[Giải Đáp] Bệnh Nhân Huyết Áp Cao Có Uống Được Lá Vối Không?
Huyết áp cao là một căn bệnh tim mạch phổ biến nhưng nguy hiểm. Nhiều bệnh nhân đã tìm giải pháp chữa trị bằng những bài thuốc dân gian từ thảo mộc thiên nhiên. Trong đó, trà lá vối, nụ vối được tin có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả. Vậy người có huyết áp cao có uống được lá vối không và thức uống giải khát quen thuộc này có tác dụng gì trong hỗ trợ điều trị bệnh? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này cho những bệnh nhân cao huyết áp.
Những người bị bệnh huyết áp cao có uống được lá vối không?
Bệnh cao huyết áp thường xuất hiện khi bước sang tuổi trung niên. Hiện nay, bệnh cao huyết áp có dấu hiệu trẻ hóa và gia tăng nhanh chóng do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh của nhiều người trẻ.
Chỉ số huyết áp ổn định được duy trì ở ngưỡng: Huyết áp tâm thu dưới 120/80 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg. Khi chỉ số huyết âm thu lớn hơn 140 mmHg, tâm trương có huyết áp cao hơn 90 mmHg, đây chính là dấu hiệu bệnh huyết áp cao.
Huyết áp cao là căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây nên nhiều biến chứng cho sức khỏe như: Tai biến mạch máu não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận cấp,… Nếu để bệnh huyết áp cao không được hỗ trợ khắc phục kịp thời mà duy trì trong thời gian lâu dài thì các biến chứng sẽ ngày càng nguy hiểm.
Do đó, cách để điều trị huyết cao chính là hạ chỉ số huyết áp và ngăn chặn dấu hiệu các biến chứng trong thời gian ngắn nhất. Nước lá vối từ lâu được coi là một bài thuốc dân gian hữu ích cho bệnh nhân huyết áp cao.
Tuy nhiên, liệu phương pháp này có thực sự an toàn và mang đến kết quả tốt không? Người mắc bệnh huyết áp cao có uống được lá vối không? Dưới đây là giải đáp chi tiết từ các chuyên gia.
Tác dụng của trà lá vối với sức khỏe
Để giải đáp liệu người bệnh huyết áp cao có uống được lá vối không, đầu tiên cần tìm hiểu về loại thực vật này và công dụng của nó đối với sức khỏe.
Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ sim và là một loại thực vật phổ biến ở vùng nhiệt đới. Cây thường cao khoảng 5 – 6 m và có đường kính thân lên đến 50 cm. Lá vối tươi dai cứng, có 2 loại lá: Lá với nếp và lá vối tẻ (thường lớn hơn lá nếp). Hoa vối gần như không có cuống và có màu trắng hoặc xanh lục nhạt. Quả vối có hình trứng với đường kính khoảng 7 – 12mm, khi chín chuyển sang màu tím đậm.
Ở nước ta, vối xuất hiện nhiều ở miền Bắc. Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu và tính mát nên thường được dùng để nấu lấy nước uống giải khát vào mùa hè ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhất là khu vực nông thôn.
Một số tác dụng cụ thể của của nước lá vối đối với sức khỏe gồm:
- Chống oxy hóa: Chất tanin có tác dụng chống oxy hóa vô cùng tốt, đồng thời có thể phản ứng để tổng hợp nên nhiều khoáng chất, vi chất có lợi cho sức khỏe. Nước lá vối còn chứa một số chất kháng sinh tự nhiên có thể tham gia tạo nên rào bảo vệ sức khỏe, giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa viêm đại tràng: Lá vối từ xưa đã được coi là một thảo dược hỗ trợ chữa đầy bụng khó tiêu. Lá vối tươi có nhiều dưỡng chất tốt và có tác dụng kích thích thèm ăn và hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Hoạt chất tanin còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng nhờ tính kháng khuẩn lành tính.
