[Giải Đáp] Huyết Áp Cao Có Uống Được Sâm Không?

Hiện nay số người bị huyết áp cao đang tăng lên đáng kể, nếu không được can thiệp, chứng bệnh này có thể gây ra nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt. Nhận thức được điều đó, nhiều người tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện bệnh. Vậy người huyết áp cao có uống được sâm không, câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Huyết áp cao có uống được sâm không?

Huyết áp cao là bệnh lý thường gặp, xuất hiện do nhiều nguyên nhân như sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn uống thừa chất dinh dưỡng, lười vận động, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá. Biết được những nguy hiểm tiềm ẩn khi bị huyết áp cao, người ta thường tìm cách cải thiện bằng thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các loại dược liệu quý. Trong số các dược liệu phổ biến hiện nay, nhân sâm được cho là có hiệu quả đối với nhiều chứng bệnh, tốt cho sức khỏe. Vậy người huyết áp cao có uống được sâm không?

Huyết áp cao có uống được sâm không
Huyết áp cao có uống được sâm không

Có rất nhiều quan điểm được đưa ra cho vấn đề này, nhiều người cho rằng dùng nhân sâm có thể làm huyết áp tăng cao, một số khác lại khẳng định nhân sâm có khả năng điều hòa và ổn định huyết áp. Thực tế, người bị cao huyết áp có thể dùng được nhân sâm nhưng cần dùng đúng cách.

Nhân sâm có tác dụng dược lý phong phú như làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương, tăng khả năng tập trung, chống tình trạng mệt mỏi, giảm lo âu, tăng tạo máu, bảo vệ tế bào gan và thận. Bên cạnh đó, loại dược liệu này cũng cải thiện co bóp tim, tăng cường lưu thông máu, làm giảm mỡ máu và đường huyết, tránh tình trạng xơ vữa động mạch và ức chế ngưng tập kết tiểu cầu. Những tác dụng này đều có tác động tích cực đến tình hình sức khỏe nói chung và những người bị cao huyết áp nói riêng. Đặc biệt phải kể đến khả năng tăng cường lưu thông huyết mạch, giảm mỡ máu, giảm đường máu vì chúng có ích cho việc điều hòa và phòng tránh bệnh cao huyết áp.

Một trong những câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi huyết áp cao có uống được nhân sâm không đó là thông qua kết quả của cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi bác sĩ Yomamoto – Nhật Bản trên 316 đối tượng. Trong số đó có 74 người bị bệnh tăng huyết áp, 35 người bị huyết áp thấp và 207 người có huyết áp ổn định. Bác sĩ tiến hành cho các đối tượng này dùng hồng sâm 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 3 – 6g và liên tục trong 2 tháng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy người có huyết áp ổn định không bị ảnh hưởng, riêng với người có huyết áp cao sẽ bị giảm huyết áp và tăng huyết áp ở người có huyết áp thấp. Điều này càng khẳng định rằng hồng sâm có thể điều hòa huyết áp, do đó người bị huyết áp cao có thể dùng sâm để cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, một số nghiên cứu ở Trung Quốc và Hàn Quốc cũng cho ra kết quả tương tự, tuy nhiên người bệnh cần dùng đúng cách và tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Sâm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe
Sâm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Cách dùng sâm khi bị huyết áp cao

Như đã nói ở trên, nhân sâm nói chung và hồng sâm nói riêng có thể ổn định và điều hòa huyết áp, tuy nhiên bạn không nên dùng tùy tiện vì có thể gây nên một số tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Hồng sâm là một dạng của nhân sâm, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như: Loại bỏ cholesterol và triglycerid trong máu, giúp tim mạch khỏe mạnh và huyết áp ổn định, làm giảm các chất Alloxan, Streptozotocin – một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết, từ đó phòng tránh được bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hồng sâm còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư, làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư, đồng thời đẩy lùi quá trình lão hóa, tăng khả năng ghi nhớ và giảm stress.

Bạn có thể dùng hồng sâm hàng ngày để cải thiện sức khỏe với liều lượng 2 – 6g/lần và dùng trong vòng 2 tháng. Ngoài những cách dùng thông thường như ngâm mật ong, hãm trà hoặc ngâm rượu, bạn có thể dùng các chế phẩm từ hồng sâm như cao hồng sâm, kẹo hồng sâm hoặc hồng sâm củ khô.

[pr_middle_post]

Cách dùng cao hồng sâm cho người bị cao huyết áp

Mỗi ngày người bệnh dùng 1 – 2 thìa cao, pha cùng 80 – 100ml nước ấm, có thể cho thêm một chút mật ong để dễ uống hơn. Khi dùng cao hồng sâm, tùy từng trường hợp khác nhau, bạn cần chú ý:

Đối với người bị cao huyết áp:

  • Không nên dùng cao hồng sâm gần với thời gian dùng thuốc hạ huyết áp.
  • Bạn nên dùng hồng sâm vào buổi sáng hoặc chiều, tuyệt đối không được dùng vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ hoặc xảy ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để có sự điều chỉnh liều lượng phù hợp.
  • Trong suốt thời gian sử dụng hồng sâm, bạn nên duy trì chế độ ăn nhạt và bổ sung thêm sữa đậu nành để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt nhất.
Cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để có sự điều chỉnh liều lượng phù hợp
Cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để có sự điều chỉnh liều lượng phù hợp

Người bị huyết áp thấp:

  • Dùng vào sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút.
  • Không sử dụng sâm khi đói vì có thể dẫn đến nguy cơ tụt huyết áp.
  • Khi mới bắt đầu dùng cao sâm, bạn chỉ nên dùng 1 thìa, sau khi quen mới tăng liều lượng lên 2 thìa.
  • Kiên trì dùng trong khoảng 2 – 3 tháng để tình trạng bệnh được cải thiện.

