Hôi Miệng Nặng

Triệu chứng và nguyên nhân

Hôi miệng nặng là tình trạng không ít người gặp phải hiện nay. Bệnh lý này tuy không nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe nhưng nó gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống cũng như sinh hoạt cá nhân của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tận gốc hôi miệng nặng.

Định nghĩa

Hôi miệng nặng là hiện tượng khi miệng người bệnh phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi giao tiếp, mặc dù đã vệ sinh sạch sẽ. Tình trạng này có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau. Theo thống kê, đây là bệnh lý nha khoa phổ biến thứ 3 chỉ sau sâu răng và viêm nha chu.

Hôi miệng nặng mùi đa phần không gây đau đớn hay nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên lại ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Những người bị hôi miệng nặng sẽ thường cảm thấy tự ti, mặc cảm với người đối diện khi giao tiếp, theo thời gian sinh ra tâm lý rụt rè, nhút nhát.

Bệnh lý về răng miệng này tuy không gây nguy hiểm nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang gặp vấn đề về sức khỏe nhất định. Do đó, chúng ta cần đặc biệt lưu ý để sớm tìm ra cách khắc phục hoặc phương pháp điều trị, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về sau.

Hình ảnh

Nguyên Nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng hôi miệng nặng dù đã vệ sinh sạch sẽ. Phần lớn tình trạng này xuất phát từ thói quen sinh hoạt hoặc các bệnh lý răng miệng liên quan. Dưới đây là một số nguyên nhân hôi miệng nặng thường thấy:

Vệ sinh răng miệng chưa đúng

Vấn đề vệ sinh răng miệng sai cách là một trong những nguyên nhân khiến bệnh hôi miệng trở nên nặng hơn. Bởi vì khi răng miệng không được làm sạch, thức ăn thừa và mảng bám còn lại trong khoang miệng sẽ là môi trường lý tưởng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây ra mùi hôi. Bên cạnh đó, các mảng bám trên răng còn khiến cho nướu bị viêm nhiễm, gây mùi hôi nghiêm trọng hơn.

Hút thuốc

Các thành phần trong thuốc lá không chỉ khiến răng bị ố vàng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn gây khô miệng. Một khi miệng bị khô, nước bọt cũng sẽ hạn chế tiết ra khiến vi khuẩn trong khoang miệng có cơ hội tấn công gây hôi miệng nặng mùi. Ngoài ra khô miệng cũng khiến cho mùi hôi miệng dễ thoát ra khi giao tiếp hơn.

Các bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý về răng miệng khác là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng hôi miệng nặng mùi. Cụ thể:

  • Các bệnh viêm nhiễm: Viêm quanh thân răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,… sẽ hình thành các ổ viêm khiến thức ăn thừa dễ mắc kẹt lại. Thức ăn thừa bị kẹt lại này nếu không được vệ sinh cẩn thận, các vi khuẩn trong ổ viêm sẽ phân hủy chúng ngay trong khoang miệng khiến hơi thở của người bệnh có mùi hôi nặng.
  • Hôi miệng sâu răng: Đây là bệnh lý nha khoa để lại trên bề mặt răng những lỗ to nhỏ, dễ làm thức ăn đọng lại khi ăn uống. Nếu lượng thức ăn thừa này không được làm sạch, theo thời gian sẽ khiến hơi thở người bệnh có mùi hôi, thêm vào đó, tình trạng sâu răng cũng trở nên nặng hơn.
  • Viêm loét mô mềm: Ngoài ra, tình trạng viêm loét mô mềm bên trong khoang miệng cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị hôi miệng nặng
  • Một số bệnh lý ác tính liên quan đến xương hàm: Viêm tủy xương, u men xương hàm, viêm ô răng khôn,… cũng có thể gây tình trạng hôi miệng nặng.

