Dấu Hiệu Giai Đoạn Đầu Của Bệnh Gút và Cách Điều Trị

Bệnh gút khi mới tiến triển ở giai đoạn đầu chưa gây tổn thương nghiêm trọng đến khớp nên việc điều trị sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Lúc này, người bệnh chỉ cần dùng thuốc theo đơn kê kết hợp với lối sống tích cực và thói quen ăn uống khoa học để làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Khi bệnh đã gây ra triệu chứng, bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị chuyên khoa.

Bệnh gút khi mới tiến triển ở giai đoạn đầu sẽ không quá nguy hiểm và dễ kiểm soát
Bệnh gút khi mới tiến triển ở giai đoạn đầu sẽ không quá nguy hiểm và dễ kiểm soát

Gút là bệnh gì? Các giai đoạn của bệnh

Gút thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, đây là một dạng viêm cấp tính tại khớp. Bệnh khởi phát khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao quá mức, dần tích tụ tại khớp dưới dạng tinh thể muối và kích thích gây viêm. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là sưng viêm, tấy đỏ, đau nhức đột ngột và dữ dội tại khớp. Khi bị gút, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi vận động và gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, nam giới từ 30 – 60 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa do ảnh hưởng từ thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học ở người trẻ. Dựa vào mức độ tiến triển và mức độ nguy hiểm của bệnh lý mà y khoa đã chia gút thành các giai đoạn cụ thể sau đây:

1. Giai đoạn acid uric tăng cao: Ở giai đoạn này, nồng độ acid trong máu đã tăng cao nhưng chưa gây tổn thương thực thể tại khớp. Vì vậy, các triệu chứng cơ năng của bệnh gút ở giai đoạn này vẫn chưa xuất hiện. Bạn chỉ có thể phát hiện ra bệnh thông qua xét nghiệm y khoa. Bác sĩ cho biết, ở giai đoạn này bệnh tiến triển rất chậm, nếu được phát hiện sớm bạn có thể điều chỉnh nồng độ acid uric trong máu về trạng thái cân bằng và ngăn ngừa khởi phát cơn đau gút cấp tính.

Nồng độ acid trong máu tăng cao nhanh chóng là điều kiện để bệnh gút khởi phát
Nồng độ acid trong máu tăng cao nhanh chóng là điều kiện để bệnh gút khởi phát

2. Giai đoạn gút cấp tính: Cơn đau gút cấp tính thường khởi phát khi bạn tiêu thụ quá nhiều hải sản, thịt đỏ hoặc rượu bia trong thời gian ngắn. Lúc này, acid uric dư thừa trong máu sẽ nhanh chóng kết tinh thành tinh thể muối, dần lắng đọng tại khớp và kích thích phản ứng viêm xảy ra. Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh gút biểu hiện ra bên ngoài rõ rệt nhất và gây ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh. Có một số trường hợp chỉ bị đau gút cấp tính duy nhất một lần nếu có biện pháp kiểm soát và điều trị đúng cách sau đó. Còn đa số các trường hợp đều bị đau gút cấp tính kéo dài từ 1 – 3 năm.

3. Giai đoạn tổn thương khớp: Ở giai đoạn này, triệu chứng của bệnh biểu hiện ra bên ngoài sẽ ít hơn giai đoạn cấp tính nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiến triển của bệnh. Nếu người bệnh không có các biện pháp kiểm soát tốt trong giai đoạn này, tổn thương tại khớp sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng, gây phá hủy khớp và đầu xương. Lúc này, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi vận động nhưng không thấy bất kỳ triệu chứng đặc trưng nào của bệnh gút. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn này, người bệnh cần dùng thuốc Tây y kết hợp với lối sống tích cực để kiểm soát nồng độ acid uric trong máu.

