HgB Trong Máu Là Gì? Các Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa Thiếu Máu

Khi kiểm tra sức khỏe hoặc điều trị bệnh, rất nhiều người được yêu cầu lấy máu kiểm tra chỉ số HgB. Vậy HgB trong máu là gì và nó ảnh hưởng thế nào đến hoạt động sống? Bài viết sau sẽ nêu rõ vai trò, tầm quan trọng và cách xác định chỉ số HgB trong xét nghiệm máu.

HgB trong máu là gì?

HgB trong máu là gì – đây là ký hiệu viết tắt của từ Hemoglobin, tức là một loại phân tử Protein ở hồng cầu. Chất này chính là thành phần tạo nên màu đỏ của máu. Về nhiệm vụ, HgB thực hiện trao đổi khí bằng cách đưa oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể rồi nhận CO2 từ đó đưa về phổi.

Vì có nhiệm vụ quan trọng như vậy nên khi thiếu HgB, hoạt động của cơ thể cũng bị ảnh hưởng lớn. Tỷ lệ HgB có liên quan mật thiết tới bệnh thiếu máu. Xét nghiệm HgB là kỹ thuật quan trọng nhằm xác định hàm lượng Hemoglobin trong một đơn vị máu. Từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của người bệnh và lên phác đồ điều trị, cải thiện các vấn đề liên quan.

Giá trị chỉ số HgB của nam và nữ là khác nhau. Cụ thể, khung tham chiếu HgB ở nam giới là 13 đến 16 g/dl, ở nữ là 12.5 đến 14.2 g/dl.

HgB trong máu là gì?
HgB trong máu là gì?

Ý nghĩa chỉ số HgB

HgB là một trong ba chỉ số quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng thiếu máu. Trong đó, HgB cho biết hàm lượng huyết sắc tố, còn RBC trong máu là chỉ số số lượng hồng cầu và HCT là dung tích hồng cầu.

Khi xét nghiệm cho thấy chỉ số HgB tăng, có thể bạn đang gặp phải tình trạng mất nước hoặc bị bệnh ở tim, phổi. Trường hợp HgB giảm là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu máu, bị phản ứng gây tan máu hoặc chảy máu.

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, tình trạng thiếu máu của người bệnh được xác định khi chỉ số HgB như sau:

  • Nam giới có hàm lượng HgB thấp hơn 13g/dl.
  • Phụ nữ có hàm lượng HgB dưới 12g/dl.
  • Người lớn tuổi, trẻ nhỏ hoặc chị em mang bầu có hàm lượng HgB dưới 11g/dl.

Ngoài ra, khi có 2 trong ba chỉ số (HgB, HCT, RBC) thấp hơn bình thường thì đều được coi là thiếu máu. Khi đó, bác sĩ cần dựa trên kết quả cụ thể để quyết định có cần truyền máu hay không.

Trên lâm sàng, các chuyên gia cũng dựa vào chỉ số HgB trong máu để ra quyết định truyền máu, theo đó:

  • Khi chỉ số HgB lớn hơn 10g/dl, nhỏ hơn mức tiêu chuẩn thì người bệnh bị thiếu máu nhẹ và không cần truyền máu.
  • HgB đạt từ 8 đến 10g/dl, người bệnh bị thiếu máu ở mức vừa, cần cân nhắc về nhu cầu truyền máu.
  • Chỉ số HgB từ 6 đến 8g/dl, người đó bị thiếu máu nặng và cần truyền máu.
  • Khi HgB dưới 6g/dl, bệnh nhân cần được truyền máu cấp cứu ngay.

Cần chú ý rằng, chỉ số HgB chênh lệch phần nhiều là do thiếu máu, tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh nhân bị giảm HgB do tác động của quá trình xét nghiệm. Chẳng hạn như:

  • Do đặt garo quá lâu khi lấy máu khiến máu bị cô đặc.
  • Vì số lượng bạch cầu, lipid máu ảnh hưởng khiến kết quả xét nghiệm HgB tăng giả.
  • Tế bào máu bị vỡ trong quá trình làm xét nghiệm.

[pr_middle_post]

Chỉ số HgB chênh lệch phần nhiều là do thiếu máu
Chỉ số HgB chênh lệch phần nhiều là do thiếu máu

Ngoài ra, những người hay hút thuốc lá hoặc sống lâu năm ở miền núi cao, người dùng thuốc có tác dụng phụ làm tăng hoặc giảm Hemoglobin cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Nguyên nhân gây giảm HgB trong máu là gì?

Như đã nói ở trên, khi xét nghiệm máu phát hiện hàm lượng HgB giảm là biểu hiện của bệnh thiếu máu. Vậy nguyên nhân nào khiến cho HgB bị giảm? Theo giới chuyên gia, có nhiều lý do khiến người bệnh bị giảm Hemoglobin trong máu. Ví dụ, số lượng tế bào máu được hình thành giảm so với bình thường, tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh trong khi số được tạo ra chưa đủ, mất máu do vết thương… Bên cạnh đó, ở nữ giới, chị em còn bị thiếu máu khi đến kỳ kinh nguyệt. Những người hiến máu thường xuyên cũng có khả năng bị giảm HgB.

Nếu chỉ số HgB ở mức 7.4 trở xuống, người bệnh bị thiếu máu nặng. Lúc này, cơ thể sẽ có biểu hiện da xanh nhợt nhạt, chóng mặt, tim đập nhanh, mất sức nhiều khi làm việc.

