Hút Dịch Khớp Gối Là Gì? Khi Nào Cần Chọc Hút Dịch?

Hút dịch khớp gối thường được chỉ định thực hiện để điều trị một số bệnh lý tại khớp gối như tràn dịch khớp gối, nhiễm trùng bao hoạt dịch khớp gối,… Phương pháp này có tác dụng loại bỏ dịch nhờn dư thừa bên trong khớp để giảm áp lực lên cơ quan này, từ đó triệu chứng đau nhức và sưng viêm tại khớp sẽ được cải thiện đáng kể. Để hiểu rõ hơn về thủ thuật này bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Hút dịch khớp gối là thủ thuật chuyên khoa dùng để chẩn đoán kết hợp điều trị bệnh
Hút dịch khớp gối là thủ thuật chuyên khoa dùng để chẩn đoán kết hợp điều trị bệnh

Hút dịch khớp gối là gì? Khi nào cần áp dụng?

Hút dịch khớp gối là thủ thuật can thiệp ngoại khoa ít xâm lấn thường dùng để điều trị và chẩn đoán các bệnh lý tại khớp gối. Phương pháp này được tiến hành bằng cách dùng kim mỏng để hút dịch bên trong khớp, sau đó tiêm thuốc steroid vào trong giúp giảm viêm đau. Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi chọc hút dịch khớp là:

  • Thực hiện trong phòng phẫu thuật đảm bảo vô trùng cùng các tiêu chuẩn khác.
  • Người bệnh tự nguyện tham gia và hợp tác với bác sĩ khi thực hiện.
  • Dịch khớp sau khi thu được cần được xét nghiệm trong vòng 8 tiếng khi để ở nhiệt độ phòng và 24 tiếng nếu bảo quản ở môi trường có nhiệt độ từ 4 – 8 độ C.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện hút dịch khớp đối với những trường hợp sau đây:

+ Chẩn đoán bệnh lý: Chọc hút dịch khớp gối cũng có thể áp dụng để hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý. Dịch khớp sau khi thu được sẽ đem đi  phân tích bên trong phòng thí nghiệm để phát hiện các vấn đề có liên quan. Dựa vào đó, bác sĩ mới có thể lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Thông thường, phương pháp này sẽ được chỉ định thực hiện nếu nghi ngờ hoặc loại trừ một số bệnh lý như nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng bao hoạt dịch khớp gối, các bệnh rối loạn khớp (viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, bệnh giả gout) và chấn thương gây chảy máu vào khoang khớp.

+ Giảm đau nhức: Với những trường hợp bị sưng đau tại do tràn dịch khớp gối gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chọc hút dịch giúp giảm áp lực lên khớp gối và cải thiện khả năng vận động của cơ quan này. Nếu mắc một số bệnh lý xương khớp gây ảnh hưởng đến đầu gối và tạo cảm giác đau nhức khó chịu như viêm xương khớp không nhiễm trùng,… bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện chọc hút dịch để loại bỏ bớt chất lỏng và mang lại hiệu quả giảm đau.

Hút dịch khớp gối được sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh tràn dịch khớp gối
Hút dịch khớp gối được sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh tràn dịch khớp gối

+ Chuẩn bị tiêm thuốc vào khớp gối: Chọc hút dịch khớp gối cũng có thể được áp dụng trước khi tiêm thuốc điều trị bệnh vào khớp gối như cortisone, axit hyaluronic, huyết tương giàu tiểu cầu,… Với những trường hợp này, chọc hút dịch khớp nhằm mục đích loại bỏ chất lỏng dư thừa bên trong khớp giúp làm tăng hiệu quả của thuốc và đảm bảo được độ chính xác khi tiêm thuốc.

Tuyệt đối không được chọc hút dịch khớp gối với những người đang bị bệnh dễ chảy máu, đang dùng thuốc chống đông máu trị bệnh hoặc tổn thương vùng da ở khớp gối. Thận trọng khi chọc hút dịch cho người cao huyết áp, tiểu đường, suy tim nặng hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch nặng.

