[Giải Đáp] Người Bị Huyết Áp Cao Uống Trà Gừng Được Không?

Huyết áp cao là một trong nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các bệnh lý tim mạch. Do đó, việc kiểm soát huyết áp ở mức ổn định là một điều vô cùng quan trọng. Gừng là một loại gia vị quen thuộc tốt cho sức khỏe trong đó có công dụng điều chỉnh huyết áp, tuy nhiên nhiều người phân vân: Người bị huyết áp cao uống trà gừng được không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này để quý bạn đọc tham khảo.

Bệnh nhân huyết áp cao uống trà gừng được không?

Bệnh nhân huyết áp cao thường có một trong những triệu chứng gồm: Huyết áp tâm thu cao trên mức 130 mmHg, huyết áp tâm trương cao trên mức 80 mmHg hoặc cả hai chỉ số đều vượt quá mức cho phép.

Huyết áp cao là căn bệnh tim mạch nguy hiểm
Huyết áp cao là căn bệnh tim mạch nguy hiểm

Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ phổ biến của nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khoẻ như: Bệnh tim mạch vành, suy tim hoặc nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ não,…

Có nhiều cách để kiểm soát huyết áp bao gồm: Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt,… Trong đó, các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thảo mộc và gia vị như: Húng quế, tỏi, quế, gừng,… trong bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ ổn định huyết áp.

Trong đó, gừng là một loại gia vị quen thuộc, cũng là một vị thuốc rất linh hoạt được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian và có thể dễ dàng kết hợp vào nhiều món ăn. Trà gừng được sử dụng như một thức uống dưỡng sinh và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đồng thời hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Uống trà gừng cũng tác động đến mức huyết áp, tuy nhiên liệu huyết áp cao uống trà gừng được không? Bệnh nhân bị cao huyết áp nên uống trà gừng nóng hay lạnh, uống lúc nào và như thế nào?

Một số công dụng trà gừng mang đến cho sức khỏe

Gừng là một dược liệu thảo mộc được sử dụng dưới nhiều hình thức trong y học cổ truyền từ nhiều thế kỷ trước cho đến tận ngày nay. Trong Đông y, đây là một vị thuốc tính ấm, được sử dụng phổ biến nhất cho các chứng bệnh của Tỳ vị, hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời còn có tác dụng bổ khí huyết, chống cảm cúm, cảm lạnh.

Y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu về gừng và ứng dụng các hoạt chất chiết xuất từ loại thảo mộc này vào các sản phẩm y dược phẩm. Các nhà khoa học đã xác định trong gừng chứa các hoạt chất có tính chống viêm, chống oxy hóa và những công dụng tốt cho sức khỏe như: Gingerol, Shogaol, Paradol và Zingerone,…

Một số tác dụng của trà gừng cho sức khỏe bao gồm:

  • Làm ấm cơ thể và giải cảm: Sau khi đi ngoài trời lạnh, nhiệt độ hạ thấp có thể làm ấm người nhanh chóng với một cốc trà gừng ấm, hỗ trợ ngăn ngừa cảm lạnh. Đồng thời trà gừng còn giúp cơ thể chống lại virus hợp bào hô hấp – tác nhân của một số bệnh liên quan đến đường hô hấp bao gồm cảm cúm, sốt virus,… nhờ đó giải cảm nhanh và hiệu quả.
  • Trị ho: Không chỉ có tính ấm, chất Gingerol trong gừng còn có tác dụng kháng viêm, tiêu đờm và trị ho, ngăn ngừa các bệnh: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp,…
  • Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng: Trà gừng giúp giảm cảm giác buồn nôn, đặc biệt là khi say tàu xe, đồng thời kích thích dạ dày hoạt động và hấp thu dưỡng chất tốt hơn, giúp tăng cường sức khỏe và hệ thống miễn dịch.
  • Giảm đau và bổ trợ não: Với thành phần Paradol có tác dụng giảm đau, an thần nhẹ, gừng có tác dụng giảm cơ đau, chống viêm, ngoài ra cũng có công dụng hỗ trợ chức năng não, giúp có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Hỗ trợ giảm cân: Trà gừng được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng nhờ tác dụng tăng cường quá trình phân hủy mỡ, đồng thời hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng tốt và giảm hấp thụ chất béo, tạo cảm giác no và hạn chế thèm ăn để cơ thể giảm béo an toàn, nhanh chóng.
  • Chăm sóc sức khỏe tim mạch: Tăng cường lưu thông máu, điều hòa đường huyết, hôc trợ tan máu đông, giảm lượng Cholesterol xấu trong máu,…

[pr_middle_post]

Gừng là loại gia vị có nhiều công dụng tuyệt vời
Gừng là loại gia vị có nhiều công dụng tuyệt vời

Những bệnh nhân cao huyết áp có uống được trà gừng không?