- Lợi tiểu, giải khát và hỗ trợ bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ: Hoạt chất tanin và các vitamin có trong lá vối giúp thải độc gan thận hiệu quả hơn, giúp lợi tiểu và giải khát hiệu quả. Từ đó, uống nước lá vối sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hoặc hỗ trợ giảm triệu chứng gan nhiễm mỡ.
- Hỗ trợ phòng chống và cải thiện bệnh gout: Đông y và một số nghiên cứu đã chỉ ra công dụng của uống nước lá vối tươi mỗi ngày trong việc hỗ trợ tiêu tan một lượng axit uric đáng kể trong cơ thể, từ đó hạn chế nguy cơ bệnh gout và hỗ trợ giảm triệu chứng cho bệnh nhân gout.
- Hỗ trợ trị bệnh tiểu đường: Nước lá vối cũng có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh tiểu đường.
- Sát khuẩn, giảm ngứa và hỗ trợ trị các bệnh về da: Nhiều người sử dụng nước lá vối để tắm, gội đầu và đắp lên những vùng da nổi mẩn đỏ vì công dụng sát khuẩn tốt của lá vối. Đông y cũng sử dụng lá vối đắp vào những vết bỏng da hoặc dùng hỗ trợ điều trị một số căn bệnh ngoài da.
[pr_middle_post]
Bệnh nhân cao huyết áp có uống được lá vối không?
Theo Đông y từ xưa, nước trà lá vối có nhiều công dụng đối với sức khỏe: Kiện tỳ, kích thích ngon miệng và tiêu hóa, trợ giúp chữa bỏng và các bệnh về da, hỗ trợ trị viêm gan, lợi tiểu và hỗ trợ hạ huyết áp, bảo vệ tim mạch.
Nền y học hiện đại cũng đã nghiên cứu, phát hiện và công nhận nhiều công dụng của loài thực vật này như: Hạ đường huyết, chống oxy hóa, chống xơ vữa động mạch và bảo vệ tim mạch,…
Những nhà khoa học Brazil đã thử nghiệm chất hydroalcoholic được chiết xuất từ lá vối lên chuột mắc chứng huyết áp cao và phát hiện đặc tính hạ huyết áp cùng tác dụng lợi tiểu của dược thảo này. Chính phủ nước này thậm chí đã xây dựng và ban hành chương trình bảo tồn các cây thuốc quý tự nhiên trong đó có cây vối.
Như vậy, cả Đông y và Tây y đều công nhận công dụng hỗ trợ chữa bệnh của cây vối đối với bệnh cao huyết áp. Do đó, người bệnh cao huyết áp hoàn toàn có thể uống nước trà hãm từ lá vối, quả vối, nụ vối. Người bệnh có thể sử dụng thức uống này có thể sử dụng như một loại nước giải khát, thanh nhiệt khi nắng nóng.
Bài thuốc dân gian uống lá vối để hỗ trợ điều trị huyết áp cao
Về vấn đề người bị cao huyết áp có uống được lá vối không, mọi đối tượng đều có thể uống nước lá vối. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiện nay lá vối chưa được chỉ định như một loại thuốc hay dược liệu có tác dụng chữa bệnh. Vì vậy, nếu bạn bị tăng huyết áp hay bệnh huyết áp cao kéo dài, hãy đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán và nhận những tư vấn cụ thể từ bác sĩ, không tự ý điều trị tại nhà bằng nước lá vối.
Thay vì sử dụng như một loại thuốc điều trị bệnh, bạn vẫn có thể dùng lá vối nấu nước uống, vừa giải khát mùa hè, vừa hỗ trợ hạ huyết áp một cách hiệu quả nếu sử dụng đúng chuẩn, đúng liều lượng an toàn.
Bạn có thể nấu nước từ lá vối khô hoặc tươi đều được. Bí quyết của ông bà ta là ủ lá vối trước khoảng vài ngày, sau đó lấy lá ra phơi dịu để ngả sang màu vàng đen đều nhau, như vậy sau khi hãm lấy nước uống sẽ thơm ngon hơn.