Quy trình chọc hút dịch khớp gối trong y khoa

Việc chọc hút dịch khớp gối cần được tiến hành tại phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện uy tín để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả mang lại, tránh các rủi ro không mong muốn. Thông thường, việc hút dịch sẽ được thực hiện thông qua hình ảnh siêu âm hoặc tia X để đảm bảo độ chính xác. Dưới đây là quy trình chọc hút dịch khớp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

1/ Chuẩn bị trước khi thực hiện: Trước khi tiến hành hút dịch khớp gối, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để giảm bớt cảm giác đau đớn và khó chịu. Trước đó, bạn cần trao đổi ý kiến với bác sĩ về các vấn đề sau đây:

  • Các loại thuốc hoặc là thực phẩm chức năng đang sử dụng
  • Tiền sử dị ứng thuốc, chất gây tê cũng như các hoạt chất khác
  • Các vấn đề sức khỏe đang gặp phải như nhiễm trùng, rối loạn chảy máu, gãy xương, nghi ngờ mang thai,…

Nếu đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu, bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng thuốc để hạn chế các rủi ro không mong muốn. Còn với trường hợp cần được gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ yêu cầu nhịn ăn để làm xét nghiệm dịch khớp.

Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về các vấn đề sức khỏe mà bản thân đang mắc phải trước khi chọc hút dịch khớp gối
Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về các vấn đề sức khỏe mà bản thân đang mắc phải trước khi chọc hút dịch khớp gối

2/ Tiến hành chọc hút dịch: Việc chọc hút dịch khớp được tiến hành dựa trên quy trình sau đây:

  • Người bên có thể ngồi ngả người hoặc nằm duỗi thẳng đầu gối và kê một chiếc gối mỏng bên dưới. Nên chọn tư thế mà bản thân cảm thấy thoải mái nhất và giúp bác sĩ có thể dễ dàng tiếp cận với vùng đầu gối.
  • Bác sĩ, y tá sẽ rửa tay và đeo găng tay trước khi thực hiện để đảm bảo vô trùng. Sau đó, dùng bút đánh dấu vị trí cần chọc kim và làm sạch da ở khu vực này bằng bông gòn tẩm cồn. Hầu hết các trường hợp chọc hút dịch khớp gối đều được tiến hành ở phía trước gối, nằm ở trên hoặc trong xương bánh chè. Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị chọc hút dịch ở bên ngoài khớp.
  • Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đảm bảo tính chính xác khi chọc hút dịch như siêu âm, soi huỳnh quang dưới tia X, chụp CT,… Tiến hành gây tê vùng khớp gối bằng cách tiêm thuốc hoặc phun lên da. Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định gây mê toàn thân hoặc dùng thuốc an thần nếu bạn bị rối loạn lo lắng.
  • Bác sĩ dùng kim đưa vào trong khớp gối để hút bớt chất lỏng dư thừa ra bên ngoài. Trường hợp chọc hút dịch điều trị bệnh, bác sĩ sẽ tháo ống tiêm chứa dịch khớp và đưa ống tiêm chứa thuốc cortisone vào. Khi tiêm thuốc xong, bác sĩ sẽ tháo kim và băng vết thương lại.

Thông thường, quá trình chọc hút dịch khớp gối chỉ kéo dài từ 5 – 10 phút và gây ra cảm giác đau nhẹ. Dịch khớp sau khi thu được sẽ đem làm kiểm tra trong phòng thí nghiệm giúp phát hiện ra các vấn đề có liên quan.

Chọc hút dịch khớp gối cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn
Chọc hút dịch khớp gối cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn

3/ Phục hồi sau hút dịch: Để hạn chế các rủi ro có liên quan sau khi hút dịch khớp gối thì bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Sau khi hút dịch, nên dành thời gian để nghỉ ngơi giúp tổn thương tại khớp nhanh chóng phục hồi. Trong vòng 48 giờ sau khi hút dịch bạn không nên nâng vật nặng, đè lên khu vực khớp gối hoặc vận động thể chất mạnh.
  • Sau khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức kéo dài từ 1 -2 ngày sau đó. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc chống viêm steroid để cải thiện.
  • Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định chườm đá hoặc dùng băng nén để ngăn ngừa tình trạng tràn dịch khớp tái phát trở lại.

