Hôi Miệng Dạ Dày

Triệu chứng và nguyên nhân

Hôi miệng dạ dày là bệnh lý thường gặp ở người trung niên và người già. Nó không những gây ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày mà nó còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy hôi miệng từ dạ dày là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và có điều trị tận gốc được hay không?

Định nghĩa

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, hôi miệng dạ dày là do cơ quan tiêu hóa và quá trình chuyển hóa dinh dưỡng gặp vấn đề nên lượng thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dịch vị sẽ đẩy ngược lên thực quản và vòm họng. Nếu không điều trị sớm, acid dịch vị khi trào ngược sẽ bào mòn lớp niêm mạc miệng và họng, vi khuẩn sinh mùi từ đó sẽ sinh sôi phát triển mạnh gây ra triệu chứng hôi miệng.

Khi triệu chứng hôi miệng nặng xảy ra có thể bệnh trào ngược dạ dày đã ở mức độ nghiêm trọng. Người bệnh có thể đã mắc phải một số bệnh lý liên quan đến dạ dày như hở van dạ dày, viêm loét dạ dày,…

Để khắc phục tình trạng hôi miệng, người bệnh cần tới những cơ sở uy tín để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị tận gốc.

Hình ảnh

Triệu chứng

Hôi miệng từ dạ dày ngoài triệu chứng hơi thở có mùi ra thì người bệnh sẽ gặp thêm một số dấu hiệu khác trên cơ thể như:

Lưỡi có nhiều cặn trắng

Đây là biểu hiện ta có thể nhận biết bằng mắt thường khi bị hôi miệng từ dạ dày. Bởi vì khi vi khuẩn từ dạ dày bị đẩy lên khoang miệng sẽ bám lại trên mặt lưỡi, tạo ra một lớp cặn mỏng màu trắng đục hoặc màu hơi ngả vàng.

Dạ dày có vấn đề

Nếu bạn bị hôi miệng và có những dấu hiệu được liệt kê dưới đây thì bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Cụ thể là:

  • Vùng thượng vị hay bị đau quặn.
  • Đau rát vùng cổ họng.
  • Buồn nôn sau khi ăn no.
  • Thường xuyên ợ chua, ợ hơi, ợ nóng khi ăn no và đói.
  • Hay đắng miệng, ăn uống không vừa miệng.
  • Chướng bụng, đầy hơi kéo dài.
  • Hay xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở.
  • Hay mệt mỏi.

Nguyên Nhân

Hôi miệng dạ dày rất khó tự xác định nguyên nhân, chỉ có các bác sĩ chuyên môn mới có thể làm được việc này. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây hôi miệng dạ dày sẽ giúp người bệnh đẩy nhanh quá trình điều trị và giải quyết triệt để tình trạng bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh hôi miệng dạ dày thường có 4 nguyên nhân như sau :

Trào ngược dạ dày

Sở dĩ trào ngược dạ dày gây hôi miệng là vì trong thức ăn được tiêu hóa có chứa rất nhiều loại vi sinh vật và vi khuẩn khác nhau. Nên khi người bệnh bị trào ngược dạ dày hay ợ hơi thì những tác động này sẽ đẩy ngược vi khuẩn lên khoang miệng gây ra hơi thở có mùi.

Những người bị trào ngược dạ dày thường gặp các bệnh lý về răng lợi vì lượng acid có trong dạ dày khi trào ngược lên khoang miệng sẽ ăn mòn men răng. Ngoài trào ngược dạ dày thì những vấn đề khác ở dạ dày cũng gây ra tình trạng hôi miệng hở van dạ dày, hôi miệng do viêm loét dạ dày hay ung thư thực quản,…

Tắc nghẽn đường ruột

Những thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày sau khi tiêu hóa đa phần sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể. Do một số vấn đề nên chúng bị tắc nghẽn lại trong đường ruột và không thể đào thải ra ngoài. Và trong một khoảng thời gian ngắn chúng sẽ bốc mùi khó chịu và theo đường thở thoát khí ra ngoài gây nên tình trạng hôi miệng dạ dày.

Nôn ói

Việc nôn ói nhiều trong quá trình mang thai hay do tác nhân nào khác cũng sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng dạ dày. Bởi khi nôn ói, lượng thức ăn chưa tiêu hóa xong cùng với axit và dịch vị dạ dày sẽ thông qua đường họng thoát ra ngoài. Những chất này sẽ bám lại một phần trên khoang miệng, amidan và cuống họng,… gây ra hơi thở nặng mùi.