Xuất hiện hạt tophi là dấu hiệu của bệnh gút ở giai đoạn cuối
Xuất hiện hạt tophi là dấu hiệu của bệnh gút ở giai đoạn cuối

4. Giai đoạn xuất hiện hạt tophi: Đây được xem là giai đoạn cuối của bệnh gút. Lúc này, tinh thể muối urat đã bám chặt vào khớp với số lượng nhiều và hình thành nên các hạt tophi. Các hạt này thường không gây đau nhức nhưng sẽ chèn ép lên khớp gây biến dạng khớp. Lúc này, khả năng vận động của người bệnh sẽ suy giảm đáng kể và làm gia tăng nguy cơ tàn phế. Ở giai đoạn này, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến khớp mà còn tác động tiêu cực đến tim mạch, thận, huyết áp,…

Dấu hiệu giai đoạn đầu của bệnh gút

Gút là bệnh lý mãn tính nguy hiểm và dễ phát sinh biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Việc phát hiện và điều trị bệnh ngay từ sớm sẽ làm tăng khả năng phục hồi tổn thương do bệnh gây ra, rút ngắn thời gian phục hồi và ít tốn kém chi phí điều trị. Ngược lại, khi tổn thương tại khớp đã trở nên nặng nề thì việc phục hồi tổn thương sẽ rất khó khăn và tốn kém chi phí. Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh gút ở giai đoạn đầu bạn cần nắm rõ để sớm phát hiện ra bệnh:

  • Tinh thể muối urat tích tụ tại khớp gây viêm sưng và nóng đỏ, thường gặp là khớp ngón chân cái. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây tổn thương đến một số khớp khác như khớp đầu gối, khớp bàn chân, mắt cá chân, khớp ngón tay,…
Gút gây ra triệu chứng viêm đau và tấy đỏ tại khớp bị tổn thương
Gút gây ra triệu chứng viêm đau và tấy đỏ tại khớp bị tổn thương
  • Xuất hiện triệu chứng đau nhói nghiêm trọng tại vùng khớp bị viêm vào giữa đêm. Sau khoảng 12 – 24 giờ kể từ khi khởi phát cơn đau, triệu chứng đau nhức sẽ tiến triển nhanh chóng gây đau nhức nặng nề.
  • Nhiều trường hợp chỉ bị đau nhức từ 4- 12 giờ rồi giảm dần, nhưng cũng có trường hợp bị đau nhức kéo dài đến vài tuần liền.
  • Khi bệnh gút khởi phát triệu chứng viêm, người bệnh phải đối mặt với một số triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, cơ thể thường xuyên mệt mỏi,…
  • Vùng khớp bị tổn thương có dấu hiệu sưng mềm, tấy đỏ và ấm nóng khi sờ vào. Quan sát sẽ thấy vùng da bao bọc bên ngoài căng bóng, đôi khi là bong tróc.
  • Đau nhức khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động và thực hiện các hoạt động sống hàng ngày. Nếu người bệnh lười vận động, các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên ngày càng tồi tệ hơn.

Các triệu chứng của bệnh gút ở giai đoạn đầu thường chỉ diễn ra từ 1 -2 tuần rồi dần thuyên giảm. Điều này đã khiến nhiều người lầm tưởng rằng bệnh lý này đã thuyên giảm nên không tiếp tục thăm khám và điều trị. Nếu người bệnh không duy trì các thói quen điều trị dự phòng, bệnh gút sẽ nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Cách điều trị bệnh gút ở giai đoạn đầu

Thăm khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh gút
Thăm khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh gút

Khi phát hiện bản thân bị gút, bạn không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh để có thể đưa ra phương án giải quyết đúng đắn. Việc làm cần thiết lúc này là đến bệnh viện làm kiểm tra nồng độ acid uric trong máu và xác định mức độ tiến triển của bệnh. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị nội khoa giúp cải thiện triệu chứng của bệnh và hỗ trợ đào thải acid uric trong máu. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh gút ở giai đoạn đầu được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo: 

Điều trị bằng thuốc Tây y

Khi bị gút, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh loại thuốc điều trị cũng như liều lượng sao cho phù hợp. Các loại thuốc thường được kê đơn là:

  • Thuốc Colchicin
  • Thuốc giảm đau thông thường
  • Thuốc kháng viêm không steroid
  • Thuốc corticoid đường tiêm
  • Thuốc giảm acid uric hoặc ức chế tổng hợp acid uric
Dùng thuốc Tây y theo đơn kê để cải thiện triệu chứng của bệnh
Dùng thuốc Tây y theo đơn kê để cải thiện triệu chứng của bệnh