Cách dùng hồng sâm củ khô cho người bị cao huyết áp

Hồng sâm củ khô là dạng sâm rất phổ biến ở Việt Nam. Loại sâm này có lượng Saponin gấp đôi so với sâm tươi, thường có tính ôn và phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt có tác dụng tốt đối với người cao huyết áp. Để có thể điều hòa và ổn định huyết áp, bạn có thể sử dụng một trong 2 cách sau:

Hồng sâm củ dùng trực tiếp:

  • Bạn thái sâm thành lát thật mỏng, sau đó hấp lên và cho vào ngậm.
  • Ngậm miếng sâm đến khi mềm thì nuốt dần.
  • Mỗi ngày người bệnh nên dùng khoảng 3 – 4 lát, chia thành 3 – 4 lần dùng.

Dùng hồng sâm củ khô để hãm trà:

  • Bạn đem hồng sâm thái thật mỏng thành từng lát.
  • Cho khoảng 2 – 4g hồng sâm củ khô vào ấm.
  • Bạn đổ nước sôi để hãm trong khoảng 5 – 10 phút rồi sử dụng như nước trà hàng ngày.

Những lưu ý khi dùng sâm cho người bị huyết áp cao

Hiện nay có rất nhiều loại sâm khác nhau trên thị trường như: Sâm Hàn Quốc, sâm Trung Quốc, sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật Bản. Riêng ở Việt Nam có sâm Ngọc Linh được xem là “Quốc bảo” của người Việt. Bên cạnh đó, các loại sâm cũng chia thành các dạng rất phong phú như sâm tươi, sâm khô, cao sâm, rượu sâm. Do đó, bạn cần chú ý một số vấn đề sau trong quá trình dùng sâm cho người bị huyết áp cao:

Những lưu ý khi dùng sâm cho người bị huyết áp cao
Những lưu ý khi dùng sâm cho người bị huyết áp cao
  • Trước khi dùng sâm, cần thăm khám tình hình sức khỏe, kiểm tra huyết áp của bản thân để có thể dùng đúng liều lượng.
  • Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều sâm giả, kém chất lượng. Nếu bạn dùng những sản phẩm này không những không cải thiện tình trạng bệnh mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy nên tìm mua sâm ở những địa chỉ uy tín, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Chọn loại sâm phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của bản thân để đảm bảo an toàn nhất.
  • Không nên lạm dụng sâm, dùng quá nhiều với liều lượng cao, có thể khiến bạn bị rối loạn nhịp tim và một số nguy hiểm khác.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn rằng bạn có thể dùng dùng nhân sâm mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Không được dùng nhân sâm trong các trường hợp: Đau bụng, khó ngủ, người bị viêm loét bao từ, đau bao tử, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dưới 14 tuổi, người bị các bệnh ho ra máu, lao phổi, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật,….
  • Trước khi sử dụng sâm, bạn nên vận động, tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ việc dùng sâm đạt kết quả cao nhất.
  • Để tăng hiệu quả dùng sâm, nên dùng sau khi ăn khoảng 15 – 20 phút.
  • Khi dùng nhân sâm, không nên uống cùng trà hoặc củ cải, ngũ linh chi, lilu,…

Đối với câu hỏi người bị huyết áp cao có uống được sâm không, câu trả lời là có, tuy nhiên bạn cần dùng đúng liều lượng, đúng cách và tham khảo bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tăng hiệu quả cải thiện bệnh. Những người bị huyết áp cao, bên cạnh việc dùng nhân sâm có thể tìm đến các loại thuốc, thực phẩm khác để tăng cường sức khỏe, chú ý ăn nhiều rau, hạn chế ăn thịt, đồ ngọt. Đặc biệt người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm rõ tình trạng của bản thân.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cao huyết áp uống nước dừa được không

[Giải Đáp] Bệnh Nhân Huyết Áp Cao Uống Nước Dừa Được Không?

Nước dừa không chỉ là một loại thức uống giải khát mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức...

huyết áp cao có uống được hà thủ ô không

[Giải Đáp] Bệnh Nhân Huyết Áp Cao Có Uống Được Hà Thủ Ô Không?

Hà thủ ô là một loại dược liệu thường xuyên xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian và Y...

Tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn

[Giải Thích] Tại Sao Người Huyết Áp Cao Không Nên Ăn Mặn?

Tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn là thắc mắc của rất nhiều người đang gặp vấn...

huyết áp cao nên ăn quả gì

Huyết Áp Cao Nên Ăn Quả Gì? 18 Loại Quả Cực Tốt Cho Sức Khỏe

Huyết áp cao là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Bên cạnh việc...

huyết áp cao uống trà gừng được không

[Giải Đáp] Người Bị Huyết Áp Cao Uống Trà Gừng Được Không?

Huyết áp cao là một trong nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các bệnh lý tim mạch. Do đó,...

Bị Cao Huyết Áp Có Uống Nước Chanh Được Không? [Góc Chuyên Gia]

Bị Cao Huyết Áp Có Uống Nước Chanh Được Không? [Góc Chuyên Gia]

Cao huyết áp có uống nước chanh được không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Đây là...