Hóa Trị Ung Thư Dạ Dày

Tổng quan

Hóa trị ung thư dạ dày là liệu pháp có tác dụng tiêu diệt các khối u ác tính thông qua các loại thuốc uống hay truyền dịch. Ưu điểm của phương pháp này là không gây đau đớn, không xâm lấn nhưng khuyết điểm là có rất nhiều tác dụng phụ, hầu như được kết hợp với các phương pháp khác để điều trị chứ ít được sử dụng đơn độc. Tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp này tại bài viết sau của Vietmec.

Tổng quan

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư dạ dàyphổ biến vì đem lại nhiều kết quả khả quan. Theo đó bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại hóa chất bằng đường uống hay truyền qua tĩnh mạch cho cơ thể. Những hóa chất này có tác dụng phá vỡ cấu trúc của các tế bào ung thư, kìm hãm sự phát triển của các khối u để ngăn chặn nguy cơ tiến triển hay xâm lấn sang các cơ quan khác.

Hóa trị ung thư dạ dày giúp loại bỏ và thu nhỏ dần kích thước khối u ác tính
Hóa trị ung thư dạ dày giúp loại bỏ và thu nhỏ dần kích thước khối u ác tính

Trongđiều trị ung thư dạ dày, hóa trị thường được sử dụng ở những giai đoạn 1 trở lên, giai đoạn 0 nếu chưa có dấu hiệu xâm lấn quá nhiều có thể chưa được sử dụng. Bên cạnh đó tùy mục đích, giai đoạn, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp hóa trị với các phương pháp khác như phẫu thuật hay xạ trị để đảm bảo loại bỏ triệt để được khối u.

Tại sao nó được thực hiện

Những thời điểm được sử dụng hóa trị như sau:

  • Hóa trị trước phẫu thuật: hay còn gọi  là hóa trị tân bổ dược. Lúc này việc thực hiện hóa trị nhằm mục đích thu nhỏ các khối u ác tính, có kích thước lớn hay nằm ở những vị trí khó. Khi khối u đã thu nhỏ đến mức độ phù hợp bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật đưa khối u ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Hóa trị sau phẫu thuật: hay hóa trị bổ trợ được thực hiện sau khi phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ hết các tế bào ung thư ác tính nhỏ, nằm rải rác còn sót lại. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại và đem đến sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân.
  • Hóa trị triệu chứng: Ở những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối không thể phẫu thuật do tuổi cao, không đủ sức khỏe bác sĩ sẽ chỉ định hóa trị tạm thời để kìm hãm sự phát triển của khối u, giúp giảm đau đớn cho bệnh nhân và kéo dài cuộc sống lâu hơn một chút.

Bản chất của hóa trị là được đi theo đường máu nên có thể phân bố đến khắp các cơ quan trong cơ thể nên có thể giúp loại bỏ được cả các tế bào ung thư rải rác mà việc phẫu thuật không thể thực hiện. Tuy nhiên để điều trị ung thư dạ dày thành công hóa trị vẫn là phương pháp bổ trợ còn phương pháp chính quan trọng vẫn là cần thực hiện phẫu thuật.

Nguy cơ

Hóa trị ung thư dạ dày đem đến những tác dụng phụ gì cũng là vấn đề rất nhiều người bệnh lo lắng. Do các hóa chất sẽ đi trực tiếp vào máu và có thể làm ảnh hưởng đến cả các tế bào lành lặn nên việc gặp các tác dụng phụ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên do hóa trị có khá nhiều tác dụng phụ khiến tinh thần bệnh nhân dễ mệt mỏi, sa sút và có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị nên bác sĩ sẽ luôn trao đổi trước để người bệnh có thể chuẩn bị tinh thần tốt hơn.