Các bệnh lý cơ thể

Ngoài các bệnh lý răng miệng thì hôi miệng nặng có thể là triệu chứng ban đầu cho một số vấn đề sức khỏe của cơ thể. Ví dụ như:

  • Cách bệnh lý liên quan đến phổi: Viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi,.. đều khiến hơi thở của người bệnh có mùi nặng. Nguyên nhân là do khi phổi bị bệnh, một lượng lớn dịch nhầy sẽ tích tụ tại vị trí này, theo đường thở sẽ thoát ra bên ngoài, đặc biệt khi giao tiếp hay ăn uống.
  • Các bệnh lý viêm đường hô hấp: Viêm họng, viêm xoang, viêm amidan,… cũng gây hôi miệng nặng, do trong vòm họng hình thành một lớp dịch nhầy có mùi khó chịu. Do nằm ngay vị trí cần miệng nên mùi hôi sẽ theo đường thở thoát ra ngoài.
  • Các bệnh lý về dạ dày: Viêm loét dạ dày, hôi miệng do hở van dạ dày, trào ngược dạ dày,.. khiến thức ăn tiêu hóa không thuận lợi, đọng lại trong dạ dày gây mùi hôi.
  • Suy gan: Đây cũng là nguyên nhân gây hôi miệng, do chức năng phân giải độc tố của người bệnh kém, dẫn đến nồng độ amoniac trong máu tăng cao, khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Phòng ngừa

Hôi miệng nặng là hiện tượng nhiều người gặp phải, tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại khiến cho người mắc phải cảm thấy e dè, tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh, ảnh hưởng lớn đến đời sống của họ. Chính vì vậy, bạn cần chủ động phòng tránh hôi miệng nặng bằng cách lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học lành mạnh, uống nhiều nước, bổ sung các loại rau củ, trái cây giàu vitamin vào khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Nếu bạn đang bị hôi miệng, bạn cần đến nha khoa kiểm tra và điều trị theo nguồn gốc gây mùi hôi.
  • Vệ sinh răng miệng thật cẩn thận là chìa khóa để phòng tránh hôi miệng nặng hữu hiệu nhất. Hãy tạo thói quen vệ sinh răng ít nhất 2 lần/ngày vào sáng sớm, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó bạn có thể dùng thêm chỉ nha khoa hay nước súc miệng để loại bỏ hết những mảng bám, thức ăn thừa còn trong kẽ răng. Đừng quên vệ sinh lưỡi mỗi lần đánh răng.
  • Bỏ các thói quen xấu gây hại cho sức khỏe cũng như răng miệng: hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, sử dụng đồ uống có cồn,…
  • Hạn chế sử dụng các loại gia vị có mùi nhiều như hành, tỏi,…
  • Người đang đeo hàm giả hoặc trong quá trình niềng răng cần vệ sinh các khí cụ thường xuyên, khoảng 2-3 lần/tuần để làm sạch và không để vi khuẩn tích tụ gây hôi miệng.
  • Nhai kẹo cao su, súc miệng bằng nước muối cũng là những cách phòng ngừa hôi miệng hiệu quả.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kịp thời phát hiện các vấn đề về răng miệng và có biện pháp xử lý nhanh chóng, tránh trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn gây hôi miệng.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Chứng hôi miệng nặng đem đến nhiều phiền toái và khiến người bệnh mất đi sự tự tin, chính vì vậy, ngay khi phát hiện tình trạng này, bạn cần tham khảo và tìm giải pháp phù hợp với tình trạng của mình. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn điều trị hôi miệng nặng tại nhà hoặc tại nha khoa. Dưới đây là một số cách chữa hôi miệng nặng phổ biến đem lại hiệu quả cao:

Chữa hôi miệng nặng tại nhà

Chữa chứng hôi miệng nặng tại nhà bằng các mẹo dân gian là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Từ chính các nguyên liệu tự nhiên, lành tính, cùng cách thực hiện đơn giản, các mẹo tại nhà sẽ giúp cải thiện hơi thở cho người bệnh, giảm hôi miệng hiệu quả. Dưới đây là một số cách chữa dân gian được nhiều người lựa chọn:

Chữa hôi miệng nặng bằng muối

Muối là một trong những loại gia vị rất quen thuộc, có thể tìm thấy trong bất cứ gian bếp nào. Bên cạnh đó,còn là nguyên liệu tự nhiên rất hữu hiệu để khử mùi hôi miệng hiệu quả, bạn có thể thực hiện phương pháp này ngay tại nhà chỉ với vài bước đơn giản.

Cách thực hiện:

  • Pha một ít muối tinh vào một cốc nước ấm.
  • Dùng dung dịch trên để súc miệng 2-3 lần/ngày.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả cao hơn.

Sử dụng mật ong và chanh

Mật ong vốn được biết đến với nhiều công dụng khác nhau cho sức khỏe, một trong số đó là cải thiện hôi miệng nặng. Các thành phần trong mật ong có tính kháng khuẩn cao và sẽ hiệu quả hơn nếu kết hợp cùng chanh.

