Giãn Dây Chằng

Triệu chứng và nguyên nhân

Giãn dây chằng là tình trạng rất dễ xảy ra ở vận động viên thể thao hoặc những người phải lao động quá sức. Đây là hiện tượng dây chằng bị căng giãn quá mức, khiến khớp trở nên lỏng lẻo hơn bình thường. Điều này đã gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp và có thể phát sinh biến chứng nếu không được xử lý. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Dây chằng chính là các dải mô sợi được hình thành từ phân tử collagen. Các dải mô sợi này liên kết chặt chẽ với nhau, chúng khá cứng và có độ đàn hồi rất tốt. Chức năng chính của dây chằng là kết nối các khớp xương lại với nhau để cố định và bảo vệ đầu khớp. Trên cơ thể người, dây chằng phân bổ ở hầu hết các đầu khớp. Ví dụ như đầu khớp gối, đầu khớp cổ tay, đầu khớp cổ, đầu khớp lưng,... Tuy nhiên, kích thước và hình thái của dây chằng sẽ có sự khác nhau ở từng vị trí.

Giãn dây chằng là một trong những dạng tổn thương dây chằng thường gặp. Đây là hiện tượng cơ bị kéo căng quá mức nhưng không đứt hoàn toàn. Tình trạng này xảy ra khi có ngoại lực tác động mạnh vào chúng. Lúc này, khu vực tổn thương dây chằng sẽ có dấu hiệu sưng to, đau nhức dữ dội, hạn chế vận động,... Giãn dây chằng còn gây ảnh hưởng đến khớp xương ở khu vực này. Khớp xương sẽ trở nên lỏng lẻo hơn, tình trạng này có thể diễn ra kéo dài ngay cả khi đã khỏi bệnh.

Hình ảnh

Triệu chứng

Triệu chứng giãn dây chằng cũng khá giống với các bệnh lý đau nhức xương khớp khác, khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể nhận biết tình trạng này thông qua các dấu hiệu điển hình sau đây:

Sưng tấy, bầm tím:

  • Tổn thương dây chằng sẽ gây ra hiện tượng chảy máu bên trong khớp khiến khớp bị sưng tấy và bầm tím. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà tình trạng sưng tấy và bầm tím sẽ có sự khác nhau. Chấn thương càng mạnh thì tổn thương dây chằng sẽ ở mức càng nghiêm trọng.
  • Tổn thương xảy ra ở mức độ nghiêm trọng sẽ gây đứt dây chằng và khiến quá trình sưng tấy diễn ra nhanh chóng hơn. Điều này cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng lão hóa dây chằng diễn ra. Thông thường, tổn thương xảy ra ở các dây chằng nhỏ thì sẽ ít bị sưng tấy hơn so với dây chằng lớn.
  • Ở một số trường hợp sẽ có thêm triệu chứng sưng đỏ tại vị trí giãn dây chằng, khi dùng tay ấn vào sẽ có cảm giác đau nhói hoặc nóng ran.

Đau nhức:

  • Giãn dây chằng sẽ gây ra triệu chứng đau nhức rất khó chịu. Dựa vào mức độ tổn thương mà tính chất cơn đau sẽ có sự khác nhau ở từng trường hợp, tổn thương càng lớn thì mức độ đau nhức càng tăng.
  • Cơn đau có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau như nhẹ nhàng, âm ỉ lan rộng,... Vào những ngày trời lạnh thì cơn đau nhức và tê buốt sẽ tăng lên.
  • Nếu người bệnh thực hiện các động tác như cúi gập người, xoay người, mang vác vật nặng,... thì cơn đau nhức sẽ khởi phát một cách đột ngột rồi hết nhanh sau đó. Nhưng cũng có nhiều trường hợp bị đau nhức kéo dài từ vài giờ đến vài ngày nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.

Co cứng khớp:

  • Có cảm giác mềm khi dùng tay sờ vào vị trí xung quanh khu vực bị chấn thương.
  • Giãn dây chằng còn gây ra tình trạng co cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Người bệnh phải tiến hành massage trong một thời gian thì khớp mới có thể cử động bình thường trở lại.
  • Đôi khi khớp sẽ trở nên lỏng lẻo gây khó khăn khi cử động kèm theo co cứng khớp. Lúc này, người bệnh sẽ sẽ cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Nguyên Nhân

Giãn dây chằng có thể khởi phát ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này lại xảy ra phổ biến hơn ở những vùng khớp thường xuyên chịu tác động như khớp gối, cổ tay, lưng và bả vai. Chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng giãn dây chằng nhưng thường gặp nhất là do các tổn thương cơ học tại khớp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp mà chúng tôi tổng hợp được bạn cần nắm rõ để chủ động hơn trong việc phòng ngừa:

