[Giải Đáp] Bệnh Nhân Huyết Áp Cao Có Uống Được Hà Thủ Ô Không?

Hà thủ ô là một loại dược liệu thường xuyên xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian và Y học cổ truyền để chữa trị và phòng chống nhiều chứng bệnh, trong đó có các bệnh lý liên quan hệ tim mạch và huyết áp. Do đó, nhiều người thắc mắc: Bệnh nhân huyết áp cao có uống được hà thủ ô không và nên uống như thế nào? Tất cả sẽ được chuyên gia giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Những người bị huyết áp cao có uống được hà thủ ô không?

Hà thủ ô là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh trong Đông y và các chiết xuất hà thủ ô cũng được dùng trong thuốc Tây y. Tên khoa học của hà thủ ô là Fallopia multiflora, đây là loại cây thuộc bộ Cẩm Chướng, họ rau răm. Loại dược liệu này còn được gọi với tên gọi khác là Giao đằng hoặc Thủ ô.

Hà thủ ô là một loài cây có nhiều dược tính
Hà thủ ô là một loài cây có nhiều dược tính

Tại Việt Nam, cây hà thủ ô thường mọc dại nhiều ở các vùng Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và được trồng phổ biến tại các tỉnh Lâm Đồng, Bình Định và Phú Yên. 

Hà thủ ô có độc tính nhất định bên cạnh dược tính hữu ích, cần sơ chế để loại bỏ độc tố trước khi dùng làm dược liệu. Có hai loại hà thủ ô là thủ ô trắng và thủ ô đỏ, trong đó hà thủ ô đỏ chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe hơn.

Từ xưa đến nay, đây là một loại dược liệu quý được kê trong nhiều bài thuốc Đông y để chữa bệnh, trong đó có các bệnh liên quan hệ tim mạch và huyết áp. Vậy những bệnh nhân bị huyết áp cao có uống được hà thủ ô không?

Những công dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe

Muốn giải đáp câu hỏi “huyết áp cao có uống được hà thủ ô không“, đầu tiên hãy tìm hiểu thêm về công dụng của loại dược liệu này đối với sức khỏe con người.

Theo các nghiên cứu của nền y học hiện đại, trong hà thủ ô có chứa: Tinh bột, các loại khoáng chất như Canxi, Kẽm, Sắt, Mangan,… cùng Phospholipid, Emodin, Tanin, Anthraquinon và nhiều hoạt chất vô cơ khác. Nhờ đó, hà thủ ô mang đến nhiều công dụng bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ trị bệnh.

Bên cạnh đó, Y học cổ truyền cũng coi đây là một loại dược liệu có tác dụng phòng chống và đẩy lùi nhiều bệnh tật. Những công dụng hà thủ ô đã được chứng minh qua các cuộc nghiên cứu y khoa gồm:

  • Bồi bổ và cải thiện sức khỏe: Chứa nhiều thành phần có hiệu quả tích cực trong hỗ trợ chức năng thận, tim mạch, hệ tiêu hóa và thần kinh , hà thủ ô được sử dụng để giảm triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, suy nhược cơ thể, mất ngủ, thiếu máu,…
  • Nâng cao hệ miễn dịch, kéo dài tuổi thọ: Hà thủ ô còn có khả năng điều tiết nội tiết tố, tăng cường hệ miễn dịch để phòng chống bệnh tật và bảo vệ cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, hà thủ ô được gọi là bổ thận tinh, giúp nâng cao sức khỏe thận, cải thiện độ dẻo dai và ngăn chặn già trước tuổi để tăng cường tuổi thọ.
  • Sử dụng trong điều trị sốt rét: Loại cây này có tính ấm bên cạnh khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch nên nhiều bài thuốc Đông và Tây y đều ứng dụng vị thuốc này trong điều trị sốt rét kéo dài.
  • Chăm sóc hệ tim mạch và cải thiện tình trạng tiểu đường, huyết áp cao: Dược tính của hà thủ ô có có khả năng giảm triệu chứng rối loạn lượng Lipid có trong máu để chăm sóc sức khỏe hệ tim mạch một cách tốt nhất, phòng chống cả các bệnh liên quan như: Xơ vữa động mạch, tiểu đường, cao huyết áp,…
  • Hỗ trợ gan thận và hệ bài tiết, tăng cường sức khỏe sinh sản: Loại dược liệu này có tác dụng thải độc gan, thông lợi tiểu, giảm triệu chứng táo bón,… Ngoài ra, với công dụng bổ thận, chế phẩm và các bài thuốc dùng hà thủ ô cũng giúp tăng cường sinh lực trong đời sống tình dục, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh yếu sinh lý và hiếm muộn ở cả nam và nữ giới.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da: Có tác dụng giải độc và tiêu viêm, hà thủ ô đỏ cũng có mặt trong các bài thuốc dân gian để hỗ trợ giảm triệu chứng các bệnh da liễu như: Nấm Gavut ở chân, Lậu, viêm da mụn nhọt,…
  • Công dụng trong làm đẹp: Với tác dụng tiêu sưng viêm đã nói ở trên, giao đằng còn được dùng để làm đẹp da, hạn chế tình trạng kích ứng da, ngăn chặn mụn nhỏ, mẩn ngứa,… Hơn nữa, với khả năng tăng cường đào thải độc tố, loại dược thảo này mang đến làn da mịn màng, căng bóng cho người dùng. Bên cạnh đó, nhờ khả năng tăng cường chức năng thận, thủ ô còn giúp hạn chế tóc bạc, kích thích mọc tóc đen nhanh chóng…
Hà thủ ô có nhiều công dụng tuyệt vời
Hà thủ ô có nhiều công dụng tuyệt vời