Lượng axit có trong dạ dày có thể ăn mòn men răng, làm tổn thương vùng nướu và gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, áp xe răng, hôi miệng,….

Chế độ ăn uống

Hôi miệng dạ dày một phần cũng là do người bệnh tiêu thụ quá nhiều thức ăn và đồ uống không phù hợp với cơ thể như đồ uống chứa chất kích thích, đồ ăn cay nóng, đồ quá ngọt, đồ chua, đồ chiên rán và thức uống có gas,… khiến cho dạ dày phản ứng lại gây ra mùi hôi trong hơi thở.

Kết quả từ việc vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng sẽ khiến bạn bị hôi miệng. Nhưng nếu bạn đã vệ sinh răng miệng nhưng mùi khó chịu vẫn không thuyên giảm thì có thể bạn đang gặp tình trạng hôi miệng dạ dày.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh này các bạn có thể áp dụng một số cách như sau:

  • Giữ thói quen chải răng ít nhất 2 lần trong ngày và làm sạch lưỡi thường xuyên.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau mỗi lần ăn để làm sạch kẽ răng và loại bỏ mảng bám. Có thể kết hợp nhai kẹo cao su không đường sau ăn để tăng cường khả năng làm sạch răng và giảm tiết nước bọt.
  • Uống ít nhất 2 lít nước một ngày để giúp cơ chế sinh nước bọt của miệng hoạt động bình thường, hạn chế tối đa mùi hôi miệng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý ngoài khả năng ngăn ngừa mảng bám, diệt các vi khuẩn có hại trong miệng nó còn giúp khắc phục hơi thở khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm có vị chua như măng chua, đồ lên men tự nhiên, trái cây có vị chua,…
  • Hạn chế sử dụng đồ có gas, rượu bia, cà phê và các chất kích thích.
  • Không ăn quá nó hoặc nhịn đói, nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Ưu tiên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh và hoa quả, đồ mềm,…
  • Xây dựng lối sống khoa học, tránh căng thẳng, tress…
  • Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn, thường xuyên để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm có biến chứng.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Bệnh hôi miệng từ dạ dày đem lại khá nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, việc điều trị hôi miệng vì dạ dày là rất cần thiết nhằm tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.

Tùy theo tình trạng bệnh và điều kiện của mỗi người có thể lựa chọn chữa trị tình trạng này bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là những cách điều trị hôi miệng dạ dày được nhiều người áp dụng nhất, bao gồm:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Để hạn chế tình trạng trào ngược dịch vị, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng những nhóm thuốc giúp trung hòa axit hoặc ức chế bài tiết dịch vị như:

Nhóm thuốc ức chế bơm proton

Những thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton gồm có Omeprazol, Rabeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol,…Những loại thuốc này thường được sử dụng trước khi ăn 30 phút. Nên sử dụng từ 4-8 tuần (theo theo tình trạng bệnh) để trị dứt điểm bệnh hôi miệng dạ dày.

Nếu tình trạng hôi miệng không được cải thiện người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tăng liều dùng hoặc thực hiện nội soi để đánh giá tình trạng bệnh.

Ngược lại, nếu các triệu chứng hôi miệng dạ dày được cải thiện, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh giảm liều lượng hoặc ngưng sử dụng thuốc khi cần thiết.

Nhóm thuốc có thể ức chế thụ thể H2

Các loại thuốc điển hình của nhóm này là Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidin,…

Những loại thuốc này thường được chỉ định với người bị trào ngược dạ dày mức độ nhẹ. Nên dùng thuốc trước ăn từ 15-30 phút.

Nhóm thuốc kháng acid dạ dày

Nhóm thuốc này thường được phối hợp với thuốc kháng acid. Thuốc có cả dạng gel, dạng viên nén, dạng bột và thuốc cốm. Thuốc được chỉ định uống sau ăn từ 1-3 giờ hoặc uống trước khi ngủ. Nếu uống thuốc không cải thiện tình trạng hôi miệng dạ dày thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc tiểu phẫu để xử lý tình trạng hôi miệng cho bệnh nhân.

