Hội Chứng Ruột Kích Thích

Triệu chứng và nguyên nhân

Hội chứng ruột kích thích là vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp với các triệu chứng đặc trưng là đầy bụng khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng,...  Bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây là bệnh lý lành tính nên không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu hội chứng ruột kích thích diễn ra kéo dài sẽ khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh bị suy giảm đáng kể.

Định nghĩa

Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn chức năng đường ruột mãn tính, bệnh có khả năng tái phát nhiều lần nhưng không gây tổn thương về mặt tổ chức hay giải phẫu tại đường ruột. Đây là bệnh lý xảy ra khá phổ biến hiện nay. Thống kê y khoa cho thấy, hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số và nữ giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn so với nam giới.

Y khoa còn gọi hội chứng ruột kích thích với nhiều cái tên khác như viêm đại tràng co thắt, bệnh đại tràng chức năng, ruột co thắt,... Đây là bệnh lý lành tính không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lại gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất tại đường ruột, gây suy nhược cơ thể và gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh trĩ.

Hình ảnh

Triệu chứng

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thường không điển hình, điều này đã khiến cho bạn dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Vì thế, ngay khi thấy cơ thể có các dấu hiệu sau đây thì bạn nên thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bệnh đúng cách:

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích. Đau bụng xảy ra khi hoạt động của cơ quan tiêu hóa bị căng giãn quá mức. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới hoặc toàn bộ vùng bụng.
  • Rối loạn tiêu hóa: Hội chứng ruột kích thích có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón, đôi khi là táo bón và tiêu chảy diễn ra xen kẽ. Hiện tượng này xảy ra khi thức ăn được vận chuyển qua ruột quá nhanh hoặc quá chậm.
  • Đầy hơi: Khi hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra tại đường ruột bị ảnh hưởng sẽ khiến thức ăn bị tồn đọng lại, sinh khí và gây ra triệu chứng đầy hơi rất khó chịu. Thông thường, tình trạng đầy hơi thường xảy ra đi kèm với đau bụng. Để giảm bớt cảm giác khó chịu này, bạn nên hạn chế bổ sung thực phẩm chứa lactose vào trong thực đơn ăn uống.
  • Thay đổi nhu động ruột: Nhu động ruột thay đổi khiến phân chậm đào thải ra ngoài. Lúc này đường ruột sẽ hấp thu một phần nước từ phân và khiến triệu chứng táo bón trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Nhưng nếu nhu động ruột diễn ra quá nhanh sẽ gây ra hiện tượng phân lỏng và tiêu chảy.
  • Mệt mỏi, khó ngủ: Khi bị hội chứng ruột kích thích, người bệnh luôn cảm thấy khó chịu trong người và gây ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ của người bệnh cũng bị ảnh hưởng đáng kể do khó ngủ, thường xuyên thức giấc,... Nếu người bệnh ngủ không đủ giấc, các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào ngày hôm sau.
  • Lo lắng, trầm cảm: Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 50% trường hợp mắc bệnh có nguy cơ bị rối loạn lo âu và trên 70% trường hợp có nguy cơ bị rối loạn trầm cảm. Việc áp dụng các biện pháp ổn định tâm trạng sẽ có tác dụng kiểm soát triệu chứng của bệnh khá tốt.

Thông thường, các triệu chứng của bệnh thường có xu hướng tái phát nhiều lần trong nhiều tháng liền. Điều này đã khiến sức khỏe và tâm lý của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu không tiến hành xử lý đúng cách, bệnh sẽ gây ra nhiều triệu chứng nặng nề hơn như sụt cân, thiếu máu, chán ăn, căng thẳng quá mức,...

Nguyên Nhân

Hiện nay, nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được y khoa xác định chính xác. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp khởi phát bệnh đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:

Rối loạn co bóp đường ruột: Khi nhu động của đại tràng diễn ra quá nhanh hay quá chậm đều ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn đang diễn ra bên trong cơ thể. Lúc này bạn sẽ có nguy cơ bị táo bón, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu,... và kích thích khởi phát bệnh.

Gặp vấn đề về tâm lý: Hoạt động của hệ thần kinh trung ương bị rối loạn do cơ thể suy nhược, căng thẳng, rối loạn lo âu,... cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến chức năng của đại tràng. Điều này sẽ kích thích các triệu chứng lâm sàng của hội chứng ruột kích thích khởi phát.

Do ăn uống: Bệnh rất dễ khởi phát ở những người ăn ít chất xơ, sử dụng thức ăn bị nhiễm khuẩn. Nếu người bệnh sử dụng thực phẩm cơ thể bị ứng hoặc các loại thực phẩm khó tiêu sẽ khiến triệu chứng của bệnh trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Ví dụ như sữa bò, đồ ăn nhiều chất béo, bông cải xanh, chất béo, socola,...

Tác dụng phụ của thuốc Tây y: Sử dụng các loại thuốc kháng viêm hoặc kháng sinh trị bệnh trong thời gian dài sẽ gây tổn thương đến ống tiêu hóa. Điều này sẽ khiến cho các triệu chứng của bệnh trở nên ngày càng tồi tệ hơn.

Do bệnh lý: Hội chứng ruột kích thích rất dễ khởi phát ở những người bị viêm dạ dày, viêm đại tràng, nhiễm khuẩn đường ruột, đã từng phẫu thuật cắt túi mật, tiêu chảy cấp,...