Những tác dụng phụ thường gặp

  • Nôn ói: đây là triệu chứng phổ biến nhất ở tất cả bệnh nhân sau hóa trị. Nguyên nhân là do các hóa chất này có thể gây kích thích trung tâm nôn ở hành tủy. Nôn ói sẽ thường kèm theo tình trạng chán ăn và giảm cân sau đó. Thường bác sĩ sẽ chỉ định kèm theo các loại thuốc chống nôn để giúp bệnh nhân ổn hơn, tránh tình trạng suy kiệt
  • Cơ thể mệt mỏi: bệnh nhân sau hóa trị thường có cảm giác mệt mỏi, cơ thể suy kiệt năng lượng, không còn chút sức sống và chỉ muốn nằm một chỗ. Điều này không chỉ khiến cơ thể suy nhược mà còn ảnh hưởng đến tinh thần, thay đổi tính cách trở nên dễ cáu gắt, dễ kích động, không muốn nói chuyện với ai.
  • Rụng tóc: bệnh nhân hóa trị thường bị rụng tóc rất nhiều do những hóa chất này có thể tiêu diệt các tế bào nang tóc. Ở những người cần hóa trị lâu dài thường được khuyến khích nên cạo tóc để giúp thuận lợi cho quá trình điều trị hơn.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: do các hóa chất tiêu diệt cả các tế bào miễn dịch đồng thời tủy xương không sản xuất các tế bào mới khiến cơ thể dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm ... và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn khi sức khỏe đang suy yếu.
  • Tác dụng lên hệ tiêu hóa: bên cạnh nôn, buồn nôn người bệnh còn có thể bị tiêu chảy, liệt ruột, viêm dạ dày hay xuất huyết tiêu hóa
  • Da dễ bầm tím và chảy máu: các loại hóa chất có thể làm giảm dòng tiểu cầu giữ có nhiệm vụ ổn định chức năng đông máu, do đó khi truyền hóa chất người bệnh dễ bị bầm tím ở da, dễ bị chảy máu hơn bình thường, ở phụ nữ nếu đang trong thời kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài hơn bình thường.
  • Một số tác dụng khác: loét miệng, giảm vị giác, mất vị giác hay hội chứng chân tay miệng

Nôn ói là tác dụng phụ phổ biến nhất sau hóa trị
Nôn ói là tác dụng phụ phổ biến nhất sau hóa trị

Những tác dụng phụ nguy hiểm

  • Ảnh hưởng đến tim mạch: người bệnh có thể bị hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, hay thậm chí là suy tim nếu phải điều trị lâu dài
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: người bệnh có nguy cơ cao bị dị cảm, tê bì đầu ngón tay, điếc, ngủ lịm, suy giảm nhận thức, chân tay run rẩy, phản xạ và kỹ năng vận động chậm
  • Ảnh hưởng đến tủy xương: Giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu và tăng nguy cơ thiếu máu

Thực hiện

Trước khi hóa trị, bệnh nhân sẽ được chỉ định đi làm các xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng tế màu máu, nếu thiếu các chỉ số hồng cầu, tiểu cầu hay bạch cầu đều không thể thực hiện do có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Đồng thời các xét nghiệm gan, thận,... để đảo bảo người bệnh hoàn toàn có đủ sức khỏe, không gây biến chứng khi truyền hóa chất vào người.

Trước khi thực hiện hóa trị bác sĩ sẽ gặp gỡ để giải thích rõ cho bệnh nhân
Trước khi thực hiện hóa trị bác sĩ sẽ gặp gỡ để giải thích rõ cho bệnh nhân

Đồng thời bác sĩ cũng sẽ gặp bệnh nhân để nói rõ hơn về tình trạng bệnh và quy trình thực hiện để bệnh nhân hiểu và có thời gian chuẩn bị tâm lý trước khi thực hiện. Tương tự như xạ trị ung thư dạ dày, hóa trị cũng được thực hiện theo từng đợt, có thể kéo dài vài tháng hay 1 năm cho đến khi các xét nghiệm cho thấy các tế bào ung thư đã biến mất hoàn toàn.

Thông thường thời gian hóa trị ở bệnh nhân ung thư dạ dày sẽ kéo dài thành 3- 4 đợt, mỗi đợt diễn ra trong 1- 3 tuần và nghỉ cách 1 tháng trước khi tiến hành đợt tiếp theo. Tùy từng tình trạng và tiến triển của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng, cách truyền hóa chất và thời gian thực hiện sao cho phù hợp và an toàn nhất.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân cần phải chuẩn bị trước tâm lý, sức khỏe để đảm bảo có thể thực hiện thành công phương pháp này. Hóa trị nếu được kết hợp với phẫu thuật ung thư dạ dày thường có tỷ lệ khỏi bệnh khá cao hoặc ít nhất bệnh nhân có thể kéo dài thêm thời gian sống hạnh phúc hơn, không còn chịu đau đớn hay khó chịu nào khác.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chuyên sâu
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android