao cơ thể còn chịu tác động từ nhiều yếu tố khác ngoài gen di truyền
Chiều cao cơ thể còn chịu tác động từ nhiều yếu tố khác ngoài gen di truyền

Các yếu tố tác động đến chiều cao khác

Như được nhắc đến ở trên, chiều cao cơ thể người còn chịu tác động từ nhiều yếu tố khác ngoài gen di truyền. Nếu bố mẹ có chiều cao không tốt sẽ di truyền cho thế hệ sau. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể thay đổi triển vọng chiều cao của trẻ thông qua các yếu tố khác như dinh dưỡng, chăm sóc y tế,…

+ Chế độ dinh dưỡng

Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng về thể chất và tầm vóc của trẻ. Thống kê y khoa cho thấy, dinh dưỡng quyết định khoảng 32% chiều cao cơ thể, cao hơn cả yếu tố gen di truyền. Để trẻ có thể phát triển chiều cao một cách tốt nhất, thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ phải cung cấp đủ protein, vitamin và canxi cho cơ thể. Mẹ nên cho trẻ sử dụng đa dạng các loại thực phẩm để có thể phát triển một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần kiểm soát khẩu phần ăn của con để có thể duy trì cân nặng ở mức phù hợp. Tránh tình trạng con bị thừa cân béo phì, tạo áp lực lớn lên khung xương và ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của cơ thể. Ngược lại, nếu cơ thể trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất sẽ gây ra tình trạng quá gầy, điều này cũng tác động không tốt quá trình phát triển chiều cao.

+ Vận động

Bơi lội là bộ môn thể thao tăng chiều cao rất tốt dành cho trẻ em
Bơi lội là bộ môn thể thao tăng chiều cao rất tốt dành cho trẻ em

Thống kê y khoa cho thấy, những trẻ thường xuyên vận động sẽ có khung xương phát triển và chắc khỏe hơn so với những trẻ lười vận động. Nếu trẻ thường xuyên tham gia các bộ môn thể thao như bơi lội, nhảy dây, chạy bộ, bơi lội,… sẽ giúp xương khớp trở nên dẻo dai và làm tăng sinh hormone tăng trưởng. Điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển chiều cao ở trẻ.

Đồng thời, tập luyện còn kích thích hệ cơ xương phát triển, cải thiện độ dài và độ dày của xương. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé tập luyện vừa sức và thực hiện các bài tập phù hợp với lứa tuổi. Nếu trẻ vận động quá sức hoặc mang vác vật nặng thường xuyên cũng sẽ kìm hãm sự phát triển chiều cao của cơ thể.

+ Nội tiết tố

Khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì, nội tiết tố sẽ là yếu tố điều chỉnh sự phát triển của cơ thể. Lúc này, chiều cao cơ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi hormone tăng trưởng, hormone tuyến giáp và hormone sinh dục,… Nếu nồng độ các loại hormone này bị thay đổi bất thường sẽ gây ảnh hưởng đến chiều cao cơ thể. Ví dụ như, trẻ mắc bệnh suy giáp hoặc rối loạn tuyến yên sẽ thấp hơn so với chiều cao trung bình của bố mẹ.

Rối loạn nội tiết tố cũng có thể khiến chiều cao tăng lên hoặc phát triển chậm bất thường nhưng khá hiếm gặp. Ví dụ như hội chứng người khổng lồ do cơ thể sản sinh ra quá nhiều hormone tăng trưởng. Ở những trường hợp này, bố mẹ cần cho trẻ điều trị y tế ngay từ sớm để tạo điều kiện cho chiều cao phát triển bình thường. Nếu điều trị quá trễ khi trẻ đã ở độ tuổi trưởng thành sẽ không mang lại hiệu quả tích cực.

Dùng liệu pháp hormone tăng trưởng chiều cao với những trẻ bị thấp bé do thiếu hormone này
Dùng liệu pháp hormone tăng trưởng chiều cao với những trẻ bị thấp bé do thiếu hormone này

+ Rối loạn bẩm sinh

Chiều cao cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn bẩm sinh. Thông thường, trẻ sẽ có chiều cao thấp hơn bình thường nếu bị loạn sản sụn xương hoặc mắc phải hội chứng Turner. Còn với những trẻ mắc phải hội chứng Marfan hoặc Klinefelter sẽ có chiều cao cao hơn bình thường.

Với những thông tin trên thì ta thấy được, chiều cao của con có tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình chăm sóc của bố mẹ và sự cố gắng của con.  Trường hợp bố mẹ có chiều cao tốt cũng không nên quá chủ quan trong việc thúc đẩy phát triển chiều cao ở trẻ. Để con có thể phát triển chiều cao một cách tốt nhất, mẹ nên rèn luyện cho con thói quen ăn uống khoa học, thường xuyên vận động, ngủ đúng giờ và đủ giấc, duy trì tư thế thẳng đứng,…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android