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả mang lại. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng tại nhà để tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Gút là bệnh lý mạn tính, cần phải điều trị trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây y kéo dài sẽ phát sinh tác dụng phụ gây hại đến gan thận. Sau khi tình trạng viêm cấp tính đã được kiểm soát tốt bằng cách dùng thuốc Tây, người bệnh nên chuyển sang dùng thuốc Đông y để hỗ trợ đào thải acid uric và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Thuốc Đông y có nguồn gốc là thảo dược nến có độ an toàn cao, khi bạn sử dụng kéo dài sẽ không gây hại đến gan thận mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hai bài thuốc Đông điều trị gút được sử dụng phổ biến là:

+ Bài thuốc số 1:

  • Chuẩn bị: 16 gram tỳ tải, 12 gram sinh địa, 12 gram trạch tả, 12 gram cát căn, 12 gram bạch truật, 12 gram chỉ xác, 12 gram xương truột, 12 gram bạch thược, 12 gram thanh bì, 12 gram bạch linh, 10  gram thanh bì, 2 gram cam thảo, 1 quả táo.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch số dược liệu trên rồi cho vào ấm sắc cùng với 5 bát nước. Sắc trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 3 bát thì tắt bếp. Chắt lấy lượng nước sắc thu được, chia thành 3 phần sử dụng để uống 3 lần trong ngày.
Điều trị bệnh gút bằng thuốc Đông y có độ an toàn cao
Điều trị bệnh gút bằng thuốc Đông y có độ an toàn cao

+ Bài thuốc số 2:

  • Chuẩn bị: Chuẩn bị 20 gram cốt khí, 20 gram thổ phục linh, 12 gram uy linh tiên, 12 gram mộc qua, 12 gram trạch tả, 12 gram ngưu tất, 12 gram cát căn, 12 gram hoàng bá, 12 gram sinh địa, 12 gram xương truột, 10 gram phòng phong, 4 gram cam thảo, 3 quả táo.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu, đem sắc cùng với 5 bát nước cho đến khi cạn còn 3 bát là được. Chia nước sắc thu được thành 3 phần sử dụng để uống 3 lần trong ngày.

Biện pháp phòng ngừa gút tiến triển nặng

Sau khi triệu chứng của bệnh gút giai đoạn đầu đã được kiểm soát tốt bằng phương pháp điều trị y tế, người bệnh cũng nên có các biện pháp điều trị dự phòng để ngăn ngừa cơn gút cấp tính tái phát trở lại, gây tổn thương nghiêm trọng tại khớp và phát sinh biến chứng. Một số điều mà bạn cần lưu ý để phòng ngừa bệnh gút tiếp tục tiến triển nặng là:

  • Đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách lên thực đơn ăn uống hỗ trợ điều trị gút. Lúc này, bạn cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu như nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ, thuốc lá, rượu bia,…
Hải sản là nhóm thực phẩm mà người bị gút nên tránh sử dụng
Hải sản là nhóm thực phẩm mà người bị gút nên tránh sử dụng
  • Bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm có tác dụng cân bằng nồng độ acid uric trong máu như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc và các loại đậu ít nhân purin. Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng đào thải acid uric thông qua thận, nên ưu tiên các loại thức uống có tác dụng lợi tiểu. 
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cải thiện độ dẻo dai của xương khớp, duy trì khả năng vận động và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý. Chú ý, điều chỉnh cường độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, không tập luyện quá sức.
  • Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để làm kiểm tra nồng độ acid uric trong máu và mức độ đáp ứng điều trị của cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn sớm phát hiện dấu hiệu bất thường để có thể đưa ra biện pháp can thiệp đúng cách.
  • Điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực như cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh lao động nặng hoặc làm việc quá sức, ngủ đúng giờ và đủ giấc,… Tránh để đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng, điều này sẽ tạo cơ hội cho cơn gút cấp tính khởi phát.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh gút ở giai đoạn đầu bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Bệnh gút khi được phát hiện sớm ngày từ giai đoạn đầu sẽ làm tăng khả năng điều trị khỏi và việc điều trị cũng trở nên đơn giản hơn. Vì thế, bạn cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân và nhanh chóng thăm khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android