Giãn Dây Chằng Chườm Nóng Hay Lạnh?

Nên chườm lạnh ngay sau khi bị giãn dây chằng, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và cố định khu vực bị tổn thương. Chườm lạnh giúp giảm sưng viêm và đau nhức tại khớp. Chườm nóng không nên áp dụng ngay sau chấn thương, vì nó có thể làm tăng sưng tấy và không tốt cho quá trình lành tổn thương. Chườm nóng thích hợp khi có đau nhức do căng cơ, cứng khớp, hoặc tê buốt.

Chườm nóng và chườm lạnh đều nhằm mục đích giảm đau nhưng với cơ chế khác nhau. Vì thế, người bệnh cần xác định tình trạng tổn thương của bản thân để lựa chọn phương pháp giảm đau cho phù hợp. Vậy khi bị giãn dây chằng nên chườm nóng hay chườm lạnh để cải thiện. Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Thông tin cần biết về tình trạng giãn dây chằng

Giãn dây chằng là thuật ngữ chuyên khoa dùng để chỉ tình trạng dây chằng tại khớp bị căng giãn quá mức. Điều này đã khiến cho chúng bị tổn thương, dẫn đến tình trạng nứt rách. Một số nguyên nhân gây giãn dây chằng thường gặp là chấn thương, lạm dụng khớp quá mức, thay đổi tư thế vận động đột ngột,…

Đau nhức dữ dội là triệu chứng đầu tiên mà bạn phải đối mặt khi tình trạng giãn dây chằng xảy ra. Đồng thời, ngay tại khu vực bị tổn thương còn có thêm triệu chứng nóng đỏ và sưng to. Sau khi triệu chứng đau nhức đã cải thiện, bạn sẽ có cảm giác khớp lỏng lẻo và rất khó vận động.

Khi bị giãn dây chằng, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi và tiến hành nhiệt trị liệu để cải thiện các triệu chứng đau nhức. Trị liệu bằng nhiệt độ nóng hay lạnh đều có tác dụng giảm đau nhưng với cơ chế hoạt động khác nhau. Bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi áp dụng để tránh gây phản tác dụng và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Giãn dây chằng nên chườm nóng hay chườm lạnh

Chườm nóng và chườm lạnh đều có tác dụng phục hồi tổn thương và giảm đau. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động ở hai phương pháp này là khác nhau nên sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Chườm lạnh là tiến hành trị liệu bằng nhiệt độ thấp. Khi chườm lạnh, mạch máu sẽ co lại để giảm lượng máu lưu thông về khu vực bị tổn thương, mang lại hiệu quả giảm sưng viêm và đau nhức tại khớp. Còn chườm nóng là dùng nhiệt độ cao để trị liệu. Khi chườm nóng, mạch máu sẽ giãn nở giúp tăng tuần hoàn máu đến khu vực bị tổn thương, hỗ trợ chữa lành tổn thương và đẩy lùi triệu chứng đau nhức.

Nên tiến hành chườm nóng hay chườm lạnh khi bị giãn dây chằng? Giải đáp thắc mắc này chuyên gia cho biết, nên tiến hành chườm lạnh ngay sau khi bị chấn thương gây giãn dây chằng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý và cố định khu vực bị tổn thương. Các phương pháp này có tác dụng cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu tình trạng giãn dây chằng diễn ra ở mức độ nặng hoặc tái phát nhiều lần, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị chuyên khoa, giúp khắc phục hoàn toàn tình trạng này.

Chườm nóng không nên được áp dụng vào thời điểm này. Chườm nóng sẽ khiến các triệu chứng như sưng tấy, nóng đỏ,… trở nên tồi tệ hơn. Đồng thời, nhiệt độ nóng còn khiến dây chằng căng giãn nhiều hơn và không thể trở về trạng thái trung lập ban đầu. Chuyên gia cho biết, bạn chỉ nên chườm nóng khi bị đau nhức do căng cơ, cứng khớp, tê buốt,.. Ngoài ra, phương pháp này còn hỗ trợ giảm viêm và tăng khả năng vận động. Nếu đang bị đau nhức xương khớp do thời tiết, bạn cũng có thể tiến hành chườm nóng để cải thiện.

Hướng dẫn chườm lạnh chữa giãn dây chằng đúng cách

Để mang lại hiệu quả giảm sưng đau tốt nhất, bạn nên tiến hành chườm lạnh đúng cách. Chuyên gia cho biết, khi bị giãn dây chằng bạn nên tiến hành chườm lạnh từ 2 – 4 tiếng/lần và mỗi lần chườm không kéo dài quá 20 phút. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Nằm sấp trên giường rồi dùng một chiếc gối mỏng hoặc chiếc khăn tắm cuộn tròn để kê dưới dưới đầu gối. Mục đích của việc làm này là nâng khu vực bị tổn thương cao hơn so với mặt giường.
  • Cho đá lạnh vào khăn mỏng sạch, bọc kín lại rồi tiến hành chườm lên khu vực bị tổn thương. Giữ yên như vậy trong khoảng 20 phút là được, lặp lại sau khoảng 2 – 4 tiếng.
  • Ngoài cách ở trên, bạn cũng có thể dùng đá lạnh để massage trực tiếp lên khu vực bị đau nhức. Khi tiến hành chườm đá trực tiếp, bạn không nên thực hiện kéo dài quá 10 phút để tránh bị bỏng lạnh.

Lưu ý: Khi chườm lạnh cải thiện tình trạng giãn dây chằng tại nhà, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không nên quá lạm dụng việc chườm lạnh hoặc chườm lạnh quá lâu khiến da bị tổn thương.
  • Nên chườm lạnh liên tục trong 72 giờ đầu sau khi chấn thương xảy ra để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Nên nghỉ ngơi và cố định khớp sau khi chườm lạnh để ngăn ngừa tổn thương tiếp tục tiến triển, không nên cố gắng vận động hoặc đi lại.
  • Tiến hành tập yoga hoặc vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để khắc phục triệu chứng và phục hồi chức năng.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất để đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương tại dây chằng.

Bài viết trên đây là giải đáp thắc mắc “Giãn dây chằng nên chườm nóng hay chườm lạnh?” bạn có thể tham khảo. Khi tình trạng giãn dây chằng xảy ra, để cải thiện tình trạng đau nhức và sưng tấy thì bạn chỉ nên tiến hành chườm lạnh, tuyệt đối không chườm nóng hoặc dán cao nóng. Chườm nóng vào thời điểm này sẽ khiến tình trạng căng giãn dây chằng trở nên tồi tệ hơn và khó phục hồi trở lại.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android