Thực hiện các tiểu phẫu

Trong tình trạng bệnh chuyển biến nặng, việc sử dụng thuốc không thể mang lại hiệu quả như mong đợi thì buộc các bác sĩ sẽ phải thực hiện các tiểu phẫu.

Mổ nội soi Nissen

Phương pháp này còn hay được gọi là phẫu thuật tạo nếp gấp đáy vị. Phương pháp này có tác dụng thắt chặt và củng cố cơ vòng thực quản để hạn chế tình trạng trào ngược.

Phẫu thuật tăng cường cơ vòng thực quản phía dưới

Phương pháp này sẽ sử dụng vòng tròn chứa các hạt titan nhỏ và có từ tính. Khi đem những vòng tròn này quấn quanh cơ vòng thực quản thì sẽ cải thiện được vấn đề co thắt của van dạ dày. Các hạt titan nhỏ này đã được từ hóa và sẽ di chuyển song song với nhau để giữ cho van dạ dày và thực quản luôn đóng. Tuy nhiên, thức ăn vẫn sẽ đi qua bình thường mà không bị cản trở quá trình hoạt động.

Đây là phương pháp phẫu thuật điều trị hôi miệng dạ dày ít xâm lấn nên thời gian hồi phục được rút ngắn so với phẫu thuật truyền thống. Cảm giác đau đớn sau phẫu thuật cũng hiếm khi xảy ra với người bệnh.

Thủ thuật Stretta

Thủ thuật này sẽ được thực hiện với ống nội soi mỏng, có thể luồn sâu vào bên trong thực quản. Khi đã đến vị trí cần được chỉ định, điện cực ở cuối ống sẽ làm nóng mô thực quản, tạo thành một vết cắt nhỏ.

Vết cắt này sẽ hình thành nên mô sẹo trong thực quản, nhằm ngăn chặn các dây thần kinh phản ứng với axit trào ngược. Mô sẹo cũng sẽ giúp tăng cường cho các cơ xung quanh thực hiện cản trở những cơn trào ngược, ợ hơi.

Phương pháp này có thể cải thiện tình trạng hôi miệng dạ dày. Thậm chí, có thể loại bỏ hết các triệu chứng do bệnh gây nên. Đây là thủ thuật mới nên còn khá lạ lẫm, hiện tại, kết quả lâu dài vẫn chưa được xác định rõ.

Phương pháp khâu nội soi

Phương pháp này sẽ dùng các mũi khâu nội soi để tạo thành nếp gấp, nhằm củng cố cơ vòng dưới thực quản. Dù không phổ biến nhưng đây cũng là một trong số những cách để điều trị hôi miệng dạ dày.

Phương pháp nào có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định áp dụng.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu chưa có điều kiện để đến nha khoa thăm khám và chữa trị, người bệnh thể tham khảo một số phương pháp dân gian dưới đây để cải thiện tình trạng hôi miệng dạ dày.

Sử dụng lá bạc hà

Đây là loại lá có chứa nhiều tinh dầu và chất tạo mùi thơm tự nhiên nên có thể cải thiện mùi hôi từ bên trong cơ thể. Ngoài ra, lá bạc hà còn có công dụng kháng khuẩn và làm sạch khoang miệng.

Để chữa hôi miệng dạ dày, mỗi ngày người bệnh chỉ cần nhai một vài lá bạc hà sau đó súc miệng lại với nước sạch, sau vài ngày bạn sẽ nhận thấy tình trạng hôi miệng thuyên giảm.

Sử dụng gừng tươi

Gừng chứa rất nhiều thành phần giúp đẩy lùi mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Ngoài khả năng sát khuẩn và kháng viêm thì gừng còn giúp răng miệng tránh được các bệnh lý về răng khác.

Cách làm bài thuốc từ gừng tươi rất đơn giản, bạn chỉ cần thái gừng thành lát mỏng rồi đun với nước để súc miệng hàng ngày, tình trạng hôi miệng sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Sử dụng vỏ chanh

Trong vỏ chanh có chứa rất nhiều vitamin C nên việc diệt khuẩn và giảm hôi miệng rất hiệu quả. Bạn có thể nhai trực tiếp vỏ chanh hoặc pha nước cốt chanh với muối để súc miệng hàng ngày cũng sẽ cải thiện được tình trạng hôi miệng dạ dày.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android