Như vậy, gừng có công dụng tuyệt vời đối với hệ tim mạch và trà gừng từ lâu đã được sử dụng để tăng tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp và kiểm soát lượng Cholesterol. Tuy nhiên, trà gừng điều hòa huyết áp như thế nào: tăng hay giảm? Liệu người bị huyết áp cao uống trà gừng được không?

Các nhà khoa học đã từng thực hiện một số nghiên cứu trên cả người và động và nhận thấy gừng hoạt động như một hợp chất chẹn kênh canxi và chất tự nhiên ức chế ACE. Có thể bạn không biết: Ức chế men chuyển hay chẹn kênh canxi đều là những loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân cao huyết áp. Như vậy, tiêu thụ gừng có thể làm hạ mức huyết áp nếu sử dụng đúng cách.

Một nghiên cứu trên 4.000 người đã được các nhà nghiên cứu thực hiện và cho kết quả: Những người tiêu thụ nhiều gừng nhất từ 2 – 4g mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao thấp nhất. Như vậy, người bình thường nên sử dụng khoảng 2 – 4g gừng/ngày để ổn định huyết áp và hạn chế nguy cơ bệnh lý tim mạch.

Tuy nhiên, đối với những người bị cao huyết áp, việc sử dụng gừng hay uống trà gừng đúng cách không thể dựa trên liều lượng trên. Gừng có tác dụng ổn định huyết áp nhưng khi uống trà gừng ngay thời điểm cơn huyết áp lên cao thì cực kỳ nguy hiểm. Trà gừng nóng sẽ làm giãn mạch máu, kết hợp huyết áp tăng cao thậm chí có thể gây đứt vỡ mạch máu, gây nên nguy cơ gặp tai biến cực kỳ nguy hiểm đối với tính mạng.

Như vậy, về câu hỏi “bệnh nhân huyết áp cao uống trà gừng được không”, câu trả lời là CÓ vào những thời điểm mức huyết áp ở bình thường để hỗ trợ duy trì và ổn định huyết áp, bổ trợ hệ tim mạch và không nên dùng quá 4g/ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không uống trà gừng hay sử dụng gừng khi huyết áp tăng cao.

Huyết áp cao uống trà gừng được không? CÓ
Huyết áp cao uống trà gừng được không? CÓ

3 bài thuốc dân gian với gừng để hỗ trợ trị bệnh huyết áp cao

Có nhiều cách sử dụng trà gừng để hỗ trợ kiểm soát huyết áp và điều hòa lượng Cholesterol trong máu, bảo vệ tim mạch hiệu quả. Dưới đây là 3 công thức trà gừng kết hợp các thảo mộc, hoa quả khác để tăng cường công dụng tốt cho sức khỏe mà bệnh nhân cao huyết áp có thể tham khảo:

1. Người bị huyết áp cao uống trà gừng được không? Hãy uống trà gừng – nghệ

Đây là trà gừng kết hợp nghệ – một gia vị và thảo mộc giàu Curcumin có tác dụng giúp thư giãn mạch máu và hỗ trợ bảo vệ tim khỏi những tổn thương liên quan tới huyết áp cao.

Nguyên liệu:

  • 1 túi lọc trà xanh hoặc 1 lượng vừa đủ trà khô.
  • 1 thìa nước ép gừng tươi.
  • 1/4 thìa bột nghệ khô.
  • 1/2 thìa mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Hãm một cốc trà xanh với lượng nước vừa đủ ở nhiệt độ 60 – 70 độ C, lọc bỏ bã trà nếu sử dụng lá trà khô.
  • Thêm nước ép gừng và bột nghệ vào khuấy đều.
  • Cho thêm mật ong nguyên chất để tăng mùi vị và hương thơm giúp trà thơm ngon, dễ uống hơn.
  • Uống 1 cốc trà gừng nghệ mỗi ngày vào điểm huyết áp thấp nhất hoặc đang ổn định.

2. Nước ép gừng cùng cần tây, củ cải đường và táo

Loại thức uống này chứa củ cải đường có tác dụng kích thích sản sinh Oxit Nitric – một chất giúp thư giãn các mạch máu. Đồng thời bổ sung Kali  từ cần tây hỗ trợ loại bỏ natri dư thừa ra khỏi cơ thể. Gừng kết hợp táo chứa chất Quercetin có hoạt tính chống cao huyết áp sẽ giúp điều hòa huyết áp hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 1 miếng gừng tươi (khoảng 1cm).
  • 1 củ cải đường tươi.
  • 1/2 – 1 quả táo.
  • 3 – 4 nhánh cần tây.

Cách thực hiện:

  • Cạo vỏ gừng, gọt vỏ củ cải đường và táo, rửa sạch cần tây.
  • Cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế vào máy xay nhuyễn và lọc bỏ bã rồi lấy nước ép hoặc sử dụng máy ép chuyên dụng.
  • Đây là liều lượng đủ cho 1 người 1 ngày, nên sử dụng hàng ngày và bảo quản mát sẽ dễ uống hơn.
Có đa dạng thức uống tốt cho tim mạch từ gừng
Có đa dạng thức uống tốt cho tim mạch từ gừng

3. Điều hòa huyết áp với trà gừng và thảo quả

Thảo quả có tác dụng tuyệt vời trong chống huyết áp cao, khi kết hợp với gừng sẽ mang lại hiệu quả kiểm soát và ổn định huyết áp nhanh và tốt hơn.