Một số nguyên nhân gây thiếu máu thể hiện ra ở chỉ số HgB bao gồm:

  • Thiếu sắt: Nếu chế độ ăn của bạn không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết hoặc cơ thể kém hấp thu sắt, chỉ số HgB trong máu sẽ giảm.
  • Thiếu máu ác tính: Nguyên nhân thiếu máu ác tính làm giảm HgB trong máu là gì? Đó là do chế độ ăn hàng ngày của bạn thiếu lượng vitamin B12 cần thiết hoặc cơ thể khó hấp thu nhóm vitamin này.
  • Thiếu máu bất sản: Đây là tình trạng cơ thể không sản sinh đủ lượng hồng cầu, tiểu cầu trong khi các tế bào này đã bị phá hủy nhiều hơn mức tiêu chuẩn. Điều này cũng làm giảm hàm lượng HgB trong máu.
  • Mất máu: Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt hoặc người bị thương, đang trải qua phẫu thuật… sẽ có một lượng hồng cầu còn tuổi thọ nhưng bị loại khỏi cơ thể. Trong khi đó tủy sống chưa kịp sản sinh tế bào mới, dẫn đến mất máu và giảm HgB.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp mất máu làm giảm chỉ số HgB liên quan đến bệnh lý. Đó là bệnh ở tủy xương, bệnh bạch cầu, bệnh đường tiêu hóa, các rối loạn ở thận, gan, rối loạn viêm… Phụ nữ sau sinh có chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt cũng dễ bị giảm HgB.

Triệu chứng thiếu HgB cần lưu ý

Khi tìm hiểu HgB trong máu là gì, bạn cần lưu ý đến các triệu chứng gây thiếu máu. Đó là:

Nhức đầu, ù tai là một trong các biểu hiện thiếu HgB
Nhức đầu, ù tai là một trong các biểu hiện thiếu HgB
  • Hay có biểu hiện ù tai, hoa mắt, đặc biệt khi thay đổi tư thế bất chợt hoặc hoạt động quá mức.
  • Có biểu hiện mệt mỏi, hụt hơi khi thở ngắn, người lừ đừ, tim đập nhanh.
  • Giảm trí nhớ và hay nhức đầu, mất ngủ, mất tập trung, hay ngủ gật.
  • Mỏi tê tay chân, giảm khả năng lao động trí óc lẫn chân tay.
  • Đau ở ngực trái trước tim và dễ hồi hộp.
  • Da xanh xao hoặc vàng sạm, da mặt và bàn tay nhợt nhạt.
  • Hay rụng tóc, gãy móng tay chân.

Nếu thấy các biểu hiện như trên, rất có thể bạn đang bị thiếu máu, giảm HgB. Cần đến cơ sở y tế lấy mẫu máu để xác định chỉ số xét nghiệm huyết học HgB và một số kỹ thuật khác có liên quan như xét nghiệm LYM, PLT trong máu, đồng thời điều trị ngay khi cần thiết.

Cách phòng ngừa thiếu HgB trong máu là gì?

Thiếu HgB trong máu cho biết cơ thể bạn không đủ máu nuôi dưỡng cơ thể. Vậy cách phòng ngừa hiện tượng này như thế nào là khoa học? Các bác sĩ cho hay, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất chính là cách tốt nhất để đảm bảo hàm lượng HgB trong máu. Theo đó, bạn nên:

Nên bổ sung đủ sắt và axit folic trong bữa ăn để ngừa thiếu máu
Nên bổ sung đủ sắt và axit folic trong bữa ăn để ngừa thiếu máu
  • Bổ sung đầy đủ sắt và axit folic trong bữa cơm thường ngày. Nhóm chất này có nhiều trong thịt, cá, sữa, các loại rau màu xanh, hạt đậu và trứng. Bên cạnh đó cần sử dụng chế phẩm từ đậu nành vì nó chứa nhiều vitamin nhóm B12.
  • Bạn cũng cần ăn nhiều trái cây giàu vitamin C. Dưỡng chất này sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt và axit folic tốt hơn, đồng thời tăng đề kháng cho cơ thể.
  • Có thể uống thêm sắt, axit folic để cải thiện tình trạng thiếu máu nếu cần thiết. Chú ý nên uống thực phẩm bổ sung này vào giữa 2 bữa ăn, không uống cùng trà hoặc sữa.
  • Chú ý đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần và kiểm tra chỉ số HgB trong máu cùng các chỉ số liên quan để phát hiện sớm các bất thường của cơ thể.

HgB trong máu là gì, câu trả lời đã được nêu rõ. Đó chính là hàm lượng Hemoglobin – một loại protein có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Để đảm bảo không bị thiếu máu, bạn nên thực hiện chế độ ăn khoa học và kiểm tra chỉ số HgB bằng cách xét nghiệm máu định kỳ.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Axit axetic được dùng trong trường hợp biểu hiện sùi mào gà mọc ở sâu trong cơ thể

Tổng Hợp Thông Tin Cần Biết Về Xét Nghiệm Sùi Mào Gà Hiện Nay

Xét nghiệm sùi mào gà có những phương pháp nào, ở đâu an toàn, nhanh chóng là những vấn đề...

Xét nghiệm double test

Xét Nghiệm Double Test Là Gì, Giá Bao Nhiêu Tiền? 

Xét nghiệm Double test là phương pháp xác định dị tật thai nhi thường được bác sĩ khuyên làm cho...

Phân tích chỉ số máu sẽ giúp phát hiện ra nhiều bệnh

Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Cơ Bản, Ý Nghĩa Và Giá Trị Tiêu Chuẩn

Việc phân tích mẫu máu được thực hiện bằng hệ thống máy tự động hoặc thủ công đều nhằm làm...

Xét nghiệm chức năng thận là cần thiết

Các Phương Pháp Xét Nghiệm Chức Năng Thận Và Ý Nghĩa Chẩn Đoán

Xét nghiệm chức năng thận rất cần thiết trong kiểm tra sức khỏe. Bởi lẽ, thận là cơ quan quan...