Thực tế, quá trình ủ lá vối sẽ giúp phát huy tác dụng của các men oxy hoá vốn sẵn có trong lá vối. Trong đó, chất tanin sẽ biến đổi một phần và kéo theo hàng loạt phản ứng sinh hoá để tạo thành các hợp chất có lợi cho sức khỏe, giúp nước lá vối có dược tính tốt hơn.
Bạn có thể tham khảo hai cách ủ lá vối đúng chuẩn nhất sau:
- Cách 1: Thái nhỏ lá vối và rửa sạch cho hết nhựa. Sau đó cho lá vối đã ráo khô vào thùng, thủng, sọt, bồ hoặc bao tải,… rồi phủ rơm rạ khô lên trên. Để 2 – 3 ngày cho đến khi lá chuyển màu vàng đen đều thì lấy ra rửa sạch lại lần nữa và phơi khô.
- Cách 2: Cho nụ hoặc lá vối vào bao tải, sau đó buộc kín và ngâm nước. Sau khoảng 48 tiếng thì vớt lên, lấy lá/nụ vối ra và phơi dưới nắng đến khi gần khô thì tiếp tục ủ lần 2 trong khoảng 6 tiếng. Sau đó, đưa ra phơi cho lá với khô hẳn thì đưa vào bảo quản kín để dùng dần.
Ngoài ra, đối với những bệnh nhân huyết áp cao có thể sử dụng bài thuốc dân gian Đông Y từ quả vối khô để hỗ trợ giảm triệu chứng của huyết áp cao như sau:
- Chuẩn bị: 10g quả vối khô, 10g hoa hòe, 10g cát căn.
- Thực hiện: Sắc các nguyên liệu cùng 3 bát nước để lấy nước uống mỗi ngày.
Tuy nhiên, việc sử dụng bài thuốc dân gian cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y để thực hiện đúng cách và liều lượng tùy theo tình trạng bệnh tình của mỗi người.
Một số lưu ý khi sử dụng lá vối cho bệnh nhân huyết áp cao
Nước từ cây vối mang đến nhiều lợi ích và người huyết áp cao hoàn toàn có thể uống loại nước này thường xuyên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe và hỗ trợ trị bệnh hiệu quả nhất, bệnh nhân cao huyết áp cần lưu ý những điều sau đây:
- Hạn chế uống khi đang đói: Nước hãm từ lá hay nụ vối có tác động lên tỳ vị, kích thích nhu động ruột hoạt động mạnh mẽ hơn, do đó sau khi uống dễ gây ra cảm giác thèm ăn. Khi uống nước lá vối lúc đói sẽ gây khó chịu dạ dày, mất năng lượng nhanh và lâu dài có thể gây bệnh đau dạ dày ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc.
- Không nên lạm dụng nước lá vối: Nước lá vối có hương thơm ngọt, tính mát khiến loại nước uống này rất được yêu thích vào mùa hè để hạ nhiệt, thanh độc. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì có thể dẫn đến hiện tượng cản trở khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. Nên pha loãng nước vối khi uống, không nên sử dụng nước nấu quá đặc.
- Tư vấn y khoa nếu muốn dùng nước vối khi đang điều trị bệnh: Những người có bệnh lý, đang điều trị bệnh bằng thuốc hoặc các liệu pháp y học, nếu muốn uống nước lá vối để hỗ trợ hạ huyết áp hay hỗ trợ chữa bệnh khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh việc xung đột giữa hoạt chất trong nước lá vối và thành phần của thuốc điều trị đang uống.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “huyết áp cao có uống được lá vối không?”. Bệnh nhân huyết áp cao có thể yên tâm sử dụng nước hãm từ loài thực vật này, tuy nhiên cần sử dụng đúng cách và có sự tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo hiệu quả và sự an toàn cho sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!