  • Lão hóa: Quá trình lão hóa tự nhiên bên trong cơ thể sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ khi tuổi tác tăng lên. Điều này cũng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống xương khớp, cơ bắp và dây chằng. Khi quá trình lão hóa diễn ra, quá trình sản xuất collagen sẽ ngày càng giảm. Điều này đã khiến cho dây chằng không còn chắc khỏe và linh hoạt như trước. Lúc này, dây chằng rất dễ bị tổn thương hoặc căng giãn quá mức chỉ với phải một va chạm nhẹ.
  • Tính chất công việc: Giãn dây chằng cũng có thể xảy ra ở những người trẻ có tính chất công công việc nặng nhọc như nhân viên khuân vác, bưng bê vật nặng,... Việc duy trì thói quen vận động nặng trong thời gian dài sẽ khiến dây chằng luôn trong trạng thái kéo giãn quá mức. Lâu dần sẽ gây ra hiện tượng giãn dây chằng.
  • Chấn thương: Chấn thương rất dễ gặp phải khi bạn tham gia các hoạt động sống hàng ngày. Tình trạng này thường khởi phát sau khi bị té ngã, va đập mạnh, tai nạn giao thông, vận động sai tư thế, lao động quá sức, tập thể dục thể thao sai cách,... Chấn thương khiến khớp xương và các mô mềm xung quanh bị tổn thương. Điều này đã làm gia tăng nguy cơ bị viêm khớp, trật khớp, căng cơ, giãn dây chằng,....
  • Mang thai: Giãn dây chằng là tình trạng mà chị em nào cũng đã từng gặp phải trong thời gian thai kỳ. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do áp lực từ thai nhi tác động lên hệ xương khớp và sự tăng sinh hormone relaxin bên trong cơ thể. Lúc này, dây chằng lưng phải chịu sức ép rất lớn và dẫn đến tình trạng căng giãn quá mức.
  • Bệnh lý: Giãn dây chằng cũng có thể xảy ra ở những người có tiền sử bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn,... Khi mắc phải các bệnh lý này, bạn cần có các biện pháp kiểm soát tốt để tránh phát sinh biến chứng không mong muốn.

Biến chứng

Tình trạng giãn dây chằng nếu không được can thiệp đúng cách và kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chuyên gia cho biết, khi dây chằng bị căng giãn quá mức sẽ khiến cấu trúc xương trở nên lỏng lẻo, gây ảnh hưởng đến quá trình truyền lực và mất cân bằng trong việc phân phối lực. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ tạo cơ hội cho các bệnh lý xương khớp khác khởi phát. Ví dụ như thoái hóa khớp, viêm khớp,... Nghiêm trọng hơn là bại liệt, hoại tử xương và ung thư xương.

Phòng ngừa

Tình trạng giãn dây chằng rất dễ tái phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi. Để phòng ngừa tình trạng này và hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương nhanh mang lại hiệu quả thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Hạn chế vận động quá sức, nên nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy mệt mỏi hoặc xuất hiện cảm giác đau nhức tại khớp. Cần cẩn thận khi tham gia các hoạt động sống hàng ngày để tránh bị chấn thương và dẫn đến tình trạng giãn dây chằng.
  • Thay đổi các thói quen sinh hoạt xấu gây ảnh hưởng không tốt đến khớp và dây chằng. Ví dụ như vặn mình - xoay người hoặc gập người một cách đột ngột, chơi thể thao hoặc vận động thể lực quá sức,...
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập yoga,...
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện bất thường và đưa ra biện pháp xử lý đúng cách. Ngay khi xuất hiện triệu chứng bất thường tại khớp, bạn cũng không nên chủ quan trong việc thăm khám và điều trị chuyên khoa.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Khi có các dấu hiệu giãn dây chằng, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám để được chẩn đoán và hướng dẫn xử lý. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng này thông qua một số xét nghiệm hình ảnh cần thiết, điển hình nhất là chụp x-quang và chụp MRI. Sau khi đã có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra phác đồ điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị giãn dây chằng mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc

Giãn dây chằng gây ra triệu chứng đau nhức và sưng tấy tại khớp rất khó chịu. Để làm dịu cảm giác này, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa. Dược tính trong thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Các loại thuốc thường được kê đơn là:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc có tác dụng giảm đau tức thời với những trường hợp nhẹ. Thường dùng là Tylenol và Paracetamol. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng nhóm thuốc này nếu không muốn gặp phải tác dụng phụ.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Nhóm thuốc này thường được kê đơn điều trị với những trường hợp bị đau nhức ở mức độ nặng hơn. Dược tính trong thuốc khi đi vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả chống viêm và giảm đau.
  • Glucosamine: Viên uống Glucosamine cũng có thể kê đơn để điều trị giãn dây chằng. Tác dụng chính của viên uống này là bổ sung Glucosamine cho cơ thể để nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn mới, tăng sản sinh dịch khớp và làm chậm tiến triển của các bệnh lý xương khớp.