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là:

  • Nữ giới ngoài 45 tuổi.
  • Gia đình có người mắc hội chứng ruột kích thích.
  • Gặp vấn đề về tâm lý.
  • Nội tiết tố thay đổi.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Hội chứng ruột kích thích có các triệu chứng khá giống với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác, điều này đã khiến bạn gặp khó khăn trong việc nhận biết bệnh và có biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm. Vì thế, ngay khi thấy bản thân có các dấu hiệu ở trên bạn nên thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh lý. Dựa vào đó, bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Các phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích được áp dụng phổ biến hiện nay là:

1. Sử dụng thuốc Tây y theo đơn kê

Sử dụng thuốc Tây y trị bệnh có tác dụng cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra, tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc chống co thắt: Thuốc chống co thắt có tác dụng đẩy lùi cơn đau quặn bụng và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Được sử dụng phổ biến là Dipropyline và Hyoscine butylbromide.
  • Viên uống bổ sung chất xơ: Đối với những trường hợp hội chứng ruột kích thích gây táo bón kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng viên uống bổ sung chất xơ để trị bệnh. Viên uống này có tác dụng điều hòa nhu đông ruột và cải thiện chứng táo bón. Đây là viên uống chứa chất xơ hòa tan nên sẽ không gây đầy hơi hay chướng bụng sau khi sử dụng.
  • Thuốc nhuận tràng: Nếu việc sử dụng viên uống bổ sung chất xơ để trị bệnh không mang lại hiệu quả tích cực, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc nhuận tràng. Công dụng chính của loại thuốc này là làm mềm phân, tăng co bóp ruột và giúp đào thải phân ra bên ngoài. Khi dùng thuốc nhuận tràng, người bệnh cần uống nhiều nước để tránh bị mất nước và rối loạn điện giải. Các loại thuốc thường được sử dụng là Bisacodyl, Lactulose và Sorbitol.
  • Thuốc trị tiêu chảy: Với những trường hợp hội chứng ruột kích thích gây tiêu chảy thì sẽ được chỉ định sử dụng thuốc trị tiêu chảy. Công dụng chính của nhóm thuốc nfy là làm tăng độ đặc của phân và giảm số lần đi tiêu trong ngày. Các loại thuốc trị tiêu chảy thường được sử dụng là Cholestyramine và Loperamide.
  • Thuốc chống trầm cảm: Công dụng chính của thuốc chống trầm cảm trong điều trị hội chứng ruột kích thích là giảm đau và an thần. Thường được kê đơn điều trị đối với những trường hợp khởi phát bệnh do căng thẳng hoặc do bệnh lý về thần kinh. Thường được sử dụng là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc và thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Khi dùng thuốc Tây y điều trị hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không tự ý mua thuốc về sử dụng tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

2. Điều chỉnh lại thói quen ăn uống

Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiến triển của hội chứng ruột kích thích. Để có thể kiểm soát tốt bệnh lý, bạn nên hình thành cho bản thân thói quen ăn uống khoa học. Những điều cần lưu ý trong ăn uống dành cho người bị hội chứng ruột kích thích là:

Cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm làm tăng các triệu chứng của bệnh như:

  • Thực phẩm dễ gây đầy hơi khó tiêu như đồ uống co gas, bông cải, bắp cải,...
  • Thực phẩm dễ gây tiêu chảy như lúa mì, lúa mạch
  • Thực phẩm làm gia tăng áp lực lên ống tiêu hóa như cà phên, bánh kẹo, đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều đạm, đồ ăn cay nóng,...

Thay vào đó, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau đây vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày:

  • Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa như cá hồi, thịt nạc, bơ,...
  • Uống từ 2 - 2.5 lít nước/ngày giúp làm mềm phân và tăng nhu động ruột, từ đó tình trạng táo bón sẽ được cải thiện đáng kể và ngăn ngừa mất nước do tiêu chảy diễn ra kéo dài.

Người bệnh cũng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc ăn uống sau đây:

  • Ăn đúng giờ và đủ bữa.
  • Ăn chậm nhai kỹ.
  • Ăn chín uống sôi.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
  • Ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng mềm lỏng dễ tiêu hóa.
  • Hạn chế các món chiên xào nhiều dầu mỡ.

3. Thay đổi lối sống sinh hoạt

Khi bị hội chứng ruột kích thích, bạn cần phải điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt hàng ngày sao cho khoa học giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Dưới đây là những điều cần lưu ý trong đời sống hàng ngày người bệnh cần phải nắm rõ:

  • Dành thời gian hoạt động thể chất mỗi ngày giúp giải tỏa căng thẳng và các rối loạn thường gặp ở đại tràng. Từ đó, các triệu chứng của chứng rối loạn tiêu hóa sẽ được cải thiện đáng kể. Người bệnh chỉ cần dành từ  20 - 30 phút mỗi ngày để tập luyện các bộ môn nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đạp xe,...
  • Bạn có thể kết hợp với massage hoặc xoa bóp vùng bụng giúp kích thích nhu động ruột và cải thiện chức năng của cơ quan này. Từ đó, triệu chứng táo bón và đầy hơi sẽ dần được đẩy lùi.
  • Căng thẳng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh và khiến các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, bạn cần chủ động có các biện pháp kiểm soát căng thẳng trong suốt quá trình điều trj bệnh. Cụ thể là cân bằng giữa thời gian làm việc và nghĩ ngơi, ngủ đúng giờ và đủ giấc, nghe nhạc, chơi thể thao,...
  • Cần điều trị triệt để hoặc kiểm soát tốt các bệnh lý có gây ảnh hưởng đến hội chứng ruột kích thích như trầm cảm, rối loạn nội tiết tố, viêm dạ dày, viêm đại tràng,... Khi mắc các bệnh lý cấp tính về đường tiêu hóa, nên nhanh chóng thăm khám và điều trị chuyên khoa.

Trên đây là những thông tin cần biết về hội chứng ruột kích thích mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Đây là bệnh lý lành tính, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Nếu tiến hành can thiệp đúng cách ngay từ giai đoạn sớm, triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện và tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android