Có nên chọc hút dịch khớp gối không?

Chọc hút dịch khớp giúp loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa tích tụ bên trong khớp. Đây là phương pháp can thiệp ngoại khoa đơn giản, ít xâm lấn, có độ an toàn cao và ít gây ra biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện thủ thuật này để điều trị bệnh.

Với những trường hợp tràn dịch khớp gối gây đau nhức, chọc hút dịch được xem là phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao và khá an toàn. Dịch khớp sau khi chọc hút sẽ được xem xét về màu sắc, độ nhớt và đem làm kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Cách này giúp bác sĩ có thể phát hiện thêm các bệnh lý có liên quan như nhiễm trùng khớp, gout,… để lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Có thể nói, chọc hút và phân tích dịch khớp là một trong những thủ thuật chẩn đoán bệnh khá quan trọng.

Đây là thủ thuật can thiệp ngoại khoa có độ an toàn cao nhưng vẫn có thể gây ra một số biến chứng không mong muốn. Sau khi thực hiện, nếu thấy cơ thể có các triệu chứng sau đây bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ:

Nếu thấy đầu gối có triệu chứng bất thường sau khi hút dịch cần báo ngay cho bác sĩ
Nếu thấy đầu gối có triệu chứng bất thường sau khi hút dịch cần báo ngay cho bác sĩ
  • Sưng đầu gối trở nên ngày càng nghiêm trọng
  • Vùng da ở khớp gối bị đổi màu, phát ban và chảy máu ở khu vực chọc hút dịch khớp
  • Đau nhức từ trung bình đến nghiêm trọng và không thể giảm đau bằng thuốc
  • Có một số triệu chứng toàn thân như sốt, nhiễm trùng,…

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về việc hút dịch khớp gối bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Đây là thủ thuật đơn giản nhưng cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín để tránh bị nhiễm trùng. Sau chọc hút dịch, bạn cũng cần chăm sóc vết thương theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế phát sinh rủi ro.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

7 Bài Thuốc Đắp Chữa Tràn Dịch Khớp Gối Mau Khỏi Bệnh

Các bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối thường được bào chế từ thảo dược tự nhiên như ngải...

Tràn dịch khớp cổ chân

Tràn Dịch Khớp Cổ Chân Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Tràn dịch khớp cổ chân khiến người bệnh không thể di chuyển bàn chân kèm theo những cơn đau nhức...

Các Bài Thuốc Đông Y Chữa Tràn Dịch Khớp Gối Hay Nhất

Các bài thuốc Đông y chữa tràn dịch khớp gối thường được bào chế từ nhiều loại thảo dược thiên...

7 Cách Chữa Tràn Dịch Khớp Gối Bằng Thuốc Nam Hay Nhất

Cách chữa tràn dịch khớp gối bằng thuốc Nam được đánh giá cao về tính an toàn và có thể...

thuốc trị tràn dịch khớp gối

Thuốc Trị Tràn Dịch Khớp Gối Loại Nào Tốt? Cách Dùng

Thuốc trị tràn dịch khớp gối loại nào tốt, có đi kèm tác dụng phụ gì, dùng thế nào để...

địa chỉ khám chữa tràn dịch khớp gối

Địa Chỉ Khám Chữa Tràn Dịch Khớp Gối Tốt Nhất Hiện Nay

Tràn dịch khớp gối thường không quá nguy hiểm nếu được thăm khám và điều trị đúng cách ngay từ...

Hút Dịch Khớp Gối Là Gì? Khi Nào Cần Chọc Hút Dịch?

Hút dịch khớp gối thường được chỉ định thực hiện để điều trị một số bệnh lý tại khớp gối...