Uống thuốc Tây y điều trị giãn dây chằng mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng và khá tiện lợi khi sử dụng nên được rất nhiều người áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.

Can thiệp ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa nhằm mục đích giảm đau nhức và cải thiện dứt điểm tình trạng giãn dây chằng. Phương pháp này thường được chỉ định điều trị với những trường hợp bị giãn dây chằng thắt lưng không đáp ứng điều trị với các phương pháp khác.

Sau phẫu thuật, người bệnh cần phải có một khoảng thời gian tập luyện phục hồi để có thể hoạt động trở lại. Thông thường, thời gian phục hồi sẽ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng dựa vào mức độ nghiêm trọng cũng như cơ địa của mỗi người.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Khi bị giãn dây chằng ở mức độ nhẹ, ngoài việc dùng thuốc Tây y bạn cũng nên có thêm các biện pháp chăm sóc tại nhà phù hợp để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

  • Xoa bóp: Xoa bóp có tác dụng kích thích tuần hoàn máu bên trong cơ thể và mang lại hiệu quả giảm đau. Sau khi xoa bóp, tinh thần cũng trở nên thoải mái hơn, điều này cũng có tác động rất tích cực đến quá trình phục hồi. Bạn có thể tiến hành xoa bóp với tinh dầu thảo dược hoặc kem bôi có chứa hoạt chất giảm đau để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Chườm nóng, chườm lạnh: Khi bị giãn dây chằng, bạn nên tiến hành chườm lạnh rồi chườm nóng để cải thiện tình trạng bệnh. Chườm lạnh có tác dụng làm co mạch, giảm sưng viêm và đau nhức. Chườm nóng có tác dụng tăng tuần hoàn máu đến khớp để chữa lành tổn thương.
  • Băng ép: Tiến hành băng ép cố định vùng khớp đang bị tổn thương cũng có tác dụng giảm sưng tấy khá hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên băng ép quá chặt gây cản trở lưu thông máu đến khớp. Điều này sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
  • Nghỉ ngơi: Bệnh nhân giãn dây chằng cần hạn chế vận động mạnh. Thay vào đó, nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để hỗ trợ phục hồi tổn thương. Nhưng khi cơn đau đã thuyên giảm, bạn nên tiến hành vận động và xoa bóp nhẹ nhàng. Không nên ngồi nhiều khiến dây chằng bị chèn ép quá mức.
  • Tập luyện: Tập luyện đúng cách với cường độ phù hợp sẽ giúp quá trình phục hồi tổn thương tại dây chằng diễn ra nhanh chóng hơn. Người bệnh nên tập yoga hoặc tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên gia hoặc những người có chuyên môn để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Ăn uống lành mạnh: Bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm lành mạnh và giàu dưỡng chất để hỗ trợ cho quá trình phục hồi. Ví dụ như rau xanh, trái cây tươi, thịt cá, trứng sữa,... Thành phần dưỡng chất trong các loại thực phẩm này khi được cơ thể hấp thụ sẽ mang lại hiệu quả tiêu viêm, giảm đau và nâng cao sức đề kháng. Cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, chất kích thích,,,, nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Đứt dây chằng là một chấn thương dễ gặp khi bạn vận động quá mức, cần được xử lý bằng các phương pháp y khoa chuyên sâu. Điều này khiến nhiều người tự hỏi đứt dây chằng cổ chân có phải không? Nguy cơ để lại biến chứng liệu có lớn? Theo các sĩ, nếu dây chằng bị tổn thương nặng hoặc đứt hẳn thì việc mổ phẫu thuật là bắt buộc.

Xem chi tiết

Nên chườm lạnh ngay sau khi bị giãn dây chằng, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và cố định khu vực bị tổn thương. Chườm lạnh giúp giảm sưng viêm và đau nhức tại khớp. Chườm nóng không nên áp dụng ngay sau chấn thương, vì nó có thể làm tăng sưng tấy và không tốt cho quá trình lành tổn thương. Chườm nóng thích hợp khi có đau nhức do căng cơ, cứng khớp, hoặc tê buốt.

Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android