Hồng Ban Nút

Triệu chứng và nguyên nhân

Hồng ban nút hình thành nên các vết mẩn đỏ trên da gây đau đớn. Hiện tại, y khoa vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp khởi phát bệnh đều có liên quan đến yếu tố nhiễm trùng. Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Định nghĩa

Hồng ban nút là tình trạng viêm xảy ra ở lớp mô mỡ bên dưới da. Đây chính là phản ứng của hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm trùng hoặc với các loại thuốc mà bạn sử dụng vào cơ thể. Đặc trưng của bệnh lý này là hình thành nên các cục u sẩn hoặc u nhỏ bên dưới da, thường gặp là vùng ống chân. Chuyên gia cho biết, bệnh hồng ban nút thường khởi phát ở người trong độ tuổi từ 20 - 45, nữ giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với nam giới.

Thông thường, các triệu chứng của bệnh hồng ban nút sẽ tự biến mất sau 3 - 6 tuần khởi phát. Tuy nhiên, vùng da bị tổn thương vẫn sẽ tồn tại các vết bầm tím tạm thời hoặc vết lõm mãn tính do mô mỡ bị tổn thương. Với những trường hợp hồng ban nút mãn tính, bệnh thường diễn ra kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí là vài năm. Đồng thời, bệnh cũng có thể tái phát trở lại kèm theo một số bệnh lý tiềm ẩn khác.

Như được nhắc đến ở trên, hồng ban nút là bệnh lý có thể tự cải thiện sau 3 - 6 tuần nên không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có nguy cơ tiến triển sang giai đoạn mãn tính và tái phát liên tục trong nhiều năm liền. Các triệu chứng của bệnh hồng ban nút ở giai đoạn mãn tính thường không quá nghiêm trọng nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu.

Hình ảnh

Triệu chứng

Khi bị hồng ban nút, làn da của người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các vết sưng đỏ kèm theo cảm giác đau đớn tại vùng cẳng chân. Ở một số trường hợp, các vết sưng này có thể xuất hiện ở đùi, cánh tay, mặt hoặc toàn cơ thể. Kích thước trung bình của các nốt mẩn này là từ 3.8 - 10cm. Một người có thể có từ 2 - 50 nốt đỏ.

Khi mới xuất hiện, các nốt mẩn này sẽ có màu đỏ rồi dần chuyển sang màu tím trông giống như vết bầm. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn và nóng rát tại vùng da xuất hiện nốt mẩn. Sau khoảng 2 tuần, các nốt mẩn cũ sẽ lành lại và các nốt mẩn mới sẽ được hình thành trong tối đa 6 tuần.

Một số triệu chứng toàn thân mà người bệnh phải đối mặt khi bị hồng ban nút là:

  • Sốt, mệt mỏi, gầy sút cân.
  • Nổi hạch ở ngực.
  • Ho và đau họng.
  • Nhiễm trùng cơ quan hô hấp.
  • Đau bụng, tiêu chảy.

Cũng có nhiều trường hợp khởi phát bệnh đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào trước đó.

Nguyên Nhân

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, có khoảng 50% trường hợp khởi phát bệnh hồng ban nút không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh rất dễ khởi phát ở những người mang gen HLA B8 hoặc do ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Thông thường, các nốt ban đỏ này sẽ xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc sau khi bạn sử dụng một loại thuốc điều trị bệnh nào đó. Nguyên nhân hình thành nên các nốt hồng ban nút này là do phản ứng thái quá của hệ miễn dịch đối với vi khuẩn hoặc một số chất lạ bên trong cơ thể.

Ở nước ta, mắc bệnh lao và nhiễm liên cầu khuẩn là nguyên nhân gây hồng ban nút phổ biến nhất. Ngoài ra, bệnh hồng ban nút cũng có thể khởi phát ở những người bị nhiễm virus viêm gan, nhiễm khuẩn Chlamydia, mắc bệnh phong,... Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mà bạn cần lưu ý là:

  • Do thuốc Tây y: Hồng ban nút cũng có thể khởi phát khi bạn sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống viêm không steroid, thuốc sulfamid,... Trường hợp này chiếm từ 3 - 10% trên tổng số ca bệnh.
  • Bệnh lý gây viêm: Mắc phải một số bệnh lý gây viêm như Crohn, bệnh Behcet, bệnh Sarcoidose, viêm đại trực tràng chảy máu,... sẽ tạo điều kiện cho hồng ban nút khởi phát.
  • Mang thai: Phụ nữ mang thai mắc bệnh chiếm khoảng 2 - 5% trên tổng số ca hồng ban nút.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Bệnh hồng ban nút thường được chẩn đoán thông qua mô bệnh học, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Đồng thời, bệnh lý này cũng cần được chẩn đoán phân biệt với các vấn đề về da bán cấp tính hoặc mãn tính khác. Ví dụ như viêm quầng, mề đay cấp tính, viêm mạch hoại tử, viêm nút quanh động mạch,...

Hầu hết các trường hợp bị hồng ban nút đều có thể tự khỏi sau 3 - 6 tuần và không để lại biến chứng nghiêm trọng. Việc điều trị chỉ nhằm mục đích loại bỏ nguyên nhân gây bệnh như lao, liên cầu,... Vì thế, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh cơ bản cũng như các triệu chứng có liên quan để lên phác đồ điều trị cho phù hợp. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

Chăm sóc tại nhà

Chăm sóc tại nhà đúng cách sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Sau khoảng 1 - 2 tháng, tổn thương do bệnh gây ra sẽ được khắc phục hoàn toàn. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài trên 6 tháng, thường là do bệnh lý tiềm ẩn hoặc do nhiễm trùng nhưng không được điều trị đúng cách.  Khi bệnh mới khởi phát bạn cần chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Với những trường hợp bị sưng viêm hoặc đau đớn nghiêm trọng, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi tại giường.
  • Tiến hành chườm đá lên khu vực bị ảnh hưởng từ 15 - 20 phút để cải thiện triệu chứng đau nhức. Có thể thực hiện cách này vài lần mỗi ngày.
  • Nâng khu vực bị ảnh hưởng cao hơn so với tim để hạn chế lưu thông máu về khu vực này, điều này có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn khi cần thiết. Nếu bị hồng ban nút do dùng thuốc Tây y, bạn nên thay đổi thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị y tế

Điều trị y tế được chỉ định thực hiện với những trường hợp không đáp ứng điều trị bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến là:

  • Thuốc Corticosteroid.
  • Thuốc Colchicin.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc chống sốt rét tổng hợp.
  • Muối iod.

Điều trị hồng ban nút ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân gây ra bệnh hồng ban nút ở phụ nữ mang thai là do sự gia tăng của nồng độ hormone estrogen. Việc điều trị bệnh ở thai phụ cũng tương tự như các trường hợp không mang thai. Tuy nhiên, bác sĩ không khuyến khích thai phụ sử dụng các loại thuốc Tây như NSAID để tránh các rủi ro không mong muốn.

Lúc này, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi tại giường kết hợp với chườm lạnh để cải thiện cơn đau nhức. Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa về tình trạng sức khỏe của bản thân để được hướng dẫn cách xử lý tốt nhất.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh hồng ban nút bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hồng ban nút là bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi theo thời gian. Nếu bệnh tái phát nhiều lần, bạn cần xác định nguyên nhân để điều trị dứt điểm.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android