Bệnh nhân huyết áp cao có uống được hà thủ ô không?

Theo nhiều nghiên cứu y học hiện đại, Tamin và một số hoạt chất trong hà thủ ô có khả năng hỗ trợ điều hòa lượng Lipid trong máu một cách hiệu quả. Rối loạn Lipid chính là nguyên nhân chính gây nên các chứng bệnh tim mạch như: Cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tiểu đường,… Do đó, nhiều loại thuốc Tây y sử dụng chiết xuất hà thủ ô để điều chế thuốc điều trị và phòng ngừa những chính bệnh này.

Theo nghiên cứu Y học cổ truyền, hà thủ ô là vị thuốc có công dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch, trong đó có bệnh huyết áp cao. Nhiều bài thuốc chữa và ngừa bệnh đã kết hợp với hà thủ ô đỏ với một số vị thuốc khác như: Ngưu tất, tang ky sinh, kỳ tử, huyền sâm, sinh địa, hoài ngưu,… để tăng cường công dụng này.

Như vậy, với câu hỏi “huyết áp cao có uống được hà thủ ô không”, câu trả lời là CÓ. Thậm chí đây là một vị thuốc được kê đơn bởi các bác sĩ để chữa trị bệnh huyết áp cao.

Huyết áp cao có uống được hà thủ ô không? CÓ
Huyết áp cao có uống được hà thủ ô không? CÓ

3 bài thuốc sử dụng hà thủ ô cho người bị huyết áp cao

Sử dụng hà thủ ô cho người bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp cần tuân đơn thuốc của bác sĩ. Dưới đây là 3 bài thuốc phổ biến và hiệu quả nhất từ loại dược liệu này được áp dụng cho người bị cao huyết áp.

1. Bài thuốc cho người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao

Đây là một bài thuốc Y học cổ truyền nổi tiếng từ hà thủ ô dùng được Tiến sĩ Võ Văn Chi – tác giả cuốn từ điển “Cây thuốc Việt Nam” giới thiệu, choc các bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch. Rất nhiều bệnh nhân đã áp dụng và điều trị theo đơn thuốc này dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ, kết quả điều trị chứng minh phác đồ điều trị sử dụng bài thuốc này có tiến triển khá tốt.

Trước hết, cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • 20g hà thủ ô đỏ thái lát mỏng.
  • 16g kỳ tử.
  • 16g ngưu tất thái lát mỏng.
  • Có thể bổ sung 16g tầm gửi dâu (tùy tình trạng bệnh).

Cách thực hiện và liều dùng:

  • Tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị trên sau khi được rửa sạch thì cho vào ấm hoặc nồi. Sau đó, thêm khoảng 1l nước vào vào sắc lửa nhỏ cho đến khi còn 250ml thì lấy nước uống.
  • Chia nhỏ ngày uống 3 – 4 lần.

2. Bài thuốc phòng ngừa cơn tăng huyết áp cho bệnh nhân

Đây là một bài thuốc cần được kê đơn bởi bác sĩ Y học cổ truyền có tác dụng ngăn ngừa cơn tăng huyết áp đột ngột, phù hợp cho bệnh nhân tiền huyết áp cao hoặc có tiền sử bệnh tim mạch.

Chuẩn bị mỗi nguyên liệu với liều lượng bằng nhau theo đơn của bác sĩ:

  • Huyền sâm.
  • Hà thủ ô đỏ.
  • Cỏ nhọ nồi.
  • Sa uyển tật lê.
  • Trư mẫu cao.
  • Nguyên sinh địa.
  • Tang ký sinh.
  • Bạch thược.
  • Ngưu tất.

Cách thực hiện và liều dùng: 

  • Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi/ấm, thêm nước và sắc trong 4 giờ.
  • Chia làm 2 lần uống mỗi ngày, uống sau khi ăn.
Huyết áp cao uống hà thủ ô cần theo đơn của bác sĩ
Huyết áp cao uống hà thủ ô cần theo đơn của bác sĩ

3. Bài thuốc dân gian giúp ổn định huyết áp

Cháo hà thủ ô là một bài thuốc dân gian có tác dụng phòng ngừa các bệnh tim mạch, ổn định huyết áp, cải thiện bệnh tình cho bệnh nhân cao huyết áp.

Cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 

  • Hà thủ ô: 60g.
  • Gạo tẻ: 100g.
  • Táo tàu khô: 3 quả.
  • Đường phèn: 10g.

Cách thực hiện và sử dụng:

  • Sắc hà thủ ô rồi lấy nước cốt, bỏ bã.
  • Táo tàu khô bổ đôi, bỏ hạt.
  • Cho gạo tẻ, táo tàu cùng đường phèn vào nồi nước cốt hà thủ ô để nấu thành cháo.

Lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng và thời điểm dùng cháo tùy thuộc theo tình trạng bệnh nhân.

Một số lưu ý khi sử dụng hà thủ ô cho bệnh nhân huyết áp cao

Để đảm bảo việc sử dụng hà thủ ô an toàn đi kèm hiệu quả vào để hỗ trợ trị và ngừa bệnh cao huyết áp, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Là một loại cây có độc tính nếu sơ chế không đúng cách, do đó việc tìm nguồn dược liệu khi dùng cần được quan tâm. Hãy chọn mua hà thủ ô tại những hiệu thuốc hoặc nhà cung cấp uy tín, không sử dụng trực tiếp hà thủ ô tươi.
  • Trong quá trình sử dụng, tùy theo cơ địa mà người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Tỳ vị khó chịu, buồn nôn, có triệu chứng chán ăn, đau bụng hoặc tiêu chảy,… Tùy theo tình trạng phản ứng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ thay đổi đơn thuốc hoặc liều dùng.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi uống hà thủ ô hoặc dùng các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này, tuyệt đối không tự ý dùng. Nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng hà thủ ô, cơ thể và sức khỏe bệnh nhân có thể xuất hiện hiện tượng hoặc các bệnh như: Viêm thận, nhiễm độc gan, mất nước trầm trọng và viêm đường tiết niệu kèm triệu chứng tiểu ra máu, hệ thần kinh ngoại vi suy yếu gây tê bì tay chân, cơ bắp bị teo, viêm da,… Lúc này cần liên hệ và thăm khám bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Không nên uống, ăn hoặc sử dụng chế phẩm từ hà thủ ô trước 7 giờ sáng, đặc biệt khi bạn chưa ăn sáng vì điều này có thể gây ra hiện tượng kích thích đường ruột, làm hại hệ tiêu hóa.
  • Trong quá trình sử dụng các bài thuốc được kê đơn chứa hà thủ ô, bệnh nhân cần kiêng những loại thực phẩm, gia vị có tính cay nóng, đặc biệt là ớt, gừng hay hành tây,… 
Bệnh nhân cần cẩn trọng trong sử dụng hà thủ ô
Bệnh nhân cần cẩn trọng trong sử dụng hà thủ ô

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi: “Huyết áp cao có uống được hà thủ ô không?”. Đây là một loại dược liệu được kê uống để ngăn ngừa và điều trị huyết áp cao trong Y học cổ truyền, tuy nhiên cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và không gây hại cho sức khỏe người bệnh.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cao huyết áp uống nước dừa được không

[Giải Đáp] Bệnh Nhân Huyết Áp Cao Uống Nước Dừa Được Không?

Nước dừa không chỉ là một loại thức uống giải khát mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức...

huyết áp cao có uống được hà thủ ô không

[Giải Đáp] Bệnh Nhân Huyết Áp Cao Có Uống Được Hà Thủ Ô Không?

Hà thủ ô là một loại dược liệu thường xuyên xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian và Y...

Tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn

[Giải Thích] Tại Sao Người Huyết Áp Cao Không Nên Ăn Mặn?

Tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn là thắc mắc của rất nhiều người đang gặp vấn...

Người bệnh huyết áp cao ăn được trứng không

[Giải Đáp] Người Bệnh Huyết Áp Cao Ăn Trứng Được Không?

Người bệnh huyết áp cao ăn được trứng không là vấn đề đang được nhiều người quan tâm hiện nay....

huyết áp cao nên ăn quả gì

Huyết Áp Cao Nên Ăn Quả Gì? 18 Loại Quả Cực Tốt Cho Sức Khỏe

Huyết áp cao là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Bên cạnh việc...

huyết áp cao uống trà gừng được không

[Giải Đáp] Người Bị Huyết Áp Cao Uống Trà Gừng Được Không?

Huyết áp cao là một trong nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các bệnh lý tim mạch. Do đó,...

Bị Cao Huyết Áp Có Uống Nước Chanh Được Không? [Góc Chuyên Gia]

Bị Cao Huyết Áp Có Uống Nước Chanh Được Không? [Góc Chuyên Gia]

Cao huyết áp có uống nước chanh được không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Đây là...