Cách thực hiện:

  • Hòa 2 thìa cà phê nước cốt chanh cùng 1 thìa mật ong và khoảng 50ml nước lọc.
  • Dùng hỗn hợp vừa hòa súc miệng vào mỗi sáng.
  • Chỉ sau một tuần, bạn sẽ cảm thấy hơi thở dễ chịu hơn nhiều.

Chữa hôi miệng nặng bằng trà xanh

Trà xanh là loại cây có chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol, có tác dụng ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hôi miệng. Chính vì vậy, trà xanh được xem là một trong những nguyên liệu an toàn hiệu quả giúp điều trị chứng hôi miệng nặng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh sau đó đem rửa sạch rồi để khô ráo.
  • Đem lá trà đun sôi với nửa thìa muối.
  • Sử dụng dung dịch này súc miệng 2 lần/ ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
  • Thực hiện đều đặn hàng ngày không chỉ giúp điều trị hôi miệng nặng hiệu quả mà còn tăng độ chắc khỏe cho răng.

Chữa hôi miệng nặng bằng phương pháp Đông Y

Các bài thuốc Đông Y không chỉ giúp điều trị tình trạng hôi miệng nặng mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho người dùng. Dưới đây là một số bài thuốc về cách trị hôi miệng và trắng răng được người bệnh sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả cao:

Bài thuốc số 1

Bài thuốc này rất hữu hiệu trong việc đánh bay mùi hôi miệng khó chịu, đồng thời giúp thanh nhiệt cho cơ thể, giảm tình trạng nóng trong gây viêm nhiệt khoang miệng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Tế tân 50g, xuyên khung 40g, cam thảo 9g, đinh hương 8g, mật ong
  • Phơi khô các vị thuốc vừa chuẩn bị sau đó trộn đều với lượng mật ong vừa đủ và vo viên
  • Cho vào chiếc hộp thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
  • Trước khi đi ngủ, bạn chỉ cần dùng 5g hỗn hợp này, tình trạng hôi miệng sẽ cải thiện nhanh chóng.

Bài thuốc số 2

Với những dược liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản, bài thuốc này sẽ ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng – nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng, đồng thời bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả cho người sử dụng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị những dược liệu: lá trúc 15g, mộc thông 2g, sinh địa 10g, rễ cây qua lâu 12g.
  • Cho những dược liệu vừa chuẩn bị vào ấm với lượng nước vừa đủ, sắc lấy nước uống.
  • Mỗi ngày dùng 1 thang để thuốc đạt hiệu quả.

Chữa hôi miệng nặng tại nha khoa

Không thể phủ nhận phương pháp điều trị chứng hôi miệng nặng theo các mẹo dân gian đem lại hiệu quả, nhưng lại không điều trị dứt điểm, cũng như đòi hỏi việc kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn một nha khoa uy tín để tìm ra nguyên nhân cụ thể gây hôi miệng, được các bác sĩ đưa ra phương pháp phù hợp và có hiệu quả lâu dài.

Việc xác định được nguyên nhân là điều cốt lõi, yếu tố quan trọng để chữa trị triệt để hôi miệng nặng. Quy trình điều trị hôi miệng nặng tại nha khoa thông thường là:

  • Trong trường hợp bị hôi miệng do các bệnh lý như tiểu đường, hở van dạ dày, bệnh tim mạch,… Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị kết hợp giữa việc chữa trị các bệnh lý đó đi cùng với chấm dứt tình trạng hôi miệng nặng.
  • Trong trường hợp những người bị hôi miệng do các bệnh lý về răng miệng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dứt điểm các vấn đề đó. Như vậy thì tình trạng hôi miệng cũng sẽ biến mất.
  • Nếu người bệnh bị chứng khô miệng kéo dài, bác sĩ sẽ khắc phục bằng cách sử dụng nước bọt nhân tạo. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng phương pháp này quá nhiều và phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc răng miệng đúng cách, đồng thời sử dụng các loại kem đánh răng và nước súc miệng chuyên biệt dành cho người bị hôi miệng cũng là phương pháp cải thiện tình trạng hôi miệng nhanh chóng.

Trên đây là những lý do và cách khắc phục khi bị hôi miệng nặng. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm kiến thức để chăm sóc răng miệng tốt hơn cho bản thân. Nếu bạn đang gặp tình trạng hôi miệng lâu năm, hãy đến nha khoa để nhận được sự thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất!

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android