Nguyên liệu:

  • 1 thìa vỏ thảo quả đã nghiền nát.
  • 2 – 3 thìa gừng tươi xay nhuyễn.
  • 1 thìa trà đen khô.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả các thành phần trên cùng một cốc nước vào nồi/ấm và đun sôi.
  • Lọc bỏ bã trà và có thể thêm vị ngọt với một thìa mật ong nguyên chất.
  • Nên uống hàng ngày và 1 cốc/ngày/người. Chú ý mức huyết áp khi uống nên ở mức ổn định nhất.

Một số lưu ý khi sử dụng trà gừng hạ huyết áp cho bệnh nhân

Để kiểm soát và điều hòa huyết áp, bệnh nhân cần kết hợp sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ và chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Gừng và một số loại gia vị quen thuộc từ nhà bếp có thể hỗ trợ ổn định tình trạng bệnh và bảo vệ tim mạch. Việc bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày được các chuyên gia khuyến nghị áp dụng cho người bị cao huyết áp.

Uống trà gừng tốt cho sức khỏe, đồng thời có tác dụng bổ trợ tim mạch, hỗ trợ điều chỉnh huyết áp. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách và nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Bệnh nhân bị huyết áp cao khi sử dụng loại thức uống này lưu ý những điểm sau:

  • Không uống hay ăn quá 4 – 5g gừng tươi/ngày, đặc biệt nếu sử dụng tinh chất gừng đã cô đặc cần hạ liều lượng để tránh đầy hơi, ợ nóng hoặc tích nhiệt.
  • Bệnh nhân mắc chứng rối loạn đông máu, đặc biệt là loãng máu không nên uống trà gừng.
  • Bệnh nhân cao huyết áp đang sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng gừng, không dùng trà gừng gần thời điểm uống thuốc hạ huyết áp để tránh huyết áp hạ xuống mức quá thấp.
  • Nên uống trà gừng ấm, tối đa 3 cốc trà/ngày để giảm viêm, trị cảm, làm ấm người vào mùa đông, giảm đau bụng hành kinh cho nữ,…
  • Đối với những bệnh nhân có bệnh lý nặng, những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em nên tham khảo ý kiến chuyên gia về liều dùng và cách dùng cụ thể.
  • Thời điểm tốt nhất để ăn gừng hoặc uống trà gừng trong ngày là sau khi ngủ dậy hoặc trước khi dùng bữa để kích thích vị giác, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ.
Hãy luôn tham khảo trước ý kiến bác sĩ
Hãy luôn tham khảo trước ý kiến bác sĩ

Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi: Người bị huyết áp cao uống trà gừng được không? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bệnh nhân cao huyết áp biết cách sử dụng đúng liều lượng và phương áp loại thức uống tốt cho sức khỏe này để hỗ trợ tim mạch hoạt động tốt, ổn định.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nattokinase 2000fu Orihiro - Sản phẩm ổn định huyết áp của Nhật rất được ưa chuộng

TOP 3 Loại Thuốc Ổn Định Huyết Áp Của Nhật Bản Được Tin Dùng

Các dòng thuốc ổn định huyết áp của Nhật Bản luôn được ưa chuộng rất nhiều tại thị trường châu...

lá tía tô có làm tăng huyết áp không

Lá Tía Tô Có Làm Tăng Huyết Áp Không? [Giải Đáp Chi Tiết]

Tía tô là một trong những loại thảo dược xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian lâu đời và...

cao huyết áp uống nước dừa được không

[Giải Đáp] Bệnh Nhân Huyết Áp Cao Uống Nước Dừa Được Không?

Nước dừa không chỉ là một loại thức uống giải khát mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức...

huyết áp cao có uống được hà thủ ô không

[Giải Đáp] Bệnh Nhân Huyết Áp Cao Có Uống Được Hà Thủ Ô Không?

Hà thủ ô là một loại dược liệu thường xuyên xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian và Y...

Huyết Áp Cao Có Uống Được Hoạt Huyết Dưỡng Não Không? Giải Đáp 

Huyết Áp Cao Có Uống Được Hoạt Huyết Dưỡng Não Không? Giải Đáp 

Hoạt huyết dưỡng não là thuốc bổ não được chiết xuất từ 100% thành phần thiên nhiên với công dụng...

Tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn

[Giải Thích] Tại Sao Người Huyết Áp Cao Không Nên Ăn Mặn?

Tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn là thắc mắc của rất nhiều người đang gặp vấn...

huyết áp cao uống trà gừng được không

[Giải Đáp] Người Bị Huyết Áp Cao Uống Trà Gừng Được Không?

Huyết áp cao là một trong nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các bệnh lý tim mạch. Do đó,...